Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

Mộc Châu là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, có tọa

độ địa lý là: 20o40’ - 21o07’ vĩ Bắc, 104o26’ - 105o5’ kinh độ Đông, địa hình

nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và tạo thành hướng chảy chính cho sông

suốí, địa hình của huyện bị chia cắt do có nhiều vùng núi cao hiểm trở cùng nhiều

thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1.050m so với mực nước biển, là một

trong 2 cao nguyên của tỉnh Sơn La và là cao nguyên đá vôi điển hình của Việt Nam; Mộc Châu hình thành 2 vùng tiểu khí hậu khác nhau (vùng cao nguyên Mộc Châu có khí hậu khá mát mẻ, vùng dọc Sông Đà có khí hậu nóng). Huyện Mộc

Châu có 13 đơn vị hành chính xã và 02 thị trấn; thị trấn Mộc Châu là trung tâm

hành chính - kinh tế - văn hoá của huyện (UBND huyện Mộc Châu, 2018).

Địa giới hành chính của huyện như sau:

Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vân Hồ- tỉnh Sơn La.

Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La.

Phía Bắc giáp huyện Phù Yên, huyện Bắc Yên-tỉnh Sơn La.

Phía Nam và Tây Nam giáp nước Lào.

Huyện Mộc Châu nằm trên trục giao thông quốc lộ 6, huyết mạch của vùng Tây Bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ - Hà Nội - Lai Châu, có gần 40 km đường biên giới với nước bạn Lào, có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập. Để tiện cho việc quản lý và phát triển kinh tế, huyện tạm

được phân ra làm 4 vùng: Vùng cao nguyên Mộc Châu, vùng vành đai cao

nguyên Mộc Châu, vùng dọc sông Đà và vùng cao biên giới (UBND huyện Mộc Châu, 2018).

Diện tích tự nhiên 1.071,698 km2, được phân bố sử dụng như sau: Đất nông nghiệp 84.234,41 ha, chiếm 78,60% diện tích đất tự nhiên

Đất phi nông nghiệp là: 5.231,55 ha chiếm 4,88% diện tích tự nhiên .

Đất chưa sử dụng là: 17.703,88 ha chiếm 16,52% diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1. Diện tích cơ cấu đất nông nghiệp năm 2017 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 84.234,41 78,60 1.1 Đất trồng lúa 2.029,27 1,89 Đất chuyên trồng lúa nước 460,37 0,43

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 26.432,82 24,66

1.3 Đất trồng cây lâu năm 5.432,74 5,07

1.4 Đất rừng phòng hộ 24.173,73 22,56

1.5 Đất rừng đặc dụng 2.208,02 2,06

1.6 Đất rừng sản xuất 23.779,92 22,19 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 117,23 0,11 1.8 Đất nông nghiệp khác 60,70 0,06 2 Đất phi nông nghiệp 5.231,55 4,88 2.1 Đất quốc phòng 407,90 0,38 2.2 Đất an ninh 2,25 0,00 2.5 Đất cụm công nghiệp 15,88 0,01

2.6 Đất thương mại, dịch vụ 0,89 0,00

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 83,38 0,08

2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản 37,02 0,03 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 2.857,56 2,67 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 3,65 0,00 2.12 Đất bãi thải xử lý chất thải 4,76 0,00 2.13 Đất ở tại nông thôn 569,43 0,53 2.14 Đất ở tại đô thị 295,59 0,28 2.15 Đất xây dựng trụ sởcơ quan 32,42 0,03 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 2,56 0,00 2.18 Đất cơ sở tôn giáo 0,07 0,00 2.19 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 328,70 0,31 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 9,15 0,01 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng 16,37 0,02 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 1,23 0,00 2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 557,94 0,52 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng 4,49 0,00 2.26 Đất phi nông nghiệp khác 0,34 0,00

3 Đất chưa sử dụng 17.703,88 16,52

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 17.693,69 16,51

3.3 Núi đá không có rừng cây 10,22 0,01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)