Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu tân thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.1.1. Tài liệu thứ cấp

Các báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Hải quan Lạng Sơn, các nghiên cứu thực hiện trước đó ở trong và ngoài nước; tài liệu trên sách báo, tạp chí và internet…

3.2.1.2. Tài liệu sơ cấp

Thực hiện lấy mẫu điều tra bằng bảng câu hỏi được thiết kế cho hai nhóm đối tượng như sau:

- Mẫu phiếu thứ nhất: gồm 60 phiếu phát ra dành cho đối tượng là các cán bộ, công chức của các cơ quan thực thi pháp luật tại cửa khẩu Tân Thanh, gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, Đồn biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, Kiểm dịch y tế tỉnh Lạng Sơn.

- Mẫu phiếu thứ hai: gồm 60 phiếu phát ra dành cho đối tượng là các tư thương, doanh nghiệp hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, gồm có:

+ Doanh nghiệp XNK nông sản: 20 phiếu, trong đó: Các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động XNK: 17 phiếu; Các doanh nghiệp là đại lý (trung gian) đứng ra làm thủ tục hoặc dịch vụ XNK: 2 phiếu; Các doanh nghiệp XNK ủy thác qua các đại lý xuất, nhập khẩu: 1 phiếu

+ Tư thương tham gia XNK nông sản: 20 phiếu.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để thu thập các tài liệu sử dụng cho nghiên cứu.

* Quá trình điểu tra được thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Thiết kế các bảng câu hỏi các chuyên gia để tìm ra các yếu tố

chủ yếu trong bảng câu hỏi điều tra.

- Bước 2: Phỏng vấn để hoàn thiện phiếu điều tra.

- Bước 3: Phát phiều điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thông qua việc tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và chuyên môn về hoạt động XNK nông sản; Lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động XNK nông sản; Các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố trước đó.

3.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụngcác chỉ tiêu: số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối, độ lệch chuẩn để nêu lên các đặc trưng cơ bản về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Để hỗ trợ việc tổng hợp phân tích tôi sử dụng phần mềm Excel bằng cách nhập các số liệu thu thập tại mẫu phiếu điều tra nêu trên, rồi tổng hợp theo các chỉ tiêu: Số bình quân, max, min, độ lệch chuẩn. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng biểu đồ radar để xác định độ lệch của hai nhóm đối tượng được hỏi ở trên. Để thực hiện việc phân tích này, tôi lượng hóa kết quả trả lời trong bảng hỏi bằng thang điểm từ 1 đến 5.Trong đó theo thứ tự, điểm 5 phản ánh mức tốt nhất, điêm 3 mức trung bình và cuối cùngđiểm 1 sẽ phản ánh mức kém nhất. Kết quả phản ánh trên cùng một yếu tố điều tra vào cùng một thời điểm (trong cùng một tháng) sẽ rơi vào các trường hợp sau:

+ Hai nhóm đối tượng được phát phiếu điều tra cho điểm khác nhau rất lớn, thể hiện tư thương, doanh nghiệp hoạt động XNK nông sản không hoặc chưa hài lòng với hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng thực thi pháp luật hoặc mức phí, giá, thời gian, cơ sở hạ tầng cho hoạt động XNK nông sản. Từ đó căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tìm ra yếu tố quan trọng cho phần đề xuất giải pháp.

+ Điểm các bên đánh giá là thấp hoặc tiệm cận với mức điểm 1, điểm 2 thể hiện các điều kiện để thúc đẩy quá trình xuất, nhập khẩu nông sản kém, cần được Nhà nước tạo điều kiện quan tâm.

- Kết quả tốt rơi vào các trường hợp:

+ Hai nhóm đối tượng được phát phiếu điều tra cho điểm tương đương nhau, thể hiện tư thương, doanh nghiệp hoạt động XNK nông sản hài lòng với hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động XNK tại cửa khẩu hoặc mức phí, giá, thời gian, cơ sở hạ tầng cho hoạt động XNK nông sản.

+ Điểm các bên đều cho cao (từ 3 đến 4 điểm) hoặc tiệm cận đến điểm tối đa điểm 5, thể hiện các điều kiện để thúc đẩy hoạt động XNK nông sản tốt.

Từ kết quả thống kê đó, chúng tôi phân tích, đánh giá các điểm còn tồn tại, hạn chế và những ưu điểm, thế mạnh trong hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh.

3.2.2.3. Phương pháp so sánh

Thực hiệnso sánh kinh nghiệm XNK nông sản của một số quốc gia trên thế giới và của các địa phương trong nước và hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

3.2.2.4. Ma trận SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ điểm lợi thế (điểm mạnh), điểm còn tồn tại (điểm yếu), cơ hội và thách thức.Thông qua phân tích SWOT, sẽ hiểu rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh…

Ma trận SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần.Mỗi phần tương ứng với những điểm lợi thế (điểm mạnh), điểm còn tồn tại (điểm yếu), cơ hội và thách thức. Từ hình mô hình trên ta có:

- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong hoạt động XNK nông sản mang tính tích cực hoặc có lợi.

- Điểm yếu là những tác nhân bên trong hoạt động XNK nông sảnmang tính cực, tiêu cực hoặc gây khó khăn.

- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài mang tính tích cực hoặc có lợitrong hoạt động XNK nông sản.

- Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăntrong hoạt động XNK nông sản.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng tư thương, doanh nghiệp tham gia XNK nông sản qua các năm. - Số lượng sản phẩm nông sản XNK qua cửa khẩu trong các tháng theo từng năm.

- Kim ngạch XNK nông sản qua các năm. - Thời gian làm thủ tục XNK nông sản.

- Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động XNK nông sản: + Diện tích kho chứa (m²).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XUẤT, NHẬP KHẨU NÔNG SẢN QUA CỬA KHẨU TÂN THANH, TỈNH LẠNG SƠN TÂN THANH, TỈNH LẠNG SƠN

4.1.1. Tình hình hoạt động của các tư thương, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh

Hiện nay, cửa khẩu Tân Thanh là một trong các cửa khẩu có lưu lượng hàng nông sản qua lại lớn nhất trong cả nước.Tại đây, có hàng trăm doanh nghiệp, thương nhân cùng tham gia XNK nông sản. Theo kết quả thu thập tại phiếu điều tra, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nông sản ở Tân Thanh với nhiều hình thức khác nhau, như: trực tiếp hoạt động XNK (chiếm 91% số phiếu khảo sát); đại lý (trung gian) đứng ra làm thủ tục hoặc dịch vụ XNK (chiếm 7% số phiếu khảo sát); XNK ủy thác qua các đại lý xuất, nhập khẩu (chiếm 2% số phiếu khảo sát). Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động XNK nông sản số lượng lớn còn có hàng trăm tư thương cũng tham gia vào hoạt động này.

Bảng 4.1. Số lượng các doanh nghiệp, tư thương hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh (2013 -2015)

Thành phần tham

gia XNK Loại hình

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số

lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp XK 25 40,98 38 54,29 43 48,31

Doanh nghiệp NK 31 50,82 28 40,00 38 42,70

Doanh nghiệp hoạt động

cả XNK 5 8,20 4 5,71 8 8,99 Tổng số doanh nghiệp XNK 61 100,00 70 100,00 89 100,00 Tư thương Tư thương XK 122 41,36 225 59,37 255 60,00 Tư thương NK 161 54,58 141 37,20 155 36,47

Tư thương hoạt động cả

XNK 12 4,07 13 3,43 15 3,53

Tổng số tư thương XNK 295 100,00 379 100,00 425 100,00

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh nghiệp Tư thương

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ doanh nghiệp, tư thương hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh

Nguồn: Tổng cục Hải quan, (2015)

Qua số liệu thống kê tại Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1, số lượng tư thương lớn hơn số lượng doanh nghiệp tham gia XNK nông sản, cụ thể năm 2015 số lượng tư thương tham gia là 425, trong khi đó con số này là 89 ở khối doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp và tư thương đều có xu hướng tăng theo các năm, số lượng doanh nghiệp năm 2013 là 61 doanh nghiệp, năm 2014 là 70 doanh nghiệp và đến năm 2015 đã lên đến 89 doanh nghiệp, có thể thấy hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh ngày càng sôi động và phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu nông sản quan cửa khẩu Tân Thanh có số lượng doanh nghiệp và tư thương chiếm đông đảo hơn so với hoạt động nhập khẩu, cụ thể: năm 2015, số lượng doanh nghiệp, tư thương xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc (298 doanh nghiệp, tư thương) nhiều hơn số doanh nghiệp, tư thương nhập khẩu hàng nông sản từ Trung Quốc (193 doanh nghiệp, tư thương). Nguyên nhân của hiện tượng này là do người tiêu dung trong nước có xu hướng tẩy chay hàng hóa từ Trung Quốc, vì theo nhiều nguồn tin trong và ngoài nước, hàng nông sản Trung Quốc có tồn dư nhiều loại thuốc bảo quản, kích thích ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng.

Trong các năm vừa qua hiện tượng nông sản mà chủ yếu là hoa quả xuất khẩu bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh chở nên vô cùng nhức nhối. Có ngày hơn 1.000 lượt phương tiện chở hàng XK đến cửa khẩu Tân Thanh, trong khi cơ sở hạ tầng bến bãi tại cửa khẩu Tân Thanh chỉ có sức chứa 200-300 xe nên các phương tiện phải đỗ tràn ra quốc lộ 1, quốc lộ 4A và trục đường vào cửa khẩu. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, là do tập quán buôn bán của thương lái Việt Nam, cứ mỗi khi nghe tin nông sản có giá là thương lái khắp nơi lại ồ ạt đưa hàng lên biên giới. Trong khi đó, do thương lái trong nước vẫn duy trì thói quen buôn bán qua đường tiểu ngạch, không ký hợp đồng trước mà tự phát chở hàng qua biên giới rồi mới tìm đối tác, cho nên hầu hết đều không chủ động được quá trình tiêu thụ và bị ép giá. Nông sản lên đến cửa khẩu lại bị dỡ xuống để lựa chọn và đóng gói theo đúng yêu cầu của phía bạn dẫn đến mất thời gian và tốn kém chi phí, đồng thời cũng góp phần gây ra ùn tắc cục bộ. Phía Trung Quốc có chính sách hạn chế đầu mối thương nhân, chỉ lựa chọn số lượng ít doanh nghiệp để cấp hạn ngạch nhập khẩu cho nên dễ quản lý và thống nhất về giá cả.Còn ta thì mạnh ai nấy làm, làm ồ ạt khiến hàng càng ùn ứ, thương lái Trung Quốc tha hồ ép giá.Hệ lụy của tình trạng này đang dẫn đến nghịch lý về giá cụ thể đối với trái dưa hấu thường được thu mua tại biên giới ở mức 3.000 đến 5.000 đồng/kg nhưng giá tại thị trường trong nước lại lên đến khoảng 10.000 đồng/kg, còn tại thị trường nội địa của Trung Quốc, giá bán đội thêm gấp hàng chục lần. Càng ùn tắc, thương lái Trung Quốc càng lợi dụng, phần thiệt thì doanh nghiệp, thương nhâncúa ta phải gánh chịu.

4.1.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh

4.1.2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản theo hình thức chính ngạch

Kim ngạch XNK chính ngạch nông sản xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Kim ngạch XNK chính ngạch qua cửa khẩuTân Thanh (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1. Tổng kim ngạch xuất chính ngạch (EX) 568,43 100,00 557,72 100,00 599,11 100,00 Nông sản 181,44 31,92 195,87 35,12 229,10 38,24 Hàng hóa khác 386,99 68,08 361,85 64,88 370,01 61,76 2. Tổng kim ngạch nhập chính ngạch (IM) 134,51 100,00 128,44 100,00 143,21 100,00 Nông sản 32,71 24,32 30,50 23,75 43,44 30,33 Hàng hóa khác 101,80 75,68 97,94 76,25 99,77 69,67 3. Thặng dư thương mại (NX = EX – IM) +433,92 +429,28 +455,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2015)

Theo số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch XNK nông sản chính ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh tương đối ổn định và phát triển. Qua số liệu 3 năm nghiên cứu, kim ngạch nông sản xuất khẩu chính ngạch luôn cao hơn so với nhập khẩu. Hình thức XNK chính ngạch tại Tân Thanh có tỷ trọng hàng hóa khác cao hơn so với mặt hàng nông sản,là do thương nhân và doanh nghiệp hoạt động XNK nông sản tại đây chủ yếu lựa chọn hình thức XNK tiểu ngạch. Cán cân thương mại có thặng dư vì qua các năm thặng dư thương mại luôn mang giá trị dương và có xu hướng tăng ,cao nhất vào năm 2015 (455,9 triệu USD).

4.1.2.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sảntheo hình thức tiểu ngạch

Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động buôn bán qua biên giới để thu lợi nhuận của những người buôn bán là cư dân khu vực biên giới, là hình thức buôn bán sôi động và có nhịp độ tăng nhanh, một bộ phận đáng kể đóng góp trong tổng kim ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh. Vào thời gian này, XNK tiểu ngạch không chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà còn đáp ứng nhu cầu trao đổi của dân cư hai nước, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân khu vực

biên giới.Kim ngạch XNK tiểu ngạch nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3. Kim ngạch XNK tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1. Tổng kim ngạch xuất tiểu ngạch 129,73 100,00 131,25 100,00 133,43 100,00 Nông sản 124,03 95,61 126,96 96,73 129,17 96,81 Hàng hóa khác 5,70 4,39 4,29 3,27 4,26 3,19 2. Tổng kim ngạch nhập tiểu ngạch 0,19 100,00 0,22 100,00 0,21 100,00 Nông sản 0,02 9,45 0,02 9,53 0,02 9,31 Hàng hóa khác 0,17 90,55 0,20 90,47 0,19 90,69 3. Thặng dư thương mại (NX = EX – IM) +129,54 +131,03 +133,22 Nguồn: Tổng cục Hải quan (2015)

Kim ngạch XNK nông sản tiểu ngạch tại cửa khẩu Tân Thanh ổn định và có xu hướng tăng theo các năm. Hình thức xuất khẩu nông sản tiểu ngạch chiếm tỷ trọng cao, trung bình trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu ngạch. Năm 2015 vừa qua tỷ trọng xuất khẩu tiểu ngạch hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh cao nhất trong 3 năm (chiếm 96.81%). Kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch có phần chênh lệch so với xuất khẩu bởi hoạt động nhập khẩu qua cửa khảu Tân Thanh chủ yếu theo hình thức chính ngạch. Cán cân thương mại có thặng dư vì qua các năm thặng dư thương mại luôn mang giá trị dương và có xu hướng tăng, cao nhất vào năm 2015 (133,22 triệu USD).

4.1.2.3. Đánh giá chung về kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản

Trong những năm qua, hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh đã có những chuyển biến tốt, số lượng nông sản và kim ngạch XNK nông sản tăng đều qua các năm. Việt Nam và Trung Quốc đã xác định rõ đâu là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực để từ đó có kế hoạch thích hợp với những biến đổi

khách quan ảnh hưởng đến thị trưởng buôn bán, trao đổi nông sản giữa hai nước.Năm 2013 là một năm khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất đình trệ dẫn đến hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu giảm. Bên cạnh đó, là chính sách điều tiết kinh tế của Trung Quốc thay đổi theo từng vùng, miền, từng mặt hàng nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thương nhân xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam…Cùng với đó Chính phủ tăng cường tăng cường các nhóm biện pháp kiềm chế lạm phát, kiềm chế và giảm nhập siêu dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh bị chững lại. Tháng 5 năm 2014, xẩy ra sự kiện Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép 981 tại vùng biển Việt Nam gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông khiến quan hệ hai bên Việt Nam – Trung Quốc diễn biến phức tạp.Ngoài ra, năm 2015 vừa qua, việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản.Tuy nhiên, qua số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu khẩu nông sản qua 3 năm 2013, 2014 và 2015 đều có xu hướng tăng. Đây là dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu tân thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)