Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu nông sảnqua cửa khẩu
QUA CỬA KHẨU TÂN THANH
4.3.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Trong cơng tác kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động XNK, cải cách thủ tục hành chính cần tiến hành các việc sau đây:
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản hướng dẫn các quy trình thủ tục XNK và nhất là cơng khai các quy trình tại nơi làm thủ tục hải quan. Việc chuẩn hóa, thống nhất hóa thể lệ, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và để cho ai cũng đều hiểu và dễ chấp hành, đồng thời chính những điều này giúp cho việc chống sách nhiễu, tiêu cực, phiền hà về phía cán bộ, cơng chức, nhân viên quản lý.
- Để phục vụ quản lý và nâng cao hiệu lực quản lý thì cần phải đầu tư trang thiết bị máy móc như: máy soi Container, hệ thống Camera giám sát, hệ thống theo dõi định vị toàn cầu để đẩy nhanh tiến độ thủ tục hành chính.
- Tiếp tục phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vấn đề về chính sách,
chế độ quản lý hành chính một cách kịp thời. Một số văn bản chỉ đạo khi xây dựng cần có sự tham khảo của các ngành chức năng và đơn vị cơ sở, đảm bảo văn bản được ban hành đúng thẩm quyền và nội dung phù hợp với yêu cầu thực tế.
4.3.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ quản lý hiện đại
- Rà sốt các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đối chiếu yêu cầu nhiệm vụ các năm và xác định nhu cầu mua sắm, trang bị để phục vụ cơng tác chun mơn.Bên cạnh đó cần hồn chỉnh quy chế quản lý và sử dụng các trang thiết bị
Cửa khẩu.Có phân loại thì việc đầu tư mới có hiệu quả thiết thực và phù hợp với điều kiện về kinh phí. Trang bị đủ các phương tiện, dụng cụ cá nhân cho cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ đảm bảo sự nhận biết chính xác về cảm quan của hàng hóa, về số, lượng và những thiết bị niêm phong hàng hóa, thiết bị định vị theo dõi hành trình của các phương tiện vận tải.
- Xây dựng các chương trình phần mềm tự động hóa trên nền cơng nghệ tiên tiến có khả năng bổ sung cập nhật và phát triển thêm theo các yêu cầu thực tế đòi hỏi, phù hợp với đặc thù của Việt Nam đáp ứng yêu cầu đa dạng của công tác quản lý trong quy trình thủ tục trên nền công nghệthông tin tiên tiến, vận hành trên mạng diện rộng, ổn định, thuận tiện trong việc thay đổi với sự thay đổi của chính sách điều hành.
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông vận tải, kho tàng, bến bãi, thông tin, điện, nước.
4.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức
- Cần quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực, có trình độ chun mơn vững, hiểu biết pháp luật và các tập quán, thơng lệ quốc tế, có phẩm chất đạo đức, chính trị tư tưởng vững vàng, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế đối ngoại, Đa dạng hóa các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, tuyển dụng…
- Đào tạo cán bộ, công chức mới đi đôi với đào tạo lại đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện có, để từng bước thực hiện quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong quan hệ kinh tế- thương mại vững mạnh cả về nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất.
- Phải có chính sách sử dụng cán bộ, công chức một cách khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của nền kinh tế thị trường hiện đại.Quy định rõ quyền và trách nhiệm với từng cá nhân, từng đơn vị trong từng khâu công tác. Thực hiện nghiêm chế độ thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật và vấn đề liêm chính của cơng chức, cán bộ.Mặt khác, cần phải nghiên cứu để có chế độ chính sách phù hợp, tương xứng với tính chất đặc thù của công việc.
4.3.4. Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc
Cần có một bộ phận chuyên nghiên cứu chiến lược và thông tin thị trường, nghiên cứu chính sách của Trung Quốc về phát triển XNK đối với các nước láng
giềng, đặc biệt là đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó chúng ta xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp với khả năng phát triển của kinh tế nước ta nói chung và phát triển cửa khẩu nói riêng. Hàng năm, chúng ta nên tổ chức đoàn đi khảo sát nghiên cứu thị trường Trung Quốc, tập trung nghiên cứu chính sách và học hỏi kinh nghiệm bn bán trao đổi qua biên giới từ phía bạn. Nên thường xuyên tổ chức hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và thăm do thị trường.Từ đó xây dựng chiến lược mặt hàng, đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhằm thực hiện thành công chiến lược hướng về xuất, nhập khẩu nông sản.
4.3.5. Phát triển sản xuất tập trung, tăng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm toàn thực phẩm
Nông sản của Việt Nam xuất khẩu giá trị gia tăng thu được vẫn còn rất thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao.Điều này địi hỏi khơng chỉ các doanh nghiệp mà cả Nhà nước và các cơ quan chức năng, chuyên môn cần phải nỗ lực rất nhiều mới có thể nâng cao được uy tín và vị thế cho nơng sản Việt Nam.
- Cần cải tạo, phát triển các loại giống có năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
- Tổ chức lại sản xuất để tạo sức mạnh cung cấp cho thị trường những lô hàng nông sản lớn.
- Thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm.Phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần nơng nghiệp, qua đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nơng nghiệp. Có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngồi vào nơng nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học (giống cây trồng và vật ni, kể cả những giống có gien chuyển đổi thích nghi với điều kiện canh tác khắc nghiệt của nông dân vùng sâu, vùng xa); công nghệ sau thu hoạch.
- Cần xây dựng một chính sách mặt hàng có tính ổn định lâu dài nhằm tạo ra những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng và doanh thu lớn. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách mặt hàng XNK riêng cho từng thị trường cụ thể, từng tỉnh cụ thể và thời gian cụ thể, tránh hiện tượng thừa hàng bị các bạn hàng bên phía Trung Quốc ép giá.
4.3.6. Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, giảm tiểu ngạch
Bn bán tiểu ngạch với Trung Quốc có thể sẽ cịn nhiều hệ lụy với các mặt hàng nông sản, đe dọa đến cuộc sống của nông dân, tư thương và doanh nghiệp Việt Nam bởi sự bấp bênh cả về giá và thất thường về đầu ra. Để khắc phục tình trạng trên, cần triển khai các giải pháp:
- Nhà nước tạo cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, thương nhân tham gia hoạt động XNK chính ngạch, siết chặt quản lý đối với hoạt động XNK tiểu ngạch.
- Chủ động tăng cường tuyên truyền, thông tin cho doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam những thông tin về thị trường cũng như rủi ro mua bán khi khơng có hợp đồng thương mại, đặc biệt trong khoảng thời gian trước khi thu hoạch các hàng hóa nơng sản.
- Xây dựng các kênh thông tin và tăng cường các lực lượng kiểm tra thị trường, tạo cơ chế phối hợp giữa Bộ Công thương và địa phương để kịp thời ngăn chặn, phát hiện những hành vi thu mua nông sản, hàng hóa vi phạm pháp luật. Đồng thời, cần có các biện pháp hỗ trợ các vùng nông sản tiếp cận các sở giao dịch hàng hóa và các kênh phân phối lớn, như: siêu thị, chợ trong nước và quốc tế.
- Hỗ trợ nông dân phát triển công nghệ nuôi trồng, chế biến nông sản sạch, có chất lượng cao. Để làm được điều này cần thiết lập và duy trì các trung tâm nghiên cứu, hợp tác, chuyển giao công nghệ cho người nông dân.
- Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc cần có những thỏa thuận về chính sách thương mại biên giới để các chính sách giữa hai nước được minh bạch và ổn định hơn. Các thông tin về các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch phía Trung Quốc cũng cần được công khai rõ ràng cho các doanh nghiệp Việt Nam để các doanh nghiệp này nhận thức được rủi ro hiện có trong trao đổi thương mại giữa các bên.
4.3.7. Hoàn thiện và thực hiện các quy chế về hoạt động tiền tệ ở biên giới
Nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng quan hệ đại lý và các quan hệ thanh tốn khác với ngân hàng phía Trung Quốc, dần tiến tới ngân hàng hoá thanh toán thương mại ở khu vực cửa khẩu.
Trong thời gian tới ngành ngân hàng phải phát huy giữ vai trị chủ đạo về thanh tốn ngoại hối qua biên giới và chỉ có làm tốt chức năng thanh toán mới tạo được sự ổn định trong giao lưu tiền tệ, hạn chế buôn lậu, đảm bảo phát triển
quan hệ thương mại lành mạnh. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng Trung Quốc, đồng thời có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng trên biên giới để thiết lập quan hệ quản lý đồng bộ về hoạt động tiền tệ trên biên giới. Ngành ngân hàng phải khẩn trương tổ chức hệ thống đổi tiền thuận lợi, có chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường tiền tệ, tìm mọi biện pháp thu hút và đưa hầu hết khối lượng thanh toán qua biên giới vào hệ thống ngân hàng.
Hoạt động tiền tệ bị thả nổi vì một số lý do, song chủ yếu vẫn là do thiếu quy chế có hiệu lực và điều hành có hiệu quả. Do đó, trên khu vực cửa khẩu biên giới Tân Thanh hình thành các chợ đổi tiền hoạt động tự do gây nhiều lộn xộn và chủ yếu do người hoa chi phối. Để hoạt động tiền tệ đi vào kỷ cương thì song song với việc củng cố, cải tiến mạng lưới ngân hàng, cần phải tổ chức sắp xếp và quản lý các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần kinh tế trên khu vực này, yêu cầu hoạt động đổi tiền phải được phép của ngân hàng và chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng.
Như vậy, sự hoạt động lành mạnh của thị trường tiền tệ sẽ có tác động tích cực đến các hoạt động giao lưu thương mại lành mạnh, tạo ra môi trường tốt để phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.
4.4. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NỒNG SẢN QUA CỬA KHẨU TÂN THANH