Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu tân thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 90)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Nhà nước

Để đẩy mạnh, tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, đồng thời tạo điều kiện thơng thống cho doanh nghiệp, thương nhân XNK nơng sản, Chính phủ cần thiết phải có những cơ chế, chính sách quan tâm, tạo điều kiện hơn cho hoạt động này, cụ thể:

- Chính phủ cần sớm hồn thiện chính sách XNK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể: hoàn thiện danh mục biểu thuế XNK tương thích với danh mục của tổ chức Hải quan thế giới; hoàn thiện các mức thuế suất trong biểu thuế vừa đảm bảo không vi phạm các cam kết quốc tế, vừa đảm bảo yêu cầu bảo hộ; áp dụng trị giá tính thuế theo WTO; đa dạng cách tính thuế XNK; thực hiện chính sách tự vệ thông qua thuế nhập khẩu; thu hẹp các trường hợp miễn giảm

thuế; thay đổi các hình thức nợ thuế hiện nay sang cơ chế tín dụng thơng qua và áp dụng các biện pháp chế tài cụ thể; đổi mới và tăng cường công tác đào tạo và tuyên truyền chính sách thuế XNK; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức thực hiện tốt chính sách thuế XNK; hồn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới chính sách XNK.

- Tiến hành rà sốt, điều chỉnh, hồn thiện các luật và chính sách đã ban hành về XNK và liên quan tới XNK như luật thương mại, luật thuế XNK, luật cạnh tranh…

- Đề nghị Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK để tăng thu cho ngân sách nhà nước như: Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, nới lỏng các chính sách XNK, kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho, tăng kim ngạch XNK, tăng trưởng kinh tế…

- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành có liên quan sớm chỉnh sửa và khắc phục một số cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động XNK để các cơ chế chính sách được đồng bộ, cụ thể minh bạch, không chồng chéo, nhằm đưa các chính sách đó đi vào cuộc sống nhằm giúp các cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý tại Cửa khẩu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Đồng thời, đó cũng là một trong những biện pháp hạn chế tiêu cực, tham nhũng.

- Chính phủ tạo điều kiện để tiếp tục hồn thiện hệ thống hạ tầng đang cịn thấp kém, Trên cơ sở đó từng bước hình thành vành đai thương mại biên giới phát triển với các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, chính sách đầu tư thơng thống hơn. Bộ tài chính xem xét quy định cơ chế điều tiết thẳng cho ngân sách địa phương nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch được giữ lại 100% cho việc phát triển kinh tế tại địa phương trong vòng từ 5 - 7 năm, những năm tiếp theo sẽ có điều chỉnh cho phù hợp. Trước mắt, nguồn thu từ ngân sách phải khẩn trương đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần thiết như: đường sá, kho tàng, bến bãi; nâng cấp về phương tiện thông tin liên lạc, đảm bảo kịp thời cho hoạt động giao lưu thương mại qua biên giới.

- Đa số các tỉnh biên giới đều là những tỉnh nghèo, thu ngân sách Nhà nước đạt thấp, phần vốn để lại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong kế hoạch hàng năm, đề nghị Chính phủ nên cân đối thêm nguồn vốn đầu tư cho khu vực biên giới hoặc tăng tỷ lệ điều tiết số thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn để tạo điều kiện cho các tỉnh biên giới nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, đồng

thời tạo điều kiện cho XNK nói chung và XNK nơng sản nói riêng sang Trung Quốc.

- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành các quy định và kiểm soát VSATTP đối với các loại trái cây nhập khẩu vào Việt Nam, vì thực tế hiện nay ở cửa khẩu Tân Thanh việc kiểm tra sản phẩm trái cây nhập vào Việt Nam mới chỉ thực hiện việc kiểm dịch thực vật.

- Vai trò chủ yếu của Bộ Công thương là xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường cả xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa.Cần nắm bắt thơng tin chính xác về nhu cầu của thị trường và khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước để làm cơ sở cho việc sản xuất nội địa. Việc cân bằng giữa cung và cầu là một bài tốn rất khó, chưa nói đến việc đạt được cân bằng động do các biến động cả về phía cung (trong sản xuất nơng sản, chẳng hạn mất mùa…) lẫn phía cầu (chủ động giảm mua để ép giá, đẩy hàng tồn…).

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phải xác định diện tích canh tác cho từng chủng loại mặt hàng, cần có những khuyến cáo, cảnh báo kịp thời cho từng vùng, từng địa phương khi diện tích canh tác có xu hướng vượt ngưỡng.

- Hội nông dân trung ương và các địa phương, các hiệp hội ngành nghề, và các hợp tác xã cần sát sao với tình hình sản xuất để một mặt tư vấn cho nơng dân, và mặt khác đưa ra những kiến nghị chính sách kịp thời.

- Về lâu dài các bộ, ngành liên quan cần có quy hoạch các vùng trồng rau quả cho hợp lý hơn, Cần có sự điều phối theo nhu cầu nhập khẩu của thị trường. Đặc biệt, cần phải đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hoa quả; phát triển hạ tầng cửa khẩu rộng hơn, thậm chí cịn có thể tính đến có kho bảo quản cho nơng sản tại khu vực cửa khẩu…

- Đề nghị Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phổ biến các quy định về ghi nhãn, bao gói sản phẩm trái cây của Trung Quốc để các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghiên cứu thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu tân thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)