Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng xuất, nhập khẩu nông sảnqua cửa khẩuTân Thanh, tỉnh Lạng Sơn
4.1.5. Thực trạng thủ tục xuất, nhập khẩu hàng nông sản tại cửa khẩuTân Thanh
4.1.5.1. Về thủ tục hải quan
Trong những năm qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh đã chỉ đạo, đôn đốc các Tổ, Đội tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu; thực hiện đúng quy trình, thủ tục hải quan, không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực; tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động XNK; kịp thời tháo gỡ, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động XNK, bố trí cán bộ, cơng chức thực hiện giải quyết tốt công việc hàng ngày, đảm bảo hàng hóa thơng quan trong ngày, khơng để tình trạng tồn đọng tại cửa khẩu. Việc triển khai hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS đã đẩy nhanh thời gian thơng quan hàng hố, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại qua địa bàn được cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp hưởng ứng và đồng hành. Để tránh tình trạng ùn tắc nơng sản xuất khẩu, ngành Hải quan đã nỗ lực cố gắng đẩy nhanh quy trình thủ tục hải quan chỉ mất 1 phút để thông quan lơ hàng, nhưng việc thực xuất sang phía Trung Quốc lại phụ thuộc vào phía bạn hàng Trung Quốc, do vậy tuy đã làm xong thủ tục hải quan, nhưng hàng hóa vẫn nằm lại cửa khẩu. Công tác giám sát phương tiện XNC, hàng hóa trao đổi cư dân biên giới luôn được quan tâm, chú trọng đảm bảo quản lý tốt địa bàn, giải quyết chính sách cư dân biên giới đúng quy định không để xảy ra tình trạng mất kiểm sốt hoặc để các đối tượng đầu nậu lợi dụng cư dân hợp thức hoá hàng lậu vào nội địa.
Ngày 06, tháng 01 năm 2015, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn khai trương địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu Tân Thanh với sự tham gia của 5 lực lượng chức năng là Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, Kiểm dịch y tế tỉnh Lạng Sơn, Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia và Viện Dệt may. Việc triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu Tân Thanh sẽ giúp cơ quan hải quan kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ đối với các trường hợp tờ khai doanh nghiệp không đạt chất lượng, tờ khai chưa xuất trình hàng hóa để kiểm tra, tờ khai lơ hàng có địa điểm bảo quản không đúng với địa điểm đăng ký với cơ quan hải quan, ngăn chặn kịp thời những lô hàng không đạt chất lượng. Sự phối hợp trong công tác quản lý thông qua đầu mối các đơn vị, cơ quan kiểm tra chuyên ngành sẽ nắm được tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp về kiểm tra chuyên ngành; đặc biệt giúp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chủ động trong việc lấy mẫu và thông báo kết quả kiểm tra.Đối với doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh, khơng phải đi lại nhiều lần; thời gian thơng quan nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
a. Thủ tục hải quan đối với hình thức xuất, nhập khẩu nơng sản chính ngạch
Thủ tục hải quan đối với hình thức XNK nơng sản chính ngạch được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, như sau:
Bước 1: Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai báo tờ khai hải
quan nộp và xuất trình hồ sơ lô hàng XNK với Hải quan cửa khẩu đồng thời xuất trình hàng hóa để Hải quan cửa khẩu kiển tra, giám sát, đối chiếu với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo (nếu có) theo quy định về thủ tục hải quan cụ thể đối với từng loại hình hàng hóa XNK qua biên giới theo quy định.
Bước 2:Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ do chủ hàng hoặc người khai
hải quan nộp và xuất trình và thực tế hàng hóa XNK để kiểm tra, giám sát đối chiếu xác định sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo để giải quyết các chế độ thuế, lệ phí (nếu có), xử lý vi phạm (nếu có) và quyết định thơng quan qua biên giới theo trình tự thủ tục hải quan đã được quy định đối với từng loại hình hàng hóa XNK cụ thể theo quy định.
* Thành phần hồ sơ phải nộp: - Đối với hàng nhập khẩu:
+ Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Tờ khai Hải quan do Bộ Tài chính quy định.
+ Các chứng từ khác về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán do Bộ Tài chính quy định, trừ vận đơn và hợp đồng thương mại.
+ Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế cấp (đối với hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch y tế); và Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra.
+ Hàng hoá nhập khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu nếu có đủ điều kiện theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc; việc khai báo hải quan, nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hố (C/O) đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Đối với trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì đối tượng nhập khẩu phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hố-C/O (trừ trường hợp tổng trị giá lơ hàng (FOB) không vượt quá 200 USD).
-Đối với hàng xuất khẩu:
+ Tờ khai hải quan:
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán: Sử dụng theo Tờ khai Hải quan do Bộ Tài chính quy định.
Trường hợp hàng hố xuất khẩu khơng có hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu biên giới do Bộ Tài chính quy định.
+ Các chứng từ khác về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK theo hợp đồng mua bán thực hiện theo quy định của pháp luật Hải quan hiện hành.
+ Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế cấp đối với hàng hoá xuất khẩu phải kiểm dịch y tế theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của chủ hàng. Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
* Thời hạn giải quyết:Trong 08 giờ hành chính/ngày; nếu hết giờ hành
chính mà lơ hàng chưa kiểm tra xong thì được tiếp tục làm ngồi giờ hành chính.
* Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ thể Việt Nam được xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới: - Thương nhân Việt Nam.
- Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
b. Thủ tục hải quan đối với hình thức xuất, nhập khẩu nơng sản tiểu ngạch
Theo hướng dẫn tại Thông tư 38 của Bộ Tài chính (2015), thủ tục hải quan đối với hình thức XNK nơng sản chính ngạch được thực hiện như sau:
Các bước thủ tục hải quan: - Khai hải quan.
- Xuất trình hàng hố để cơ quan hải quan kiểm tra.
- Nộp thuế, lệ phí và thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
* Đối với hàng hố nhập khẩu nhập tiểu ngạch:
- Khi nhập khẩu hàng hố thuộc các loại hình trên, chủ hàng hố khai báo trên mẫu tờ khai hàng hoá nhập khẩu do Bộ Tài chính quy định; các chứng từ khác của bộ hồ sơ hải quan và thủ tục hải quan thực hiện như qui định đối với hàng hoá, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ vận tải đơn. Riêng đối với hộ kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thì hồ sơ đơn giản hơn, chỉ phải nộp Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hố hoặc thơng báo miễn kiểm tra do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng cấp (đối với hàng hoá phải kiểm tra chất lượng) và Giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp (đối với hàng hoá phải kiểm dịch).
- Mọi hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng trên đều phải nộp thuế theo quy định hiện hành và được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc nếu có C/O kèm hồ sơ hàng nhập khẩu.
* Đối với hàng hoá xuất tiểu ngạch:
- Về khai báo tờ khai hải quan: Hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán được sử dụng tờ khai hàng hố xuất khẩu do Bộ Tài chính quy định; hàng
hố xuất khẩu khơng có hợp đồng mua bán được sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu biên giới.
- Các chứng từ khác thực hiện theo qui định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK theo hợp đồng mua bán hàng hố phù hợp với từng loại hình.
- Tồn bộ hàng hố xuất khẩu thuộc loại hình này phải nộp thuế (nếu có) khi xuất khẩu theo quy định, và được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ nước có chung biên giới.
- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo ba hình thức: miễn kiểm tra, kiểm tra xác xuất, kiểm tra toàn bộ theo quy định của luật Hải quan.
4.1.5.2. Về thủ tục kiểm dịch, vệ sinh an tồn thực phẩm
Hiện nay, các mặt hàng nơng sản nhập khẩu đều được tiến hành lấy mẫu kiểm dịch với tỷ lệ 10%. Để kiểm tra an toàn thực phẩm, đơn vị kiểm dịch thực vật triển khai 2 hoạt động nghiệp vụ cơ bản là kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp đăng ký, kiểm tra ngoại quan (thơng tin trên bao bì); sau đó kiểm tra thực tế, lấy mẫu kiểm tra. Hiện nay, Trạm Kiểm dịch thực vật vùng 7, Lạng Sơn được trang bị bộ xét nghiệm nhanh theo phương thức chỉ thị màu, khoảng 20 phút sau khi kiểm tra sẽ biết kết quả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm có đạt u cầu hay khơng.Đây cũng là kết quả phục vụ việc thơng quan hàng hóa cho doanh nghiệp của cơ quan Hải quan.Song ở cửa khẩu chỉ có chức năng kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các kiểm tra về dư lượng thuốc bảo quản thực vật là kiểm tra đa dư lượng do vậy cần các máy móc phức tạp hơn nên các trạm kiểm dịch có trách nhiệm sau khi test nhanh thì lấy mẫu gửi về cho các đơn vị được Cục Bảo vệ thực vật phân cơng xét nghiệm xem có dư lượng chất bảo quản hay khơng. Có 2 đơn vị thực hiện nhiệm vụ này là Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quatest 3 và Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Các mẫu này cũng được xét nghiệm kỹ hơn và có kết quả trong 15 ngày, Trường hợp các mẫu được xét nghiệm có trường hợp dư lượng thì đơn vị Chi cục kiểm dịch sẽ truy xuất công ty nhập và công ty xuất khẩu này.
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ chế và lộ trình kiểm sốt song phương về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng các biện pháp kiểm sốt tận gốc, truy xuất nguồn gốc lơ hàng trong trường hợp có vấn đề về kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với
sản phẩm thực vật xuất nhập khẩu giữa hai nước. Cụ thể đối với sản phẩm trái cây, phía Trung Quốc sẽ cung cấp danh sách các trang trại/vườn trồng và cơ sở bao gói tất cả các loại trái cây của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam; ngược lại, phía Việt Nam cung cấp danh sách các trang trại/vườn trồng và cơ sở bao gói 5 loại trái cây (thanh long, vải, chuối, dưa hấu và nhãn) của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Các yêu cầu đối với 5 loại trái cây của Việt Nam cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn đầy đủ tại công văn số 1382/BNN-QLCL ngày 25/5/2009, như sau:
- Về kiểm dịch thực vật: 5 loại trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam kiểm dịch theo yêu cầu của Trung Quốc.
- Về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm: 5 loại trái cây nói trên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải đảm bảo các chỉ tiêu ATVSTP theo quy định của Trung Quốc, cụ thể:
+ Chất 2,4-diclorophenoxy axetic axid (tác dụng chống thối), lượng sử dụng tối đa 0,01 g/kg, dư lượng ≤ 2,00 mg/kg.
+ Các hợp chất: sunfur dioxide, potassium metabisulphite, sodium metabisulphite, sodium hydrogen sulfite, sodium hyposulfite sử dụng đối với hoa quả tươi qua xử lý bề mặt, lượng sử dụng tối đa 0,05g/kg.
+Các hợp chất: sunfur dioxide, potassium metabisulphite, sodium metabisulphite, sodium hydrogen sulfite, sodium hyposulfite sử dụng đối với hoa quả khô, lượng sử dụng tối đa 0,1 g/kg.