Kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sảnqua cửa khẩuTân Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu tân thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 55 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xuất, nhập khẩu nông sảnqua cửa khẩuTân Thanh, tỉnh Lạng Sơn

4.1.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sảnqua cửa khẩuTân Thanh

4.1.2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu nơng sản theo hình thức chính ngạch

Kim ngạch XNK chính ngạch nông sản xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Kim ngạch XNK chính ngạch qua cửa khẩuTân Thanh (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1. Tổng kim ngạch xuất chính ngạch (EX) 568,43 100,00 557,72 100,00 599,11 100,00 Nông sản 181,44 31,92 195,87 35,12 229,10 38,24 Hàng hóa khác 386,99 68,08 361,85 64,88 370,01 61,76 2. Tổng kim ngạch nhập chính ngạch (IM) 134,51 100,00 128,44 100,00 143,21 100,00 Nông sản 32,71 24,32 30,50 23,75 43,44 30,33 Hàng hóa khác 101,80 75,68 97,94 76,25 99,77 69,67 3. Thặng dư thương mại (NX = EX – IM) +433,92 +429,28 +455,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2015)

Theo số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch XNK nơng sản chính ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh tương đối ổn định và phát triển. Qua số liệu 3 năm nghiên cứu, kim ngạch nông sản xuất khẩu chính ngạch ln cao hơn so với nhập khẩu. Hình thức XNK chính ngạch tại Tân Thanh có tỷ trọng hàng hóa khác cao hơn so với mặt hàng nông sản,là do thương nhân và doanh nghiệp hoạt động XNK nông sản tại đây chủ yếu lựa chọn hình thức XNK tiểu ngạch. Cán cân thương mại có thặng dư vì qua các năm thặng dư thương mại ln mang giá trị dương và có xu hướng tăng ,cao nhất vào năm 2015 (455,9 triệu USD).

4.1.2.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu nơng sảntheo hình thức tiểu ngạch

Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động buôn bán qua biên giới để thu lợi nhuận của những người buôn bán là cư dân khu vực biên giới, là hình thức bn bán sơi động và có nhịp độ tăng nhanh, một bộ phận đáng kể đóng góp trong tổng kim ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh. Vào thời gian này, XNK tiểu ngạch không chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà còn đáp ứng nhu cầu trao đổi của dân cư hai nước, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân khu vực

biên giới.Kim ngạch XNK tiểu ngạch nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3. Kim ngạch XNK tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1. Tổng kim ngạch xuất tiểu ngạch 129,73 100,00 131,25 100,00 133,43 100,00 Nông sản 124,03 95,61 126,96 96,73 129,17 96,81 Hàng hóa khác 5,70 4,39 4,29 3,27 4,26 3,19 2. Tổng kim ngạch nhập tiểu ngạch 0,19 100,00 0,22 100,00 0,21 100,00 Nông sản 0,02 9,45 0,02 9,53 0,02 9,31 Hàng hóa khác 0,17 90,55 0,20 90,47 0,19 90,69 3. Thặng dư thương mại (NX = EX – IM) +129,54 +131,03 +133,22 Nguồn: Tổng cục Hải quan (2015)

Kim ngạch XNK nông sản tiểu ngạch tại cửa khẩu Tân Thanh ổn định và có xu hướng tăng theo các năm. Hình thức xuất khẩu nơng sản tiểu ngạch chiếm tỷ trọng cao, trung bình trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu ngạch. Năm 2015 vừa qua tỷ trọng xuất khẩu tiểu ngạch hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh cao nhất trong 3 năm (chiếm 96.81%). Kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch có phần chênh lệch so với xuất khẩu bởi hoạt động nhập khẩu qua cửa khảu Tân Thanh chủ yếu theo hình thức chính ngạch. Cán cân thương mại có thặng dư vì qua các năm thặng dư thương mại ln mang giá trị dương và có xu hướng tăng, cao nhất vào năm 2015 (133,22 triệu USD).

4.1.2.3. Đánh giá chung về kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản

Trong những năm qua, hoạt động XNK nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh đã có những chuyển biến tốt, số lượng nông sản và kim ngạch XNK nông sản tăng đều qua các năm. Việt Nam và Trung Quốc đã xác định rõ đâu là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực để từ đó có kế hoạch thích hợp với những biến đổi

khách quan ảnh hưởng đến thị trưởng buôn bán, trao đổi nông sản giữa hai nước.Năm 2013 là một năm khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất đình trệ dẫn đến hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu giảm. Bên cạnh đó, là chính sách điều tiết kinh tế của Trung Quốc thay đổi theo từng vùng, miền, từng mặt hàng nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thương nhân xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam…Cùng với đó Chính phủ tăng cường tăng cường các nhóm biện pháp kiềm chế lạm phát, kiềm chế và giảm nhập siêu dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh bị chững lại. Tháng 5 năm 2014, xẩy ra sự kiện Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép 981 tại vùng biển Việt Nam gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông khiến quan hệ hai bên Việt Nam – Trung Quốc diễn biến phức tạp.Ngoài ra, năm 2015 vừa qua, việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản.Tuy nhiên, qua số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu khẩu nông sản qua 3 năm 2013, 2014 và 2015 đều có xu hướng tăng. Đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế của nước nhà.

4.1.3.Tình hình xuất khẩu nơng sản qua cửa khẩu Tân Thanhtheocác tháng trong năm

Là một trong những cửa khẩu có lưu lượng hàng nơng sản xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất trên cả nước. Các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc như thanh Long, dưa hấu, nhãn, vải, hạt tiêu, cà phê, hạt điều, chuối…đây là những mặt hàng chiếm cơ cấu nông sản Việt Nam xuất khẩu lớn nhất qua cửa khẩu Tân Thanh, sau đây chúng ta sẽ tập trung phân tích số lượng và giá trị của các mặt hàng nông sản này.

4.1.3.1. Về số lượng nông sản xuất khẩu

Từ số liệu thống kê, phân tích tại các bảng và biểu đồ trên ta thấy, các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm có số lượng lớn nhất, thời điểmnày các loại trái cây tươi như vải, nhãn, dưa hấu vào chính vụ. Dưa hấu là mặt hàng nơng sản có số lượng xuất khẩu lớn nhất, tiếp theo đó là nhãn và cà phê. Pò Chài (Bằng Tường) là điểm thu mua dưa hấu Việt Nam chủ yếu của Trung Quốc, vì vậy số lượng dưa hấu trong nước xuất khẩu qua Tân Thanh chiếm đến 95%. Số lượng dưa hấu xuất khẩu trung bình qua 3 năm 2013, 2014 và 2015 là 205.343 tấn. Các

loại nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều có số lượng xuất khẩu ổn định nhất, trung bình hạt tiêu xuất khẩu là 695 tấn/năm, cà phê là 45.990 tấn/năm, hạt điều là 5.423 tấn/năm. Năm 2015 vừa qua, số lượng nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh lớn nhất trong vòng 3 năm gần đây, với tổng số lượng là 392.161 tấn.Thời điểm tháng 3, 4 hàng năm các loại hoa quả vào chính vụ nên lượng nơng sản xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh vào thời điểm này là cao nhất.Nhìn chung, số lượng nơng sản xuất khẩu luôn ổn định trong 3 năm gần đây, và có xu hướng tăng (chi tiết xem tại Phụ lục 1)

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Số ợn g ( tấ n)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Biểu đồ 4.2. Số lượng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh (2013- 2015)

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2015)

4.1.3.2. Về giá trị nông sản xuất khẩu

Từ số liệu thống kê, phân tích tại các bảng và biểu đồ trên ta thấy,dưa hấu là mặt hàng nơng sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất qua cửa khẩu Tân Thanh với giá trị năm 2014 lên đến 95,86 triệu USD. Tiếp theo là cà phê với giá trịxuất khẩu năm 2015 là 63,95 triệu USD. Chuối là mặt hàng nơng sản có giá trị xuất khẩu thấp nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu tại đây, năm 2015 cao nhất cũng chỉ đạt 1,9 triệu USD. Cơ cấu xuất khẩu tập trung cao vào các tháng 3 đến tháng 7 hàng năm; tháng 3 năm 2014 giá trị xuất khẩu lên đến 46,12 triệu USD, vì đây là thời gian dưa hấu vào chính vụ, số lượng dưa xuất khẩu lớn nhất.

Tóm lại, giá trị xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh trong ba năm trở lại đây có tốc độ tăng cùng với tốc độ tăng về số lượng.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 G tr ị ( tr iệ u U SD )

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Biểu đồ 4.3. Giá trị một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh(2013 -2015)

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2015)

4.1.3.3. Về chủng loại các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu

Nông sản xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh là các loại trái cây như: dưa hấu, thanh long, vải thiều, nhãn, chuối; ngồi ra cịn có các loại nơng sản khác như cà phê, hạt điều, hạt tiêu.

- Dưa hấu: Trung Quốc là vốn thị trường tiêu thụ dưa hấu lớn nhất của

Việt Nam, chiếm khoảng 85-90% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu và chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh. Dưa hấu là mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống qua cửa khẩu Tân Thanh phổ biến là giống dưa Sugarbaby; An Tiêm; Hồng Lương; Xuân Lan; Trang Nơngđược trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, đồng bằng sơng Cửu Long. Giá dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc dao động khoảng từ 1,3 - 1,5 NDT/kg (trên dưới 5,000 đồng/kg). Là mặt hàng nơng sản xuất khẩu có số lượng rất lớn, trung bình mỗi ngày xuất 4,600 tấn dưa hấu, tương đương với khoảng 200 xe/ngày. Hàng năm, số lượng dưa xuất khẩu cao nhất vào trung tuần tháng 3 và tháng 4. Trong

những năm gần đây, tình trạng hàng trăm xe chở dưa hấu đổ về cửa khẩu Tân Thanh chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc và phải chịu cảnh chờ đợi, mất giá, thậm chí ép giá…gây thiệt hại cho các thương lái vẫn là mối ám ảnh đối với các bên liên quan.

- Vải thiều: vải thiều nước ta chủ yếu được trồng tại Lục Ngạn (Bắc

Giang), Thanh Hà (Hải Dương)...Vải xuất khẩu của Việt Nam chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, tiêu thụ mạnh. Giá vải xuất khẩu bình quân từ 110 - 120 nhân dân tệ/thùng/30 kg, trong đó có 20 kg quả vải, tính bình qn giá bán khoảng từ 19 - 21 ngàn đồng/kg. Đường đi chủ yếu của vải thiều qua cửa khẩu Tân Thanh bằng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Các doanh nghiệp và thương nhân cho biết vào vụ thu hoạch, vải thiều được tập kết tại đây với số lượng lớn. Thương nhân Trung Quốc sang tận nơi để xem hàng, trả giá và làm các thủ tục để nhập khẩu mặt hàng này. Với chính sách biên mậu đã ký giữa hai nước Việt - Trung nên việc kiểm tra VSATTP, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá thơng thống, thuế XNK bằng 0% tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều nước ta xâm nhập thị trường Trung Quốc.Thế nhưng, áp lực của hình thức tiêu thụ này không hề nhỏ bởi với số lượng lớn, thời gian tiêu thụ ngắn và sự đoàn kết của thương nhân Trung quốc nên việc ép giá đối với vải thiều khó tránh khỏi.Bên cạnh đó, chất lượng vải thiều chưa được cải thiện nên việc tiêu thụ những năm gần đây khó khăn. Vải thiều chủ yếu theo đường tiểu ngạch một phần là do thương nhân hai nước đã quen với hình thức này, nhưng lý do quan trọng hơn là các thủ tục hành chính, nhất là việc kiểm định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, yêu cầu về xuất xứ hàng hóa (C/O) rất nghiêm ngặt của con đường chính ngạch khiến vải thiều khó có thể xuất khẩu theo đường này.

- Thanh long: Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều thanh

long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2013, nhưng chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch. Tại cửa khẩu Tân Thanh, trung bình mỗi năm có 30.855 tấn thanh long được xuất khẩu sang Trung Quốc, có thể nói đây là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu “truyền thống” của cửa khẩu này.Giá thanh long xuất khẩu dao động khoảng từ 90 - 100 NDT/thùng 25kg (khoảng 13,000 - 14,000 đồng/kg). Thanh long nước ta chủ yếu được trồng tại Long An, Bình Thuận và Tiên Giang, đây là loại trái cây có thể hầu như xuất khẩu quanh năm, không phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ như các loại trái cây khác.

- Nhãn: là loại nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh số lượng nhiều

nhất vào các tháng 5, 6 và 7. Nhãn nước ta chủ yếu được trồng tại miền nam và một số lượng ít nhãn miền Bắc. Tại Trung Quốc, nhãn là loại quả rất được ưa chuộng, tuy nhiên lại được phía Trung Quốc yêu cầu rất kỹ càng về nhãn mác theo quy định.

- Chuối: là loại nông sản được trồng khá phổ biến trong nước, trung bình

có 6,272 tấn/năm chuối xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, chuối xuất khẩu tập trung chủ yếu trong 4 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm. Hiện nay, giá chuối xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn khoảng 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sản lượng chuối của nước ta lớn nhưng chất lượng lại khơng cao, vì vậy giá trị xuất khẩu khơng cao.

- Cà phê, hạt tiêu, hạt điều: Việt Nam hiện là một trong những nước có

sản lượng điều lớn nhất thế giới với sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150.000 tấn (tương đương với 60.000 tấn điều thô).Mà nhu cầu tiêu thụ điều hiện nay đang tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Hạt điều từ trước đến nay luôn luôn là một loại thực phẩm được ưa chuộng khơng chỉ bởi vì mùi vị thơm ngon khơng thể nhầm lẫn của nó mà cịn bởi vì những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại, khiến cho nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại thị trường rộng lớn Trung Quốc được dự báo sẽ ngày càng tăng. Đây là một trong những yếu tố giúp giá điều còn tăng trong thời gian tới.

Đối với mặt hàng cà phê, Việt Nam thường xuất khẩu mạnh vào quý IV năm trước và quý I năm sau. Tuy nhiên, giá cà phê của Việt Nam thường xuyên tăng giảm, không ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều tới giá trị hàng xuất khẩu.

Đối với mặt hàng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là hạt tiêu đến, loại chưa xay chưa nghiền nên giá trị thu được rất thấp. Trong khi đó, Trung Quốc cũng xuất khẩu hạt tiêu đã chế biến sang các nước khác, do vậy Trung quốc thu mua hạt tiêu thô của Việt Nam để chế biến, xuất khẩu sẽ mang lại giá trị cao hơn.

4.1.4.Tình hình nhập khẩunơng sản qua cửa khẩu Tân Thanh theo các tháng trong năm

Hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh rất đa dạng về chủng loại nhưng có số lượng lớn nhất phải nói đến là các loại nông sản sau: dưa vàng, táo, nho, lê, đào, hành, tỏi khô…

4.1.4.1. Về số lượng nông sản nhập khẩu

Từ số liệu thống kê, phân tích tại các bảng và biểu đồ ta thấy, nông sản Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh quanh năm, không phụ thuộc vào yếu tố màu vụ như nông sản xuất khẩu của ta. Số lượng nông sản nhập khẩu tăng ở các tháng cận tết và một, hai tháng đầu năm. Hành, tỏi khơ là mặt hàng nơng sản có số lượng nhập khẩu vào nước ta lớn nhất (trung bình: 2663 tấn/tháng), tiếp theo là quả lê tươi, dưa vàng. Qua số liệu 3 năm từ 2013 đến 2015, số lượng nông sản Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể năm 2013 tổng số lượng của 7 mặt hàng nông sản nhập khẩu có số lượng lớn nhất là: 184.941tấn đến năm 2015 có số này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất, nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu tân thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)