Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2 Chất kìm hãm α-GLUCOSIDASE (α-GLUCOSIDASE INHIBITOR)
2.2.3 Cơ sở khoa học sử dụng AGIs để điều trị bệnh ĐTĐ
Định nghĩa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ): Bệnh ĐTĐ hay còn gọi là bệnh tiểu
đường, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hoocmon insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động vào cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu cao hơn 7 mmol/l. ĐTĐ liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid và điện giải. Những rối loạn này thường dẫn tới hôn mê và tử vong trong thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời. Tăng đường huyết kéo dài sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ở nhiều phủ tạng đặc biệt là mắt, bệnh tim, mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, thần kinh, biến chứng gây mù lịa và rất nhiều biến chứng cấp tính khác đe dọa đến tính mạng người bệnh. Riêng biến chứng tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 2 - 3 lần so với những người bình thường. Theo ước tính, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường giảm khoảng 5 - 10 năm so với người không bị tiểu đường (Bạch Mai, 2007).
Phân loại và phương pháp điều trị: Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) bệnh ĐTĐ phân thành hai nhóm sau (Tomoyuki
O., 1999; WHO, 2006):
Bệnh ĐTĐ typ 1 hay còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn): Những người mắc bệnh ĐTĐ loại 1, họ sẽ phải tiêm insulin thường xuyên trong cả cuộc đời vì cơ thể họ khơng có khả năng tạo ra hormon này.
Bệnh ĐTĐ typ 2 hay cịn gọi là ĐTĐ khơng lệ thuộc insulin: Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, phương pháp chữa trị gắn liền với việc ăn uống thích hợp, tăng cường hoạt động. Chỉ bệnh nhân ĐTĐ loại 2 mới dùng thuốc uống kết hợp với những chất đặc hiệu nhằm làm giảm lượng đường huyết. Bệnh nhân có thể dùng riêng thuốc viên hoặc kết hợp với phương pháp tiêm insulin.
Phương pháp kìm hãm α-glucosidase trong điều trị ĐTĐ loại 2 được ưu tiên sử dụng vì cơ chế đơn giản, an tồn, chỉ xảy ra trong bộ phận tiêu hóa chứ khơng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường hay cải thiện chức năng của insulin cũng như kích thích sự sản sinh insulin … như các phương pháp khác.
Cho đến nay, ĐTĐ vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Thuốc chữa bệnh ĐTĐ được chia thành nhóm: Biguanides, Sulphonylurea, Glinidines, Thiazolidinediones, chất kìm hãm dipeptidyl peptidase IV và AGIs.
Các nghiên cứu trên thế giới đã làm sáng tỏ cơ sở khoa học về sử dụng AGIs để điều trị bệnh ĐTĐ như: Tinh bột hoặc đường (sucrose), còn được gọi là carbohydrate. Cấu tạo carbohydrate gồm hai hay nhiều monosaccharide (glucose hoặc fructose). Để cơ thể hấp thụ được, carbohydrate sẽ phân cắt hoàn toàn thành các monosaccharide nhờ hệ thống enzyme tiêu hóa. Dưới tác dụng của amylase, tinh bột phân cắt thành maltose. Maltose và sucrose là các disaccharide, dưới tác dụng của α-glucosidase các disaccharide sẽ phân cắt thành các monosaccharide ở ruột non. AGIs có thể kìm hãm hoạt tính α-glucosidase nên ngăn cản sự tạo thành monosaccharide từ disaccharide làm cho quá trình tổng hợp insullin diễn ra dễ dàng hơn (Nilubon, 2007).
Hình 2.4. Mơ phỏng tiêu hóa carbohydrate (tinh bột và đường sucrose) trong cơ thể (CBC Co., Ltd. (2008))
Chất kìm hãm α-glucosidase có tác dụng làm tăng nồng độ peptide -1 dạng glucagon (GLP-1) và peptide -2 dạng glucagon (GLP-2) trong huyết tương. GLP- 1 và GLP-2 là các hormon được sinh ra từ tế bào L nội tiết nằm trong vùng ngoại biên của ruột non và ruột kết. GLP-1 kích thích sự tiết insulin phụ thuộc glucose và sự sinh tế bào beta. GLP-2 cải thiện cấu trúc và chức năng của ruột non bằng cách tăng cường cấu trúc của lông nhung và tăng hoạt tính vận chuyển và enzyme. GLP-2 làm giảm sự viêm ruột. GLP-1 và GLP-2 được tạo ra khi có sự kích thích thần kinh, hormon hoặc các yếu tố dinh dưỡng. AGIs có khả năng ngăn cả sự phân cắt carbohydrate nên kéo dài thời gian có mặt carbohydrate trong ruột. Vì vậy một lượng lớn carbohydrate sẽ đến vùng ngoại biên của ruột non và tương tác với tế bào L làm tăng sự tiết GLP-1 và GLP-2. Cho rằng khi có mặt glucose ở ngoại biên ruột non, glucose sẽ bị lên men tạo thành các axit chuỗi ngắn kích thích sự sản xuất và tiết GLP-1 và GLP-2 hoặc quá trình vận chuyển glucose phụ thuộc vào Na khi qua màng tế bào L sẽ kích thích tiết GLP-1 và GLP-2. Nồng độ GLP-1 trong huyết tương tăng sẽ thúc đẩy q trình kiểm sốt glycemic và cản trở sự có mặt glucose trong máu (Kato et al., 1991).