Nghiên cứu và ứng dụng AGI sở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận chiết có khả năng kìm hãm α glucosidase từ nấm linh chi (Trang 39 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5 Nghiên cứu và ứng dụng AGI sở Việt Nam

Ở Việt Nam có khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, dự tính đến năm 2025 có khoảng 7 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trong đó bệnh ĐTĐ type 2 chiếm trên 90%. Những năm gần đây, trên thị trường, TPCN cho người mắc bệnh ĐTĐ có giá trị từ vài trăm nghìn đến vài triệu như: viên giáp xác Tianshi, táo xoắn Tianshi, oyster Plus, tinh dầu hoa anh thảo... Hiện nay để chữa bệnh ĐTĐ người ta thường dùng các nhóm thuốc sulphonylurea và biguanidses. Ngồi ra các thuốc có hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cũng được sử dụng nhiều, nhưng các thuốc này chủ yếu được chỉ định cho những người đã mắc bệnh. Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu nghiên cứu sâu về thu nhận AGIs từ nấm Linh chi để chế biến thực phẩm, thuốc cho người ĐTĐ mà mới chỉ tập trung vào tạo sản phẩm dinh dưỡng hay tạo sản phẩm chức năng chứa hàm lượng cao nattokinase hay chứa peptide chuyển hóa angiotensin... Trong những năm gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu và sản xuất TPCN cho người bệnh ĐTĐ như Nguyễn Đức Tiến (2015) đã đưa ra công nghệ sản xuất hoạt chất AGIs từ đỗ

đen lên men bằng Aspergillus oryzae ứng dụng cho người thừa cân và người

bệnh ĐTĐ; Đặng Hồng Ánh và cs. (2007) đã nghiên cứu công nghệ sản xuất bột lá dâu tằm giàu DNJ và ứng dụng trong một số sản phẩm TPCN cho người bệnh ĐTĐ; Quản Lê Hà và cs. (2011) nghiên cứu cho thấy đỗ đen lên men có hoạt tính kìm hãm lớn hơn so với đỗ tương; hoạt tính kìm hãm đối với α-glucosidase từ động vật: Đỗ đen : 77%, đỗ tương: 49.5%. Hoạt tính kìm hãm với các loại α-

glucosidase từ vi sinh vật: Đỗ đen: 65 % với α-glucosidase từ bacillus

lichenifomis, 62% α-glucosidase từ Aspergillus niger, 45% với α-glucosidase A. oryzae. Đỗ tương: 31% với α-glucosidase từ Bacillus lichenifomis, 22.4% α-

glucosidase từ Aspergillus niger, 28% với α-glucosidase A. oryzae.

Hiện trong nước chưa có cơng trình cơng bố nghiên cứu AGIs từ nấm Linh chi và thu nhận AGIs này cho chế biến sản phẩm chức năng. Đây là một hướng nghiên cứu cần thiết để sản xuất AGIs này làm nguyên liệu chế biến thực phẩm cho người ĐTĐ, thừa cân và béo phì.

Từ các nghiên cứu thực tế trong và ngoài nước ở lĩnh vực chọn nấm Linh chi phù hợp cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase, đến q trình chiết xuất, thu

nhận và tạo chế phẩm AGIs và hướng ứng dụng AGIs này, một số vấn đề cơ bản cần được quan tâm là:

- Việc sử dụng nguyên liệu Linh chi trong nước này là có tính khả thi. Đây cũng là nguồn nơng sản phong phú ở Việt Nam.

- Không phải tất cả AGIs từ các nấm Linh chi đều có tính chất giống nhau. Hoạt lực của AGIs thu nhận phụ thuộc vào nguyên liệu.

- Thu nhận AGIs và tạo chế phẩm AGIs từ nấm Linh chi cho hoạt tính, hoạt lực kìm hãm α-glucosidase cao và hiệu quả phụ thuộc vào công nghệ chiết xuất, thu nhận cần phải được xác định cụ thể theo thực nghiệm.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu chọn nấm Linh chi ngun liệu có hoạt tính kìm hãm α-glucosidasecao và nghiên cứu các điều kiện chiết xuất AGIs, các điều thu nhận tạo chế phẩm AGIs và hướng ứng dụng AGIs này cần được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận chiết có khả năng kìm hãm α glucosidase từ nấm linh chi (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)