Ảnh hưởng của loại dung môi đến khả năng chiết xuất AGIs từ nấm Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận chiết có khả năng kìm hãm α glucosidase từ nấm linh chi (Trang 61 - 63)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2 Điều kiện chiết xuất AGIs từ nấm linh chi

4.2.1 Ảnh hưởng của loại dung môi đến khả năng chiết xuất AGIs từ nấm Linh

thể thấy chỉ tiêu về độ ẩm của mẫu nấm Linh chi ở các tỉnh khác nhau gần như là tương đương nhau (13,3±0,26 - 14,6±0,46%). Hàm lượng cellulose có sự chênh lệch đáng kể, hàm lượng cellulose trong nấm Linh chi cao nhất là 57,10±0,19% ở mẫu nấm Hưng Yên, thấp nhất là 52,16±0,27% ở mẫu nấm Lào Cai. Tiếp theo là hàm lượng lipid ở các mẫu nấm khơng có sự chênh lệch nhiều (trong khoảng 1,88±0,34 - 1,98±0,30%). Hàm lượng protein trong mẫu nấm Thanh Hóa là cao nhất 12,50±0,50%, thấp nhất là trong mẫu nấm Lào Cai 9,50±0,40%. Hàm lượng polysaccharide ở các mẫu nấm khơng có sự khác nhau đáng kể nào (trong khoảng 14,80±0,62 – 14,98±0,78 mg%). Tiếp đến, thành phần β- glucan cũng khơng có sự chênh lệch đáng kể nào trong các mẫu nấm (khoảng 5,12±0,29 – 5,67±0,34 mg%). Trong khi ở thành phần triterpenoic thì ở mẫu nấm Hưng n có hàm lượng cao nhất là 2,82±0,40%, cịn các mẫu nấm cịn lại khơng có sự chênh lệch nhiều. Qua đó, có thể thấy, hàm lượng chất dinh dưỡng của mẫu nấm Linh chi ở các tỉnh khác nhau có sự khác nhau ở một số thành phần dinh dưỡng, nguyên nhân có thể là do điều kiện ni trồng, thời tiết, cách thức chăm sóc...

Để chọn ra được mẫu nấm tốt nhất phục vụ cho các thí nghiệm tiếp theo, chúng tơi cịn tiến hành đánh giá chỉ tiêu về hoạt tính kìm hãm α-glucosidase (AGIs). Kết quả được thể hiện tại bảng 4.2. Qua bảng 4.2, có thể thấy, ở mẫu nấm Linh chi thu thập tại Đà Lạt thì thu được hoạt tính thấp nhất 36,13 ± 1,92%, cịn tại mẫu nấm ở Hưng n thì thu được hoạt tính cao nhất 58,03 ± 4,29%.

Chính vì vậy, từ kết quả đánh giá chất lượng dinh dưỡng và khả năng kìm

hãm α- glucosidase của nấm Linh chi ở các địa phương, chúng tôi quyết định lựa

chọn mẫu nấm Linh chi tại cơ sở sản xuất nấm Hồng Nam - TP Hưng Yên để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

4.2. ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT AGIs TỪ NẤM LINH CHI

4.2.1. Ảnh hưởng của loại dung môi đến khả năng chiết xuất AGIs từ nấm Linh chi Linh chi

Theo nghiên cứu, dung môi chiết xuất AGIs từ nấm Linh chi, chúng tơi tiến hành thí nghiệm lựa chọn loại dung môi dựa trên ảnh hưởng của dung môi: nước cất, ethanol, methanol, isopropy alcohol đến hiệu quả quá trình chiết xuất. Kết quả được thể hiện qua đồ thị 4.1 dưới đây:

Hình 4.1. Ảnh hưởng của dung mơi chiết xuất đến chiết xuất hoạt chất AGIs từ nấm Linh chi (n = 3, α = 0,05)

Từ đồ thị hình 4.1 ta có thể thấy được loại dung mơi có ảnh hưởng lớn đến khả năng chiết xuất hoạt chất AGIs. Khi sử dụng các loại dung môi nước cất, ethanol 96%, methanol 96%, isopropy alcohol 96% để chiết AGIs thì khả năng ức chế AGIs lần lượt là 48,15±1,83%; 52,93±0,99%; 54,05±1,27%; 53,84±0,96%. Trong đó, khi chiết xuất bằng nước cất thì khả năng thu được hoạt tính AGIs là thấp nhất 48,15±1,83%. Khi chiết xuất bằng ethanol, methanol, isopropy alcohol thì hoạt tính AGIs thu được ở 3 dung mơi này là cao, có sự chênh lệnh khơng đáng kể (trong khoảng 52,93±0,99% – 54,05%±1,27%). Trong khi đó, nước và ethanol là hai dung môi dễ kiếm, thân thiện với môi trường, các dung môi này không độc và rẻ hơn methanol và isopropy alcohol. Mặt khác, trong chế biến thực phẩm, dung mơi sử dụng khơng chỉ có khả năng chiết tốt, mà điều quan trọng là đảm bảo được tính an tồn cho sản phẩm.

Chính vì thế, qua kết quả thí nghiệm trên, chúng tơi lựa chọn ra được loại dung mơi phù hợp cho các thí nghiệm tiếp theo là loại dung mơi ethanol 96%. Bởi vì đây là loại dung mơi khá phổ biến và an tồn cho chế biến thực phẩm mà khả năng thu nhận hoạt tính AGIs cũng khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận chiết có khả năng kìm hãm α glucosidase từ nấm linh chi (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)