Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 118)

4.3.1.1. Quan điểm phát triển

- CNHT ngành điện tử nhằm mục đích hỗ trợ cho ngành CNĐT; là tấm

đệm, bệ phóng để đẩy nhanh quá trình phát triển của ngành CNĐT, đồng thời giúp ngành CNĐT có thể phát triển bền vững, làm chủ quá trình sản xuất, nâng cao vị thế của CNĐT huyện Yên Phong đối với toàn tỉnh và của tỉnh đối với cả nước trong chuỗi giá trị quốc gia và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Phát triển CNHT ngành điện tử phải song song với phát triển ngành

CNĐT, phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

- Phát triển CNHT ngành điện tử trên cơ sở chọn lọc, dựa trên lợi thế cạnh

tranh với công nghệ tiên tiến, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng. - Phát triển CNHT ngành điện tử trên quan điểm phát huy tối đa năng lực đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là năng lực dẫn dắt thị trường của các công ty, tập đoàn lớn đồng thời phát triển các DNNVV.

- Phát triển CNHT ngành điện tử phải phù hợp với phân công hợp tác quốc tế, với những xu thế đặc thù riêng của ngành điện tử và của từng đối tác chiến lược.

4.3.1.2. Các định hướng phát triển

a. Định hướng chung

- Ưu tiên phát triển các chuyên ngành điện tử công nghệ cao và có giá trị

gia tăng lớn, các sản phẩm điện tử tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, thân thiện môi trường. Các dự án mang tính chủ lực của ngành CNĐT trên địa bàn huyện cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại.

việc đầu tư phát triển ngành CNĐT. Quan tâm đặc biệt đến việc kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và công nghệ mới. Trong mỗi chuyên ngành cơ khí sẽ hình thành một DN đầu đàn, làm trung tâm hỗ trợ cho các cơ sở cơ khí vệ tinh phát triển.

- Trước mắt vẫn tận dụng hạ tầng kỹ thuật hiện có và phát huy sản xuất thu

hút nhiều lao động tạo ra sản phẩm hỗ trợ CNĐT có tính cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm điện tử truyền thống.

- Tập trung sản xuất lớn vào khu công nghiệp chuyên ngành, đầu tư cho xử

lý ô nhiễm môi trường một cách triệt để.

b. Định hướng phát triển sản phẩm

Tập trung sản xuất sản phẩm chủ lực là: sản phẩm điện – điện tử, sản phẩm cơ chí chính xác, khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, bao bì. Mở rộng sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt Nam, điện thoại di động, linh kiện điện tử phục vụ sản xuất và xuất khẩu, gia công lắp ráp các chi tiết linh kiện, điện tử, cơ khí có thể được vào khu vực nông thôn.

Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm CNHT điện tử chuyên dụng, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Phát triển ngành CNHT ngành điện tử trên cơ sở phát triển một số nhóm ngành đã có thế mạnh sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy và nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử như các loại sản phẩm điện tử gia dụng, trong đó bao gồm một số nhóm chính: điện thoại di động, điều hòa không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, lò vi sóng..., ngoài ra còn phải kể đến các sản phẩm điện tử phục vụ cho văn phòng như: máy in, máy tính, máy photocopy, máy fax..., các sản phẩm điện tử phục vụ nhu cầu công nghiệp.

c. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Thị trường xuất khẩu: Hiện nay nhu cầu của thị trường trên thế giới về mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính là vô cùng lớn, dẫn tới khả năng tăng trưởng và xuất khẩu mặt hàng này trong các năm tới có nhiều triển vọng. Vì thế cần phải tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang các nước trên thế

giới. Bên cạnh đó vẫn duy trì và phát triển sản lượng xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ truyền thống trong đó chủ yếu là các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.

- Thị trường trong nước: trong điều kiện kinh tế tăng trưởng như hiện nay, đời sống của người dân trong nước đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các mặt hàng điện tử và linh kiện cũng tăng theo. Về cơ bản, các mặt hàng linh, phụ kiện điện tử đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do chủ yếu được sản xuất từ các DN FDI nên giá thành sản phẩm cao. Vì thế, cần phải tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện tử, giúp giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó địa phương cũng cần có các chinh sách hỗ trợ, tăng cường mối liên kết giữa các DN sản xuất kinh doanh sản phẩm điện tử trong nước, thực hiện mạnh mẽ hơn nữa công cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

d. Định hướng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong phát triển CNHT các ngành công nghiệp nói chung và ngành điện tử nói riêng, do sự phát triển của khoa học công nghệ, những công đoạn đơn giản có thế thay thế bằng máy móc thực hiện. Hơn nữa, các sản phẩm hỗ trợ điện tử có xu hướng ngày càng hiện đại, sử dụng công nghệ cao. Vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải được quan tâm chú trọng, đảm bảo đáp ứng kịp thời với sự phát triển của CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện.

Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp -

trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo

yêu cầu của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.1.3. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

a. Ưu điểm

- Về cơ cấu ngành:

Cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh đã chuyển dịch theo hướng tích cực và đúng định hướng, không chỉ đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp mà còn là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.

Đồ thị 4.6. Cơ cấu ngành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2018

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh

Sự tăng trưởng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) có sức bật mạnh mẽ nhất từ 23,8% năm 1997 tăng lên 73,7% năm 2016, khu vực I (nông lâm nghiệp và thủy sản) giảm mạnh nhất từ 45% năm 1997 xuống còn 5,8% năm 2016 và cuối cùng, khu vực III (dịch vụ) có mức giảm ở mức thấp và biến động không lớn, chỉ giảm từ 32,2% năm 1997 xuống mức 20,6% năm 2016. Như vậy, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có sự bứt phá mạnh mẽ, thay thế vị trí đứng đầu của khu vực nông nghiệp, trở thành đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, và đây cũng là định hướng phát triển của tỉnh khi thu hút được lượng FDI lớn vào ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử.

- Về quy mô:

Năm 1997, khi mới tách tỉnh, ngành này còn chưa có trong danh mục kinh tế của Bắc Ninh. Nhưng tính đến thời điểm năm 2018, tổng vốn đăng ký đầu tư vào ngành CNĐT của huyện Yên Phong ước đạt trên 10 tỷ USD, dự tính tạo ra giá trị sản xuất tới 608 nghìn tỷ đồng, chiếm 70%/ tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp góp phần đưa Bắc Ninh nhiều năm liền lọt vào top 10 cả nước về thu hút FDI. Trong đó, việc Tập đoàn Samsung bỏ vốn đầu tư xây dựng Nhà máy SEV tại KCN Yên Phong đã kéo theo khoảng 20 DN khác trong lĩnh vực điện tử của Hàn Quốc cũng đầu tư vào huyện như Orion, Dongsin, KCC,...

Quy mô của các DN CNHT ngành điện tử cũng có sự chuyển biến nhất định. Phần lớn các DN tham gia vào sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành điện tử là các DNNVV thì ngày càng xuất hiện nhiều DN là công ty con của các Tập đoàn đa quốc gia tham gia vào thị trường sản xuất sản phẩm CNHT ngành điện tử của huyện để cung cấp các linh kiện, phụ kiện trong hoạt động lắp ráp nội bộ của DN, cung cấp cho công ty mẹ hoặc cung cấp cho thị trường bên ngoài. Từ đó, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu tăng vượt bậc từ năm 2012 là 13,623 tỷ USD, đến năm 2018 là 34,098 tỷ USD. Huyện Yên Phong đã khẳng định mình là trung tâm công nghiệp điện tử của cả tỉnh.

- Về công nghệ:

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hỗ trợ của ngành CNĐT của huyện Yên Phong chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN hoạt động ngành điện tử của tỉnh, chính các DN FDI này đã mang đến cho huyện Yên Phong nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung dây chuyền công nghệ sản xuất, máy móc ngày càng hiện đại. Nhờ đó trình độ công nghệ được cải tiến để đáp ứng khả năng cạnh tranh ngày càng cao khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Về hạ tầng cơ sở:

Hạ tầng cơ sở được đầu tư mở rộng, nâng cấp đã đáp ứng không chỉ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trong huyện.

b. Hạn chế

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu và là ngành tạo ra giá trị sản xuất chủ yếu của huyện và toàn tỉnh, nhưng ngành CNĐT và CNHT CNĐT của huyện Yên Phong vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó, một số vấn đề còn tồn tại có thể kể đến như sau:

- Thiếu chủ trương cụ thể về phát triển CNHT CNĐT: chưa tập trung vào công tác tổng hợp tham mưu xây dựng một chính sách cụ thể của tỉnh và lộ trình thực hiện. Chưa xây dựng một đơn vị có đủ tiềm lực, nội hàm để thực hiện chức năng truyền tải các chủ trương, chính sách đến các doanh nghiệp. Các hoạt động khuyến công còn yếu, và hoạt động khuyến khích phát triển CNHT công nghiệp điện tử nhằm tận dụng tối đa các lợi thế, nhân tố thúc đẩy ngành điện tử phát triển.

minh bạch hơn nữa.

- Các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI mà mới chỉ tham gia được ở các giai đoạn đầu tiên, sản xuất linh kiện, phụ kiện có hàm lượng công nghệ thấp, chưa có chiều sâu và hàm lượng chất xám, do đó giá trị gia tăng của sản phẩm là không cao. Các DN tham gia ở phân khúc bao bì, đóng gói đơn giản là nhiều.

- Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về CNHT nói chung và CNHT điện tử nói riêng: đây là kho thông tin về các DN tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn huyện và tỉnh, từ đó giúp các DN có thể tìm hiểu và có định hướng phát triển tốt hơn về lĩnh vực mà họ đang tham gia. Đây cũng là cầu nối giúp các DN tham gia liên doanh, liên kết theo cả chiều dọc và chiều ngang, liên kết cả với các DN FDI, nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển giao công nghệ hoặc đào tạo nhân lực.

- Chưa tổ chức các hội chợ triển lãm về CNHT điện tử: với mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia sâu vào mạng lưới cung ứng, đây là một hoạt động vô cùng thiết thực không chỉ giới thiệu được các chủ trương, chính sách ưu đãi của Nhà nước và của tỉnh, mà còn có thể đưa ra hiện trạng, các giải pháp nhằm thúc đẩy hệ sinh thái CNHT điện tử. Tranh thủ được đóng góp ý kiến từ các doanh nghiệp, và các chuyên gia trong - ngoài nước.

- Nguồn nhân lực: Mặc dù có trường Cao đẳng nghề Viglacera nhằm đào tạo nhân lực công nghệ cao cho các DN. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, huyện Yên Phong mới chỉ đáp ứng được nguồn nhân lực lao động phổ thông, các doanh nghiệp FDI vẫn phải sử dụng lao động có tay nghề cao của các nước trong khối ASEAN ở các khâu quan trọng, đòi hỏi hàm lượng chất xám và kỹ thuật cao.

c. Nguyên nhân của các hạn chế

Việc hoạch định cơ chế, chính sách cụ thể hầu như thuộc phạm vi của Chính phủ, ít có sự tham gia của các nhà tài trợ, các chuyên gia, các nhà khoa học. Chính vì thế, ít nhiều các chính sách này chưa được cụ thể hóa so với các điều kiện thực tế, phù hợp với địa phương này và không phù hợp với địa phương khác, khả năng xây dựng chính sách cho từng vùng miền là rất thấp.Đặc biệt lĩnh vực CNHT CNĐT rất mới mẻ, cần những quyết sách phù hợp với các mục tiêu phát triển từ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

CNĐT còn thiếu, đặc biệt là các chính sách về hỗ trợ tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin..., bởi vì đây là nhân tố then chốt trong việc thúc đẩy CNHT CNĐT phát triển và nắm bắt được những nhu cầu mới trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Độ tin cậy của các nhà cung cấp hay nói chính xác hơn là xuất xứ hàng hóa khó đảm bảo được độ tin cậy cho khu vực hạ nguồn. Chất lượng, giá cả, sự phong phú chủng loại sản phẩm của CNHT CNĐT thấp. Khi các doanh nghiệp thuộc khu vực hạ nguồn đi đến đâu cũng phải kéo theo một tập hợp các nhà cung ứng cho mình, quá trình này đòi hỏi sự tốn kém về chi phí kinh tế lẫn chi phí quản lý, do đó họ lại quay sang lựa chọn phương án là nhập khẩu các linh, phụ kiện điện tử từ những nhà cung ứng có sẵn trước đó.

Hạ tầng cung ứng trong lĩnh vực CNHT CNĐT chưa tốt, thiếu thốn và đòi hỏi chi phí cao, điều này làm cho chi phí sản xuất tăng lên và các doanh nghiệp trong nước khó có đủ tiềm lực để xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm đáp ứng được chất lượng, giá cả, sự đa dạng và nhanh chóng chuyển đổi.

Thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao, đáp ứng được các khâu quan trọng như R&D, thử nghiệm và phát triển sản phẩm, gây nên khó khăn trong việc lựa chọn hình thức sản xuất của các doanh nghiệp CNĐT. Thay vì đầu tư nghiên cứu và phát triển, họ chỉ đầu tư phần ít tạo ra giá trị lớn vì hạn chế về nguồn nhân lực.

Các kênh thông tin giữa các doanh nghiệp FDI hay nhà lắp ráp với các công ty nội địa, các tập đoàn lớn ở bên ngoài đặc biệt là các tập đoàn của Nhật Bản, Hàn Quốc còn thiếu, chưa có cơ sở dữ liệu về CNHT CNĐT gây ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc tìm kiếm đơn vị cung ứng linh phụ kiện và các dịch vụ đáp ứng tốt cho nhu cầu của họ.

Tính hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT CNĐT với các doanh nghiệp thuộc khu vực hạ nguồn còn yếu.Đặc biệt là khối doanh nghiệp trong nước với khối doanh nghiệp FDI.Hầu hết các doanh nghiệp nội địa kém năng động, nhạy bén trong việc xây dựng mối liên kết này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Phân tích SWOT

Qua nghiên cứu tình hình phát triển NCHT điện tử trên địa bàn huyện Yên Phong, tác giả xây dựng phân tích SWOT như sau:

Bảng 4.13. Mô hình SWOT về phát triển CNHT ngành điện tử huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 118)