Thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 59)

BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Thành lập các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

4.1.1.1. Quy hoạch các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

Với chủ trương đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp theo quy hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh, huyện Yên Phong hiện được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; lập đồ án quy hoạch chung thị trấn Chờ và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050…đã thực hiện quy hoạch thành lập các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, tiến hành quy hoạch lại và sáp nhập các cụm công nghiệp thành các khu công nghiệp tập trung, khu sản xuất liên hợp để khai thác lợi thế phát triển sản xuất. Số lượng các KCN, cụm CN tăng qua các năm, tính đến hết năm 2018, trên điạ bàn huyện đã xây dựng và đi vào hoạt động 3 KCN và 4 cụm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp FDI đến từ các quốc gia trong đó 70% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Cụ thể:

+ 02 Khu công nghiệp : KCN Yên Phong I (diện tích là 655 ha, đã đi vào hoạt động từ năm 2005) và KCN Yên Phong II (diện tích 1.200 ha, đã được phê duyệt Đồ án quy hoạch vào tháng 2/2019, hiện đang trong quá trình đầu tư hạ tầng cơ sở).

Khu công nghiệp Yên Phong do Viglacera đầu tư sau hơn mười năm, cơ bản đã được lấp đầy phần diện tích cho thuê với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Samsung, Orion, Flexcom, Dongsin, Dawo Vina, Hansol,... thu hút đầu tư cho ngành CNĐT đạt khoảng 2,6 tỷ USD, nâng tổng thu hút đầu tư của 2 KCN lên 10 tỷ USD, giá trị sản xuất công nghiệp lên 30 tỷ USD. KCN Yên Phong còn góp phần không nhỏ trong công tác an sinh xã hội, phát triển cộng đồng. Các doanh nghiệp trong KCN tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động công nghiệp và 4.000 lao động dịch vụ gián tiếp, góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định không những cho lao động địa phương mà còn thu hút lao động của các tỉnh thành từ khắp nơi trên cả nước. Từ đó góp phần đưa Bắc Ninh thành trung tâm

của ngành công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xanh - sạch.

+ 05 Cụm công nghiệp: CCN Đông Thọ (diện tích 34,84 ha, đã đi vào hoạt động từ năm 2006) và 04 CCN khác hiện đang trong quá trình đầu tư hạ tầng cơ sở.

Biểu đồ 4.1. Số KCN, cụm CN trên địa bàn huyện Yên Phong từ 2016 - 2018

Nguồn: BQL các KCN huyện Yên Phong

CCN Đông Thọ là một trong hai CCN đã được đầu tư hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh và đồng bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thu hút 41 DN CNĐT đầu tư với tổng số vốn lên tới 2.330 tỷ đồng. Các DN này đa số đều là các DN FDI có quy mô vừa và nhỏ, có thể ngay lập tức cung ứng các mặt hàng phụ trợ cho các DN CNĐT lớn ở KCN Yên Phong.

Trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện có khu công nghiệp Yên Phong 1 là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp công nghiệp điện tử trên địa bàn huyện. Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, khu công nghiệp Yên Phong 1 đã mở rộng diện tích trong giai đoạn 2 lên 658 ha, xây dựng KCN Yên Phong 2 với diện tích quy hoạch 1.200 ha. Qua các giai đoạn, huyện Yên Phong đã tiến hành đánh giá hoạt động của các KCN, cụm công nghiệp để tiến hành quy hoạch lại hoặc sáp nhập phục vụ chuyên môn hóa, đầu tư trọng điểm cho các khu theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đối với

việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp điện tử và hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử, huyện Yên Phong ưu tiên diện tích tại khu công nghiệp Yên Phong 1 và Yên Phong 2 để xây dựng các công ty sản xuất điện tử trong và ngoài nước theo hình thức đầu tư FDI.

4.1.1.2. Quy hoạch đất đai cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Huyện Yên Phong đã ưu tiên quỹ đất thực hiện quy hoạch phát triển các KCN, cụm công nghiệp, mở rộng các KCN để đáp ứng nhu cầu xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp công nghiệp điện tử nói riêng. Trong giai đoạn từ 2016 đến 2018, huyện đã quy hoạch chuyển đổi mở rộng thêm 217,09 ha đất cho phát triển các khu công nghiệp trong đó 50 ha năm 2018 dành cho các doanh nghiệp điện tử tại khu công nghiệp Yên Phong 1 và Khu công nghiệp điện tử tập trung Yên Trung. Xác định công nghiệp điện tử và các hoạt động hỗ trợ CNĐT là ngành mũi nhọn của địa phương trong hoạt động phát triển, thu hút đầu tư, huyện đã có những chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư trong nước về điều kiện cho thuê mặt bằng sản xuất, hệ thống hạ tầng phụ trợ.

Với việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, huyện đã có chính sách hỗ trợ việc làm cho những người dân trên địa bàn bị thu hồi đất. Quy hoạch lại dân cư theo hình thức phát triển các hoạt động phụ trợ cho sản xuất công nghiệp như các dịch vụ ăn uống, nhà ở, đưa đón và cung cấp các yếu tố đầu vào khác cho sản xuất công nghiệp. Mục tiêu của huyện là tập trung ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp trên cơ sở cân đối các nguồn lực, tạo ra sự phát triển ổn định bền vững. Việc cung cấp các yếu tố đầu vào, các yếu tố hỗ trợ tại chỗ đã tạo diều kiện cho huyện thu hút nguồn vốn đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, phát triển sản xuất dịch vụ, cải thiện kinh tế hộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện tại hóa. Phát triển các KCN đi đôi với bảo vệ môi trường và cân bằng các lợi ích xã hội của địa phương. Tính đến 2018, tổng diện tích đất cho các KCN là 2.267,84 ha trong đó 2 khu công nghiệp trọng điểm là khu công nghiệp Yên Phong 1 và Yên Phong 2 có tổng diện tích là 1.658 ha, chiếm 73,11% tổng diện tích đất khu công nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp điện tử nói chung và các doanh nghiệp HTCNĐT nói riêng. Tại Khu công nghiệp Yên Phong 1, Yên Phong 2 là nơi tập trung các DN điện tử và hỗ trợ ngành điện tử như Sam Sung, Hansol, Dwon, nhà máy của tập đoàn công nghiệp Foxcom….

Biểu đồ 4.2. Diện tích đất các KCN, cụm CN tại Yên Phong từ 2016-2018

Nguồn: BQL các KCN huyện Yên Phong

Trong đó, công ty Sam Sung đã tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy lắp ráp điện tử hình thành tổ hợp sản xuất điện tử Sam Sung Vina với tổng số vốn trên 5 tỷ USD. Hiện nay SEV đang được triển khai thành một khu công nghiệp phức hợp của Samsung, với hai nhà máy sản xuất pin điện thoại và máy hút bụi cũng đã được SEV đưa vào hoạt động ngoài nhà máy sản xuất ĐTDĐ.Cũng như nhà máy sản xuất ĐTDĐ Samsung tại Hàn Quốc, SEV đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2008 về chất lượng và quy trình sản xuất. Các công đoạn từ việc gắn các chip lên bản mạch chính đến cài đặt phần mềm, kiểm tra chức năng… đều được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, tự động hóa rất cao với những hệ thống tự động hiện đại phối hợp theo dây chuyền, được điều khiển từ hệ thống máy tính chủ. Kết thúc quá trình là khâu kiểm nghiệm chất lượng, thành phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ chịu nhiệt, chịu shock điện cao thế, độ va đập cơ học… để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải là những sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, các nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam để cung ứng cho việc sản xuất tại SEV cũng phải đạt tiêu chuẩn khắt

Bảng 4.1. Quy hoạch đất cho các KCN trên địa bàn huyện Yên Phong giai đoạn 2016-2018

Khu/ cụm CN Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ Yên Phong 1 651.00 651.00 658.00 100.00 101.08 100.54 Yên Phong 2 1,200.00 1,200.00 1,200.00 00.00 100.00 100.00 Yên Trung - - 50.00 Phong khê 12.70 12.30 28.00 96.85 227.64 148.48 Đồng Thọ 75.00 160.00 160.00 213.33 100.00 146.06 Mẫn Xá 26.54 26.54 26.54 100.00 100.00 100.00 Thị trấn Chờ 85.51 85.51 145.30 100.00 169.92 130.35 Tổng 2,050.75 2,135.35 2,267.84 104.13 106.20 105.16

4.1.2. Đầu tƣ trọng điểm các doanh nghiệp quy mô lớn

Nói đến công nghiệp điện tử là nói đến sự gắn kết của nhiều công đoạn sản xuất, nhiều nhà máy, nhiều linh kiện và các thao tác con người để hình thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Xu thế hiện nay là có sự hợp tác trong sản xuất giữa các doanh nghiệp riêng biệt hoặc là tập hợp của các nhà máy thực hiện các hoạt động chuyên môn hóa trên cơ sở sáp nhập các công ty thành một hệ thống vệ tinh để hình thành một công ty có quy mô lớn, tập trung các nguồn lực để đầu tư cho phát triển. Các doanh nghiệp điện tử đang hoạt động trên địa bàn huyện Yên Phong chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ, thực hiện gia công cho các công ty FDI hoặc cung cấp các sản phẩm có giá trị không lớn tập trung vào cung cấp các sản phẩm cao su, nhựa cho các công ty điện tử FDI.

Đầu tư trọng điểm cho các doanh nghiệp có quy mô lớn về sản phẩm công nghiệp điện tử trên địa bàn huyện chưa được quan tâm đúng mức, nguồn đầu tư chủ yếu là của các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc trong xây dựng và hình thành tổ hợp sản xuất điện tử. Các doanh nghiệp nội địa có số vốn không lớn, thực hiện gia công sản phẩm; tỷ lệ nội địa hóa và hoàn chỉnh không cao và phụ thuộc vào thị trường của các công ty FDI trên địa bàn. Việc thiếu các doanh nghiệp nội địa có quy mô lớn trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử trên địa bàn huyện là một trong những nguyên nhân chủ yếu trong đầu tư của huyện vào các doanh nghiệp có quy mô lớn. Cần có các biện pháp khắc phục tình trạng này thông qua việc thay đổi chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác, sáp nhập thành doanh nghiệp quy mô lớn và chuyên môn hóa cao.

Ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư trọng điểm để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh, nâng cao giá trị sản phẩm là hướng đi đang được huyện thực hiện trong hỗ trợ phát triển các công ty công nghiệp điện tử trên địa bàn huyện Yên Phong. Hình thành khu liên hợp điện tử Sam Sung là kết quả trong thực hiện chính sách đầu tư trọng điểm của các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn huyện Yên Phong. Với 2 nhà máy chính sản xuất linh kiện và màn hình cùng với hệ thống các công ty thành viên, hiện nay tổ hợp Sam Sung tại Yên Phong là một tổ hợp CNĐT hoàn chỉnh, có quy mô rất lớn và thực hiện chuyên môn hóa cao. Tổng nguồn vốn đầu tư cho các công ty trọng điểm trong CNĐT tăng

từ 1.4 tỷ USD năm 2015 lên 6.5 tỷ USD năm 2018 trong đó 98.9% nguồn vốn đầu tư là cho các công ty điện tử trực thuộc Sam Sung Việt Nam và nằm trong tổ hợp điện tử Sam Sung Yên Phong.

Biểu đồ 4.3. Nguồn vốn đầu tƣ cho các DN điện tử tại Yên Phong

Nguồn: Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh

Các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ có điều kiện tận dụng ưu thế trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, xây dựng được thị phần trong và ngoài nước rất lớn. Có thể thấy, đa số các sản phẩm điện tử đươc sản xuất ra tại các doanh nghiệp điện tử là phụ vụ cho xuất khẩu. Tính từ năm 2015 đến 2018, giá trị xuất khẩu các mặt hàng CNĐT tăng từ 2.68 tỷ USD lên 7.78 tỷ USD. Đi đôi với hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô lớn về CNĐT, cần có các chính sách ưu đãi và tạo điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, các ưu đãi về mặt bằng sản xuất, cung ứng nguồn nhân lực, sắp xếp các doanh nghiệp hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp CNĐT phát triển.

4.1.3. Hỗ trợ cải tiến cho các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp công nghiệp điện tử nếu không có sự hợp tác sẽ phải đối đầu với những tập đoàn lớn có tiềm lực khổng lồ không chỉ tại thị trường quốc tế

mà ngay trong thị trường nội địa. Thị trường với cơ chế tự sàng lọc và lựa chọn sẽ khiến các doanh nghiệp CNĐT nhất là các DN nhỏ gặp nhiều thách thức nếu không có những thay đổi mạnh mẽ. Để thích ứng và xa hơn nữa là đón đầu, doanh nghiệp cần có nguồn lực tài chính, công nghệ, con người đủ mạnh. Có thể nói, đây sẽ là những thách thức lớn đối với DN CNHT ngành điện tử ở Yên Phong nói riêng và ở cả nước nói chung. Các DN CNHTĐT đang có những hạn chế cơ bản như: Hầu hết các DN CNHT điện tử có quy mô từ nhỏ, chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới còn thấp, chủ yếu thực hiện gia công sản phẩm, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, công nghệ chưa bắt kịp yêu cầu; Hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu; DN chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của các công ty điện tử lớn và các đối tác trong và ngoài địa bàn tỉnh.

Để thích ứng và xa hơn nữa là đón đầu, doanh nghiệp CNHTĐT cần có nguồn tài chính, công nghệ, con người đủ mạnh. Để thực hiện được yêu cầu đó cần: Phát triển hạ tầng công nghệ số và công nghệ thông tin, nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức sản xuất; Hỗ trợ đào tạo các kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo; hỗ trợ đào tạo lại và đào tạo nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động giản đơn và lao động tay nghệ thấp, thực hiện đào tạo bổ sung các kỹ năng và kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của các hệ thống sản xuất và công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại; Ưu đãi và tạo thuận lợi trong tiếp cận các nguồn tài chính để thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức sản xuất; Ưu tiên và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới. Cần có những hỗ trợ nhiều hơn đối với các hoạt động chuyển giao phần mềm như tri thức, kỹ năng vận hành, và năng lực cải tiến các công nghệ được chuyển giao.

Nhằm thực hiện hỗ trợ cải tiến các DNCNHTĐT trên địa bàn huyện Yên Phong, ủy ban nhân dân huyện và công ty Sam Sung đã thực hiện hỗ trợ cải tiến các DN nhăm tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng linh, phụ kiện cho Samsung. Cùng với cam kết chung tay phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử của Việt Nam, sau những nỗ lực nhằm tìm kiếm và kết nối với các nhà cung ứng Việt, tính nay nay tổng số nhà cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)