Nguồn nhân lực, lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)

Đối với các DNCNĐT, người lao động là 1 trong những yếu tố ảnh hướng quyết định tới kết quả sản xuất. Về trình độ học vấn và chuyên môn nghề: Phần lớn người lao động trong các KCN ở Yên Phong có trình độ văn hóa là THPT và THCS. Mặc dù vậy, so với mặt bằng “dân trí” chung thì trình độ học vấn của công nhân, lao động trong các KCN còn thấp. Trình độ học vấn thấp ảnh hưởng nhất định đến năng suất và chất lượng lao động của KCN. Trong các nhóm doanh nghiệp, lao động trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm cao nhất.

Biểu đồ 4.11. Độ tuổi lao động trong các công ty điện tử tại Yên Phong

Nguồn: tổng hợp điều tra (2019)

Độ tuổi của người lao động trong các DNCNĐT chủ yếu từ 18 đến 35 trong đó 39% số lao động nằm trong độ tuổi từ 20 đến 25. Tỷ lệ lao động nữ trong các DN điện tử chiếm >90% tổng số lao động của DN. Mặt khác, chủ yếu lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chính quy, chủ yếu được đào tạo ngắn hạn theo quy định của các công ty. Nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng các yêu cầu của sản xuất, huyện cần có chủ trương liên kết đào tạo với các DN để sử dụng lao động được đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu quy trình của các công ty để từ đó xây dựng giáo trình và chương trình đào tạo phù hợp. Quan tâm đến các điều kiện cho người lao động thông qua phúc lợi xã hội, công đoàn và cho người lao động tham gia các hoạt động xã hội, tạo sự gắn kết giữa DN với người lao động.

Bảng 4.6. Đào tạo nguồn lao động của các DN

STT Chỉ tiêu đánh giá Số lƣợng (Ý kiến) Tỷ lệ

(%)

1 Thường xuyên 16 53.33

2 Theo yêu cầu của NLĐ 6 20.00

3 Theo yêu cẩu của BQL KCN 6 20.00

4 Chưa đào tạo 2 6.67

Tổng số 30 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp đã quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất bởi điện tử là ngành sản xuất đòi hỏi nhiều công đoạn liên quan đến con người, các công đoạn gia công sản phẩm và lắp ráp. 53.33% số doanh nghiệp thường xuyên đào tạo và đào tạo lại nâng cao năng lực, tay nghề cho người lao động, đây là giải pháp mang tính chất bền vững vừa góp phần nâng cao năng suất lao động, hạn chế sản phẩm hỏng lỗi, tạo điều kiện cho người lao động nắm bắt được các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất. Hoạt động đào tạo còn giúp gắn kết người lao động với doanh nghiệp, giải quyết khó khăn về sự biên động nguồn nhân lực ở các DN điện tử.

Bảng 4.7. Đánh giá của doanh nghiệp và ngƣời lao động về nội dung và hình thức đào tạo STT Mức độ đánh giá Số lƣợng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt, phù hợp 28 46.67 2 Tốt 13 21.67 3 Bình thường 6 10.00 4 Chưa phù hợp 9 15.00 5 Không đánh giá 4 6.67 Tổng số khảo sát 60 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Kết quả trong bảng 4.7 cho thấy đánh giá của người lao động và doanh nghiệp về nội dung và hình thức đào tạo nguồn nhân lực. Có 46,67% ý kến đánh giá nội dung và hình thức đào tạo là phù hợp; 21,67% số ý kiến đánh giá tốt; tuy nhiên 15% số ý kiến khảo sát đánh giá nội dung và hình thức chưa phù hợp. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh họa động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, cải tiến phương pháp đào tạo cho phù hợp với điều kiện

thực tế của từng doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần có đội ngũ đào tạo có chất lượng, có chuyên môn và kỹ năng sư phạm để tham gia quá trình đào tạo.

Bảng 4.8. Đánh giá về chất lƣợng đào tạo, nâng cao năng lực

STT Chỉ tiêu đánh giá Số lƣợng (Ý kiến) Tỷ lệ

(%) 1 Có chất lượng, đảm bảo 27 45.00 2 Đảm bảo 17 28.33 3 Chưa đảm bảo 14 23.33 4 Khác 2 3.33 Tổng số 60 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Khảo sát ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho thất, có tới 45% số ý kiến của doanh nghiệp và người lao động đánh giá là tốt và có chất lượng. Tuy nhiên có tới 23,33% số ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo chưa tốt, chưa đảm bảo. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu của người lao động, thực hiện đào tạo như cầu, đào tạo chuyên sâu cho từng đối tượng cụ thể. Đào tạo không mang tính hình thức, song song với quá trình đào tạo là quá trình đánh giá chất lượng sau đào tạo và tổ chức các cuộc thi sát hạch, kiểm tra và đánh giá sự cải thiện sau đào tạo.

Bảng 4.9. Khảo sát nhu cầu của đào tạo của ngƣời lao động

STT Chỉ tiêu đánh giá Số lƣợng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Chuyên môn 25 83.33 2 Kỹ năng nghề nghiệp 27 90.00 3 An toàn lao động 19 63.33

4 Nâng cao tay nghề 28 93.33

5 Không có nhu cầu 2 6.67

Tổng số khảo sát 30

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Kết quả trong bảng 4.9 cho thấy nhu cầu đào tạo của người lao động hiện nay là rất lớn. Người lao động trong các DN điện tử chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chính quy, khi tham gia lao động được đào tạo một khóa

ngắn hạn dưới hình thức công nhân cũ đào tạo công nhân mới. Có thể thấy, 93.3% người lao động có nhu cầu đào tạo nâng cao tay nghề; 90% có nhu cầu đào tạo về các kỹ năng công việc và đào tạo chuyên môn. Để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, các DN cần khảo sát nhu cầu của người lao động để có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động; tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề, thực hiện hoạt động đào tạo, chuyển giao, mở các lớp đào tạo chính quy cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nhiều yếu tố tác động tới sự gắn bó của người lao động với DN. Kết quả khảo sát trong bảng 4.10 cho thấy, hầu hết người lao động đánh giá môi trường làm việc độc hại đặc biệt là lao động trong bộ phận tiếp xúc với mê tan và từ trường. Một tỷ lệ không nhỏ người lao động ở các tỉnh lân cận hoặc các tỉnh xa như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, các tỉnh tây bắc và bắc miền trung do vậy chi phí sinh hoạt, ăn ở tương đối cao. 60% số người được hỏi đánh giá mức thu nhập còn thấp so với công việc và mặt bằng chi phí sinh hoạt.

Bảng 4.10. Khó khăn của ngƣời lao động

STT Khó khăn Số lƣợng (Ý kiến) Tỷ lệ

(%)

1 Môi trường độc hại 28 93.33

2 Chế độ đãi ngộ thấp 19 63.33

3 Chi phí sinh hoạt cao 24 80.00

4 Khác 15 50.00

Tổng số 30

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2019)

Để tạo điều kiện gắn bó giữa người lao động với DN, trước hết cần quan tâm đến chế độ làm việc, nghỉ ngơi với người lao động. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động, thực hiện luân chuyển lao động trong các bộ phận độc hại, thường xuyên thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, phát triển đội ngũ y tế trong công ty để nâng cao sức khỏe cho người lao động. Quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, có các hỗ trợ cần thiết về nhà ở, đi lại, chế độ bảo hiểm cho người lao động. Phát triển mô hình ký túc xá công ty để tạo điều kiện cho người lao động có chỗ nghỉ ngơi hợp lý, giảm các chi phí sinh hoạt. Phát triển công đoàn công ty, đảm bảo các phúc lợi cho người lao động để người lao động yên tâm làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)