Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 53)

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Phong trong giai đoạn 2015-2017 thể hiện trong bảng số liệu 3.1. Huyện Yên Phong có tổng diện tích 9.686,15ha bao gồm 1 thị trấn và 13 xã. Yên Phong là huyện có diện tích lớn thứ 2 của tỉnh Bắc Ninh, hiện nay diện tích đất của Yên Phong đang được quy hoạch cho phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện chiến lược hiện đại hóa để đưa Bắc Ninh thành thành phố hiện đại vào 2020. Hiện tại, trên địa bàn huyện Yên Phong có 2 Khu công nghiệp lớn và nhiều cụm công nghiệp nhỏ. Khu công nghiệp Yên Phong I đã đi vào hoạt động từ đầu những năm 2000, hiện tại có khoảng 50 doanh nghiệp với khoảng 27.000 công nhân đang làm việc với nhiều công ty lớn như Sam Sung Việt Nam; bên cạnh đó còn có khu công nghiệp Đông Thọ với diện tích 48,76ha với khoảng 30 doanh nghiệp và hơn 10.000 công nhân.

Diện tích đất giành cho sản xuất công nghiệp thông qua việc xây dựng những khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng trung bình khoảng 1% mỗi năm tương ứng với mỗi năm các khu công nghiệp trên địa bàn huyện được mở rộng thêm khoảng 59 ha. Sự mở rộng các khu công nghiệp tạo điều kiện xây dựng các nhà máy, cụm nhà máy công nghiệp, hình thành các tổ hợp sản xuất công nghiệm và công nghiệp hỗ trợ. Sự cải thiện trong chính sách đất đai và các ưu đãi trong quy hoạch phát triển công nghiệp đã góp tần tạo điều kiện cho công nghiệp nói chung và các ngành công nghiệp hỗ

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Phong giai đoạn 2016-2018

(ĐVT: ha)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) SL CC SL CC SL CC 17/16 18/17 BQ (%) (%) (%) I . Tổng DT đất tự nhiên 83.580,00 100 83.580,00 100 83.580,00 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 49.491,70 59,21 49.546,60 59,28 49.376,00 59,08 100,11 99,66 99,88 1.1 Đất SX nông nghiệp 43.856,80 88,61 43.791,00 88,38 43.534,60 88,17 99,85 99,41 99,63 1.2 Đất rừng 590.90 1,19 588,00 1,19 586,30 1,19 99,51 99,71 99,61 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4.833,00 9,77 4.967,50 10,03 5.060,40 10,25 102,78 101,87 102,33 1.4 Đất nông nghiệp khác 211.00 0,43 200,10 0,40 194,70 0,39 94,83 97,30 96,06 2. Đất phi nông nghiệp 33.874,80 40,53 33.894,00 40,55 34.067,30 40,76 100,06 100,51 100,28 2.1 Đất ở 10.167,80 30,02 10.184,00 30,05 10.237,00 30,05 100,16 100,52 100,34 2.2 Đất chuyên dùng 16.860,00 49,77 16.863,00 49,75 16.865,30 49,51 100,02 100,01 100,02 2.3. Đất dành cho Khu công nghiệp 6.847,00 20,21 6.847,00 20,20 6.965,00 20,44 100,00 101,72 100,86 3. Đất chưa sử dụng 213.50 0,26 139,40 0,17 136,70 0,16 65,29 98,06 80,02

II. Một số chỉ tiêu BQ

1. Diện tính tự nhiên BQ/ người

(ha/người) 0,0738 - 0,0724 - 0,0709 0,00 - - -

2. Diện tích đất NN BQ/người

(ha/người) 0,0437 - 0,0429 - 0,0419 0,00 - - -

3.1.2.2. Dân số lao động

Yên Phong là một trong những huyện có dân số đông của tỉnh Bắc Ninh, phân bố dân cư tập trung ven các trục đường chính và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kê, dân số của huyện Yên Phong năm 2017 là 171.858 người trong đó phụ nữ chiếm 49.62% tương đương với 84.867 người, tỷ lệ năm giới trên tổng dân số toàn huyện là 50.38% tương đương với 86.991 người. Tỷ lệ dân số tương đối cân bằng tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện phân công lao động trong các lĩnh vực tùy thuộc và khả năng làm việc của nam giới hoặc nữ giới. Sự cân bằng giới tính còn góp phần ổn định cơ cấu dân số, thực hiện cải thiện an sinh xã hội.

Tổng số lao động trên địa bàn huyện năm 2017 là 80.371 người, tính trung bình mỗi hộ gia đình trên địa bàn huyện có 1.98 lao động; số lao động bình quân trên một hộ cao tạo ra nguồn cung lao động dồi dào, là tiền đề thực hiện phát triển các ngành sản xuất nói chung và CNHT nói riêng. Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một gia đình; lao động là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nền sản xuất.

Sự phân bố dân cư của huyện chưa đồng đều, xét về tổng thể dân cư vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn, tỷ lệ dân số thành thị còn thấp ở mức 28,23% năm 2016 tăng lên mức 28,82% năm 2017. Sự tập trung dân cư ở nông thôn sẽ hạn chế cơ hội tiếp cận nguồn lao động địa phương, tăng các chi phí phát sinh trong việc thuê mướn lao động nhất là ở các đơn vị sản xuất mang tính chất dây chuyền nhưng sử dụng nhiều lao động trong các công đoạn. Đặc biệt với ngành CNĐT, số lượng lao động sử dụng là rất lớn và mang tính chất chuyên môn hóa cao. Nguồn lao động đại phương hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử, cần có sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các địa phương trong huyện, chú trọng đào tạo nghề cho người lao động, quy hoạch, phân bố lại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp để tận dụng ưu thế nguồn lao động với giá cả hợp lý, kết hợp với các điều kiện cần khác tạo đà cho sự phát triển CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Yên Phong từ 2016-2018

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) SL CC SL CC SL CC 17/16 18/17 BQ

(%) (%) (%)

I . Tổng dân số 167,128 100 169,990 100 171,858 100 100 100 100

1. Phân theo giới tính 167,128 100 169,990 100.00 171,858 100.00 101.71 101.10 101.41 1.1 Nam 84,372 50.48 85,861 50.51 86,991 50.62 101.76 101.32 101.54 1.2 Nữ 82,756 49.52 84,129 49.49 84,867 49.38 101.66 100.88 101.27 2. Phân theo khu vực 167,128 100 169,990 100 171,858 100.00 101.71 101.10 101.41 2.1 Thành thị 46,077 27.57 48,774 28.69 49,529 28.82 105.85 101.55 103.68 2.2 Nông thôn 121,051 72.43 121,216 71.31 122,329 71.18 100.14 100.92 100.53

II. Tổng số hộ 320,172 100.00 331,079 100.00 340,319 100.00 103.41 102.79 103.10

1. Hộ phi nông nghiệp 234,540 73.25 243,152 73.44 250,832 73.70 103.67 103.16 103.41 2. Hộ nông nghiệp 85,632 26.75 87,927 26.56 89,487 26.30 102.68 101.77 102.23

III. Tổng số lao động 658,181 100.00 661,656 100.00 666,945 100.00 100.53 100.80 100.66

2.1 Lao động phi nông

nghiệp 482,288 73.28 482,435 72.91 485,499 72.79 100.03 100.64 100.33 2.2 Lao động nông nghiệp 175,893 26.72 179,221 27.09 181,446 27.21 101.89 101.24 101.57

II. Một số chỉ tiêu BQ

1. Số lao động/ hộ 2.06 2.00 1.96 - - - -

2. Số nhân khẩu/ hộ 0.52 0.51 0.50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Số lao động phi NN/hộ 1.51 1.46 1.43 - - - - Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Phong năm (2016, 2017, 2018)

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Bưu chính - viễn thông

Theo số liệu tính đến năm 2015, dịch vụ bưu chính chuyển phát ở Yên Phong có hạ tầng mạng lưới ổn định, rộng khắp với tổng số bưu cục, điểm phục vụ là 16 điểm, trong đó có 02 bưu cục và 14 điểm bưu điện văn hóa xã. Bán kính phục vụ bình quân là 3km/điểm phục vụ, tần suất thu gom và phát bưu phẩm tối thiểu là 01 lần/ngày. 100% số xã có báo Nhân dân, báo Đảng bộ Bắc Ninh đến trong ngày. An toàn, an ninh thông tin được duy trì và bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức và nhân dân.

Mạng lưới viễn thông ngày càng được đổi mới và nâng cấp, mạng thông tin di động - internet tuy mới xuất hiện nhưng phát triển rất nhanh, toàn huyện đã có 28 trạm BTS, tỷ lệ dân số dùng internet và các dịch vụ 3G đạt 30% . Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện.

b. Giáo dục - đào tạo

Năm 2018, Số phòng học kiên cố là 997/1067 phòng đạt tỷ lệ 93,4 %; toàn huyện có 47/49 trường đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học 2017-2018; kết quả xét tốt nghiệp THCS: 99,96 % số học sinh được công nhận tốt nghiệp; trong đó có 26,97 % giỏi; 42,27 % khá.

c. Y tế - sức khỏe

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng. Công tác khám chữa bệnh được Bệnh viện đa khoa; trạm y tế các xã, thị trấn duy trì thường xuyên, sẵn sàng trực cấp cứu phục vụ nhân dân trong mọi thời điểm; công tác VSATTP được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt. Chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được chú trọng duy trì, đạt hiệu quả cao.

Toàn huyện có 294 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; tăng 52 cơ sở so với năm 2017 (trong đó: 197 có phép, 97 không phép); về sản xuất, kinh doanh thực phẩm có 1.616 cơ sở, trong năm đã kiểm tra 412 cơ sở (đạt yêu cầu là 321, không đạt yêu cầu là 91). Công tác khám chữa bệnh được Bệnh viện đa khoa; trạm y tế các xã, thị trấn duy trì thường xuyên, sẵn sàng trực cấp cứu phục vụ nhân dân trong mọi thời điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 53)