Như đã phân tích ở phần 3.1., do sự phát triển của công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 cùng với các lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Phong đã góp phần giúp cho tỉnh Bắc Ninh thực hiện tốt quy hoạch về không gian phát triển công nghiệp, tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp. Ngoài ra còn thực hiện tốt công tác quy hoạch giao thông, thương mại, điện lực để hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp. Từ đó hình thành phân bổ không gian kinh tế rõ rệt: phía Bắc sông Đuống, công nghiệp chiếm tỷ trọng tới 99%: huyện Yên Phong (65,31%), thị xã Từ Sơn (16,33%), thành phố Bắc Ninh (8,83%), huyện Tiên Du (5,09%), huyện Quế Võ (3,16%); 3 huyện phía Nam sông Đuống chỉ chiếm 1%. Từ đó, thúc đẩy CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng phát triển mạnh mẽ.
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Ninh được đánh giá là nghèo nàn, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng nên gây khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử.
KCN Yên Phong I có tổng diện tích 665,2ha; được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 là 351,1ha; giai đoạn 2 là 313,9ha). Đây là KCN bao gồm các ngành công nghiệp điện tử, ngành CNHT phục vụ cho sản xuất điện tử và sản phẩm công nghệ cao. Toàn khu được quy hoạch xây dựng theo mô hình công nghiệp hiện đại, hệ thống hạ tầng kỹ thuật xây dựng đồng bộ cùng với hệ thống cấp điện, thoát nước, cây xanh, đường giao thông nội bộ, đường gom đấu nối với Tỉnh lộ 286 và nút giao thông lập thể đấu nối với Quốc lộ 18 đi Quảng Ninh và sân bay Nội Bài.
Đây cũng là một trong số KCN tập trung của Bắc Ninh sớm hoàn thành
và đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải công suất 4.000m3/ngày đêm và
hiện đã nâng công suất lên tới 10.000 m3/ngày đêm. Tại đây cũng cung cấp
đầy đủ các dịch vụ tiện ích như: dịch vụ văn phòng, kho tàng, nhà xưởng, bảo hiểm, viễn thông,...
Ngoài ra, còn có khu nhà ở dịch vụ cho cán bộ công nhân viên quy mô 51,6 ha, đáp ứng chỗ ở cho hơn 4.000 công nhân lao động. Tại khu nhà công nhân có đầy đủ các dịch vụ về văn hóa, thể thao, công viên cây xanh, tạo thành quần thể sinh thái đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho cán bộ, người lao động trong KCN.
Với hệ thống hạ tầng đồng bộ cộng với vị trí thuận lợi, khu công nghiệp Yên Phong là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các DN FDI. Diện tích đất công nghiệp được các nhà đầu tư thứ cấp thuê và bến bãi, kho tàng đã chiếm hơn 90%, với 113 nhà đầu tư, trong đó có tới 63 nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu đến từ Hàn Quốc). Đặc biệt, sự hiện diện của Samsung điện tử và Samsung Display đã kéo theo một chuỗi các DN sản xuất CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện bắt đầu hình thành và phát triển.
Dân số số năm 2016 của toàn tỉnh Bắc Ninh là 1.214.000 người trong đó
thành thị là 270.987 và nông thôn là 853.485, mật độ dân số 1.545 người/km2
. Bên cạnh đó, dân có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%. Đây được coi như là một nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng cho ngành công nghiệp của tỉnh.
Đánh giá về cơ sở hạ tầng của huyện, tiến hành phỏng vấn cán bộ huyện, cán bộ quản lý KCN, DN có thể thấy 58.62% số ý kiến cho rằng điều kiện của huyện là thuận lợn cho phát triển CNĐT. Trong thời gian tới, cần có chính sách thu hút đầu tư của các DNCNĐT trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN trên địa bàn huyện. Quy hoạch lại các KCN để xây dựng các tổ hợp sản xuất tập trung, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.
Biểu đồ 4.8. Kết quả khảo sát điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện với phát triển CNĐT tại Yên Phong
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Tuy vậy, các DNCNĐT trên địa bàn huyện vẫn gặp những khó khăn nhất định. Để đánh giá những khó khăn của CNĐT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của DN và các nhà quản lý từ đó đề xuất những thay đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN CNĐT có điều kiện phát triển. Kết quả trong Biểu đồ 4.8 cho thấy, các DNCNĐT hiện nay gặp nhiều khó khăn, đa số các DN đều gặp khó khăn về nguồn nhân lực; thị trường tiêu tụ và các điều kiện sản xuất. Các DN nhỏ gặp khó khăn về nguồn vốn, thị trường phụ thuộc chủ yếu theo thời vụ, chưa có quy hoạch và chiến lược trung và dài hạn nên gặp khó khăn trong thực hiện các hoạt động sản xuất. Mặt khác, các DN chủ yếu là thực hiện gia công sản phẩm nên trong thời gian tới cần có các biện pháp hỗ trợ, liên kết trong sản xuất nhằm giảm khó khăn về thị trường cho DN, tận dụng các ưu đãi về điều kiện kinh doanh, công nghệ của các DN lớn để phát triển sản xuất.
Biểu đồ 4.9. Khó khăn của các DN CNĐT hiện nay
Nguồn: Tổng hợp điều tra năm (2019)
4.2.2. Ảnh hƣởng của thị trƣờng
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong đó có CNHT ngành điện tử tỉnh Bắc Ninh. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp đã gia tăng đáng kể trong những năm qua. Điều này sẽ dẫn đến làn sóng đầu tư từ các nước trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm CNHT. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phân công lao động quốc tế sẽ tiếp tục diễn ra theo xu hướng những công đoạn có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động phổ thông trong toàn bộ chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp sẽ tiếp tục được đầu tư ở những nước đang phát triển. Như vậy, CNHT ngành điện tử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ có nhiều cơ hội để đón nhận làn sóng đầu tư vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, việc Việt Nam tham gia vào WTO cũng làm cho ngành CNĐT Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều thách thức, khó khăn. Các hàng rào thuế quan, các trợ giúp trực tiếp của Nhà nước về trợ giá, chỉ định thầu … gần như mất hoàn toàn tác dụng trong khi năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các DN trong nước vẫn còn rất hạn chế, nếu như không nói là yếu kém. Do vậy với
các dự án lớn có đấu thầu quốc tế, các DN Việt Nam không có khả năng cạnh tranh và mất thị trường ngay chính tại sân nhà.
Kết quả khảo sát trong bảng 4.6 cho thấy, các DN đều xây dựng chiên lược, kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý và thường niên. Đây là điều kiện để DN chuẩn bị các nguồn lực cho sản xuất như nguyên liệu, nguồn nhân lực và thị trường. Tuy nhiên, số lượng các DN có chiến lược trung và dài hạn còn hạn chế, chủ yếu các DN là gia công nên phụ thuộc vào đơn đặt hàng của các nhà cung cấp lớn. Để giải quyết vấn đề về thị trường, bản thân các doanh nghiệp CNĐT cần xác định được thị trường mục tiêu của mình, xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, hợp tác với các DN khác tương đồng để nâng cao năng lực, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất chung để có thể trở thành nhà cung ứng cho những DN lớn trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận.
Bảng 4.5. Xây dựng Kế hoạch sản xuất của các DN
STT Chỉ tiêu đánh giá Số lƣợng (y kiến) Tỷ lệ (%) 1 Hàng tháng, quý 30 100.00 2 1 năm 30 100.00 3 2 năm 24 80.00 4 3 năm 17 56.67 5 Trên 3 năm 12 40.00 Tổng số khảo sát 30
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
4.2.3. Ảnh hƣởng của thể chế chính sách
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, được coi là tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc Bộ. Các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, môi trường đầu tư kinh doanh, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư và các tiềm năng hiện có của tỉnh đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho công cuộc phát triển các ngành công nghiệp, trọng tâm là ngành công nghiệp điện tử.Với mong muốn ngành CNHT sẽ trở thành động lực để phát triển nền công nghiệp, UBND tỉnh đã xây
dựng quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Để đạt được mục tiêu đó, Sở Công Thương Bắc Ninh đã và đang xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CNHT.Trong đó, sẽ có chính sách riêng, đặc thù cho CNHT ngành điện tử.
- Đặc biệt coi trọng xây dựng, hoàn thiện, đổi mới hệ thống thể chế, cơ chế chính sách trong lĩnh vực thu hút đầu tư vào CNHT ngành điện tử, điều chỉnh, đổi mới liên tục nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Đi kèm là một số chính sách ưu đãi chung đối với hầu hết các doanh nghiệp như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, ưu đãi về tiền thuê đất, sử dụng đất theo quy định của nhà nước. Các chính sách ưu đãi riêng của tỉnh với các doanh nghiệp: Hỗ trợ về pháp lý (Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 14/4/2014 và kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 25/03/2015 của UBND tỉnh)... Các cơ chế, chính sách đã và đang phát huy tác dụng tốt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển CNHT, đặc biệt là CNHT ngành điện tử.
- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các DN trong nước cũng như DN FDI đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, phát triển mạnh CNHT ngành điện tử. Một số cải cách mang tính tích cực bao gồm:
+ Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, khó thực hiện. Hỗ trợ DN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN trong hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển.
+ Đăng ký kinh doanh thuận lợi, dễ dàng qua mạng điện tử tại địa chỉ: http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn.
+ Từ ngày 1/6/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế Bắc Ninh thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp một số nội dung thủ tục hành chính. Đăng ký doanh nghiệp giảm từ 5 ngày xuống còn 3 ngày, thời gian kê khai nộp thuế không quá 121,5 giờ/năm, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ... Tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.
+ Cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại được đẩy mạnh thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến xã. Tất cả thủ tục hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đều đã được thực hiện tại “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” theo đúng cơ chế một cửa. Cơ chế một cửa liên thông hiện đại giữa các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh đã được thực hiện trên một số lĩnh vực: đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký con dấu...
+ Chất lượng đội ngũ công chức làm việc tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” có nhiều tiến bộ, chuyên nghiệp hóa, giúp cho việc giải quyết công việc đạt hiệu quả cao, mối liên kết giữa chính quyền và các DN FDI, nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử được tăng cường hơn, từ đó tăng hiệu quả đầu tư, khối DN này càng ngày càng phát triển nhanh và mạnh.
Xác định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực điện tử là một trong những nguồn vốn quan trọng để phát triền nền công nghiệp, tỉnh Bắc Ninh ngay từ đầu đã luôn định hướng tập trung thu hút mạnh nguồn vốn này từ các thành phần kinh tế ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Những chủ trương và quyết sách đúng hướng, đúng thời điểm về xây dựng các KCN và chiến lược thu hút xúc tiến đầu tư CNHT ngành điện tử đã giúp tỉnh Bắc Ninh được biết đến là địa phương đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Quan điểm thu hút các tập đoàn điện tử hàng đầu trên thế giới sẽ kéo theo hàng loạt các DN vệ tinh sau đó là vô cùng đúng đắn và chính xác. Theo chủ trương đó, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các KCN Bắc Ninh, đặc biệt là KCN Yên Phong đã thu hút được rất nhiều tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới, tỷ suất đầu tư đạt khoảng 13,07 triệu USD/dự án. Cơ cấu ngành nghề từ đó có sự thay đổi mạnh, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn là điện tử - viễn thông. Hầu hết các dự án FDI thu hút vào các KCN trong giai đoạn 2008 đến nay đều thuộc lĩnh vực điện tử và CNHT ngành điện tử, sự lớn mạnh trong ngành điện tử không thể chỉ dựa vào chính bản thân nó, mà sức ảnh hưởng của CNHT ngành điện tử là không hề nhỏ, từ việc cung cấp các linh kiện, phụ tùng một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng được sản lượng, cũng như chất lượng thị trường, thì CNHT ngành điện tử dần dần cũng đã chứng minh, khẳng định được sự độc lập tương đối và có sự tác động qua lại ngang bằng với chính ngành CNĐT.
Trong những năm tiếp theo, Bắc Ninh vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược thu hút các dự án đầu tư theo hướng chọn lọc, lựa chọn các nhà đầu tư, dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường, sử dụng được nhiều lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, tỉnh chủ trương chỉ đạo các ngành đổi mới công tác xúc tiến đầu tư về cả hình thức và nội dung hoạt động, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến
đầu tư, chú trọng tiếp cận, hướng sâu các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản hơn nữa... Để “hòa” nhưng không “tan” trong hội nhập, Bắc Ninh vẫn tiếp tục hành trình hướng đến xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, một xã hội văn minh, tiên tiến với những giá trị riêng có của mình. Bên cạnh tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè thế giới, tỉnh Bắc Ninh vẫn đang trong quá trình cải cách mạnh mẽ, tái cấu trúc nền kinh tế tỉnh, tăng cường các điều kiện tác động lan tỏa và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tỉnh hoạt động trong lĩnh vực CNHT CNĐT với các doanh nghiệp CNHT CNĐT khối FDI, từ đó tạo ra sức mạnh nội lực, là nền tảng vững chắc giúp Bắc Ninh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Kết thúc tài khóa năm 2016, Bắc Ninh là địa phương xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước, vượt xa các địa phương khác như Thái Nguyên, Bình Dương. Nhưng trong tháng 1 năm 2017 tình hình có sự biến động khi Bắc Ninh (chiếm tỷ lệ 10% kim ngạch xuất khẩu) chỉ xếp thứ tư sau thành phố Hồ Chính Minh (18,01%) , Bình Dương (11,34%) và Thái Nguyên (10,63%).
4.2.4. Nguồn nhân lực, lao động
Đối với các DNCNĐT, người lao động là 1 trong những yếu tố ảnh hướng quyết định tới kết quả sản xuất. Về trình độ học vấn và chuyên môn nghề: Phần lớn người lao động trong các KCN ở Yên Phong có trình độ văn hóa là THPT và