SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ THỂ
2.6.1. Tình hình nghiên cứu xử lý rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên Thế Giới Thế Giới
Từ lâu con người đã nhận thức được tầm quan trọng của vsv đối với con người và sản xuất nông nghiệp. Và con người đã biết ứng dụng nó vào việc ủ chất thải hữu cơ (lá cây, phân gia súc) làm phân bón, trả lại một phần hữu cơ cho đất.
Hutchingson and Richards (1921) là người đầu tiên nghiên cứu quá trình ủ phân. Tiếp theo, Horward đã đưa ra “phương pháp hữu cơ” tức là trộn xác hữu cơ với phân gia súc theo tỉ lệ 3:1 có đảo trộn thường xuyên. Ông đã phát triển phương pháp ủ trên những loại nguyên liệu khác nhau theo từng lớp có đảo trộn để tạo điều kiện hiếu khí. Đây là phương pháp Indore, phương pháp mang tên nơi ông làm việc (Lê Văn Nhương và cs., 2001).
Vào những năm 1942, ở Mỹ, Rodale J.I đã kết hợp các nghiên cứu của Horward với thực nghiệm của mình và đã đưa ra phương pháp hữu cơ trong trồng trọt, làm vườn. Phương pháp này cũng đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và đạt được kết quả khả quan (Lê Văn Nhương và cs., 2001).
Năm 1946, Hugater đã phân lập được loài xạ khuẩn Mycromonospora có khả năng thủy phân Xenluloza cao. Stuzeberger và các cộng sự (1971) nuôi cấy
Thermonospora curyata trên môi trường chứa Xenluloza và cao nấm men có bổ sung 0,1% bong nghiền nhỏ, thì thấy chúng có khả năng tích lũy enzim phân hủy Xenluloza (Lê Văn Nhương và cs.,1998).
Golass và cộng sự (1950- 1952) đã nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của phân ủ hỗn hợp rác thải và bùn cống. Các nhân tố môi trường có liên quan đến hiệu quả của việc ủ phân: nhiệt độ, độ thoáng khí, kích thước cơ chất, tần số đảo trộn, đặc biệt là tỷ lệ C/N của nguyên liệu thô có liên quan đến hiệu quả của việc ủ phân (Lê Văn Nhương và cs., 2001).
Đến năm 1980, Haug đã đưa ra kết luận về việc làm phân ủ như sau: ủ chất thải là quá trình phân giải sinh học các hợp chất hữu cơ dẫn tới sự ổn định khối ủ trong tồn trữ và sử dụng như một dạng phân hữu cơ.
Veiga và các cộng sự đã phân lập được 36 chủng xạ khuẩn từ bùn ở vịnh Lacoruva (Tây Ban Nha), trong đó có 19 chủng có khả năng tổng hợp Xenluloza và sinh trưởng tốt trong môi trường có chứa 3,5% NaCl.
Từ thế kỷ 19 các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy một số VSV kỵ khí có khả năng phân giải Xenluloza. Những năm đầu của thế kỷ XX người ta phân lập được các loài vi khuẩn hiếu khí cũng có khả năng này. Trong các vi khuẩn hiếu khí phân giải Xenluloza thì niêm vi khuẩn là quan trọng nhất. Jei và cộng sự thấy trong đống ủ có các loài vi khuẩn phân giải Xenluloza sau:
Acteromobacter, Clostridium, Cellulomonas, Cytophaga, Cellvibrio, Bacillus, Pseudomonas, Sorangium, Sporocytophaga,…
Ở Cuba người ta nghiên cứu thành công trong phạm vi thí nghiệm sử dụng một số loài vi khuẩn có khả năng phân giải Xenluloza thuộc giống Cellulomonas
để chế biến thành công những chế phẩm có sinh khối vi khuẩn giàu protein và giàu vitamin (Lê Văn Nhương và cs., 1998).
Jei và cộng sự thường gặp các loại nấm phân giải Xenluloza trong đống ủ như: Alternaria, Aspergillus, Chactomium, Coprinus, Fomes, Fusarium, Myrothecium, Nennicillium, Polyponus, Rhizoctonia, Rhozopus,…
Tuy nhiên, theo Waksman và cộng sự trong chương trình nghiên cứu về hoạt động của VSV trong quá trình ủ hiếu khí các hợp chất hữu cơ cho thấy
rằng, hàng loạt các VSV khác nhau với các chức năng khác nhau không một sinh vật đơn lẻ nào dù có khả năng phân giải Xenluloza mạnh đến đâu cũng khó có thể so sánh với một quần thể VSV đa dạng và phong phú để tiến hành phân hủy một cách nhanh chóng và triệt để. Trong đó thì vai trò của VSV phân hủy hợp chất Ligno-Xenluloza là quan trọng bậc nhất (Lê Văn Nhương và cs.,1998).