Rơm rạ được xử lý theo phương pháp bán hảo khí nên trong suốt quá trình ủ sẽ có những giai đoạn là bán hảo khí và có giai đoạn là kị khí, do đó các sản phẩm sinh ra qua từng giai đoạn ủ biến đổi liên tục làm ảnh hưởng đến pH chung của đống ủ. Vì vậy vi sinh vật được tuyển chọn phải là các chủng có khả năng
thích ứng pH rộng, sinh trưởng tốt cả ở môi trường axit và kiềm. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng pH của vi sinh vật được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Khả năng thích ứng pH của vi sinh vật
STT Kí hiệu Số lượng khuẩn lạc (x 108CFU/ml)
pH = 5 pH= 6 pH= 7 pH= 8 pH= 9 1 MO2 2,50 5,40 2,90 2,15 1,82 2 MO5 0,20 3,30 5,70 1,75 1,44 3 VC1 0,50 0,55 1,80 0,81 0,87 4 VK3 5,50 7,90 9,75 7,28 2,21 5 VK4 0,60 3,24 2,10 1,71 1,43 6 ME3 0,29 0,41 0,32 0,25 0,23 7 ME6 0,75 1,45 1,86 2,05 1,90 8 NH2 2,11 7,69 8,42 9,39 4,09 9 NH3 1,68 5,75 1,16 1,91 3,55 10 NH4 3,92 6,10 8,30 4,30 4,12 11 NH5 5,65 16,67 13,42 12,21 7,10 12 NH6 4,61 6,63 6,75 7,24 5,00 13 NH7 9,74 11,30 11,95 8,59 6,30 14 XK1 12,00 8,33 13,80 9,06 4,61 15 XK8 6,30 4,40 4,14 5,49 4,29 16 XK11 0,62 2,91 3,28 2,26 0,16
Kết quả bảng 4.3 chỉ rõ các chủng VSV sinh trưởng khác nhau ở các mức pH khác nhau, tất cả các chủng đều có thể sinh trưởng ở các mức pH trải rộng từ 5-9 với số lượng khuẩn lạc đạt từ 0,20-16,67.108CFU/ml, sinh trưởng tốt nhất là NH5 đạt 16,67.108CFU/ml tại pH =8 . Tuy nhiên, đa số các chủng VSV sinh trưởng tốt ở pH trung tính.
Mỗi chủng vi sinh vật đều có khoảng pH thích hợp riêng và khoảng pH mà các chủng có khả năng thích ứng là khá rộng, so với các chủng N4, N11, N18, N24 dùng để xử lý phế thải nông nghiệp trong nghiên cứu của Đinh Hồng Duyên, Phạm Thị Thảo Nguyên và Phạm Thúy Kiều (2010) thì các chủng VSV tuyển chọn có khả năng thích ứng với các mức pH tương đương, trải rộng từ 5-9. Vì vậy, chúng có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện thay đổi liên tục của đống ủ.
Kết quả đạt được cho thấy các chủng có khả năng thích ứng pH tốt nhất là VK3, NH2, NH4, NH5, NH7 và XK1.