Hoạt tính enzym của vi sinh vật là một yếu tố quan trọng cần được đánh giá hàng đầu trong quá trình tuyển chọn vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học dùng xử lý chất hữu cơ. Các vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao có thể tiết ra các enzym ngoại bào như xenlulaza, proteaza hay amylaza để phân hủy các hợp chất hữu cơ cao phân tử có trong rơm rạ thành các chất đơn giản hơn, dễ tan, dễ hấp thụ và sử dụng chúng như một nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Hoạt tính enzym của các chủng VSV phân lập được thể hiện ở bảng 4.1
Từ kết quả 4.1 cho thấy hầu hết các chủng đều thể hiện hoạt tính enzym khá rõ. Trong đó: 23/31 chủng thể hiện hoạt tính enzym ở cả 3 loại xenlulaza, proteaza, amylaza, 7 chủng thể hiện hoạt tính ở 2 loại enzym, 1 chủng chỉ có khả năng phân giải 1 loại chất hữu cơ.
Phân giải xenlulo:
- 1 chủng có đường kính vòng phân giải > 3cm ( đạt 3,5cm ở chủng XK11) - 4 chủng có đường kính vòng phân giải nằm trong khoảng 2,5- 3cm bao
gồm: MO1, VK3, VK4, NH3.
- 12 chủng có đường kính vòng phân giải nằm trong khoảng 2-2,5 cm: MO2, MO5, VK15, ME7, ME9, NH4, NH5, NH7, XK1, XK2, XK6, XK8.
- 14 chủng có đường kính vòng phân giải < 2 cm
- 3 chủng có đường kính vòng phân giải > 2,5 cm bao gồm: VK5, MO1 và ME6
- 3 chủng có đường kính vòng phân giải nằm trong khoảng 2-2,5 cm bao gồm: XK1, NH2, NH5
- 25 chủng có đường kính vòng phân giải < 2 cm
Phân giải protein
- 4 chủng có đường kính vòng phân giải > 3 cm bao gồm: NH2, NH7, XK1 và XK11
- 10 chủng có đường kính vòng phân giải nằm trong khoảng từ 2,5-3 cm - 11 chủng có đường kính vòng phân giải nằm trong khoảng 2-2,5 cm - 6 chủng có đường kính vòng phân giải < 2 cm
Bảng 4.1. Hoạt tính enzym của các chủng VSV
STT Kí hiệu Đường kính vòng phân giải (cm) Protein Tinh bột Xenlulo
1 MO1 0,89 2,72 2,52 2 MO2 2,81 1,71 2,25 3 MO4 0,88 1,39 0,69 4 MO5 - 1,55 2,40 5 VC1 2,30 1,01 0,21 6 VC6 1,99 1,04 1,58 7 VK3 1,26 - 2,53 8 VK4 2,89 - 2,53 9 VK5 2,57 2,64 1,69 10 VK7 2,57 0,67 1,77 11 VK8 2,11 - 1,55 12 VK12 2,22 - - 13 VK15 2,80 1,73 2,20 14 ME3 2,10 1,47 1,42 15 ME6 1,40 1,90 1,30 16 ME7 1,25 1,82 2,25 17 ME9 2,27 1,94 2,11 18 NH2 3,30 2,49 - 19 NH 3 2,10 1,67 2,81 20 NH 4 2,20 1,92 2,20 21 NH 5 2,95 2,40 2,25 22 NH 6 2,22 1,55 1,97
STT Kí hiệu Đường kính vòng phân giải (cm) Protein Tinh bột Xenlulo
23 NH 7 3,08 1,89 2,46 24 XK1 3,30 2,10 2,31 25 XK2 2,92 1,42 2,45 26 XK3 2,55 1,90 - 27 XK6 2,86 0,76 2,46 28 XK8 2,19 1,60 2,20 29 XK10 2,30 1,10 - 30 XK11 3,29 1,91 3,50 31 XK13 2,08 1,63 1,76
Ghi chú: (-) không thể hiện hoạt tính enzym
Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng với kết quả tuyển chọn vi sinh vật phân giải xenlulo từ đất để sản xuất phân vi sinh cho cây lâm nghiệp của Nguyễn Thị Thúy Nga (2010). 2 chủng ĐT2 và ĐV2 của Nguyễn Thị Thúy Nga có khả năng phân giải xenlulo rất mạnh với đường kính vòng phân giải chủng ĐT2 là 25mm và ĐV2 là 26mm. Như vậy, so với ĐT2 và ĐV2 thì khả năng phân giải xenlulo của các chủng phân lập được gần tương đương, riêng chủng XK11 có vòng phân giải xenlulo là 35,0 mm, cao hơn ĐV2 là 9,0 mm.
Như vậy, các chủng VSV có khả năng phân giải xenlulo là tốt nhất, sau đó là protein và cuối cùng là tinh bột. Điều này là phù hợp để ứng dụng các chủng VSV vào xử lý rơm rạ bởi thành phần chủ yếu của rơm rạ là xenlulo (chiếm 29,38%), đây là hợp chất polysaccharide cao phân tử rất khó phân hủy nên cần một hệ VSV có khả năng phân hủy xenlulo cao. Thêm vào đó, các chủng VSV này còn có khả năng phân hủy protein và tinh bột nên phát huy được hiệu quả khi xử lý rơm rạ.