Nhiệt độ là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt tính của vi sinh vật bởi mỗi loại vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ thấp thường không gây chết vi sinh vật ngay mà nó tác động lên khả năng chuyển hoá các hợp chất, làm ức chế hoạt động của các hệ enzym, thay đổi khả năng trao đổi chất của chúng, vì thế làm vi sinh vật mất khả năng phát triển và sinh sản. Nhiều trường hợp vi sinh vật sẽ bị chết tuy nhiên khả năng gây chết của chúng hết sức từ từ. Tuy nhiên, nhiệt độ cao thường gây chết vi sinh vật một cách nhanh chóng do gây biến tính protit, làm hệ enzym lập tức không hoạt động
được (Lê Xuân Phương, 2013). Đối với quá trình ủ rơm rạ, nhiệt độ cao sẽ giúp quá trình ủ diễn ra nhanh hơn bởi các hợp chất hữu cơ nhanh chóng bị phân giải, giúp tiết kiệm thời gian mà lại tăng hiệu quả xử lý, đồng thời tiêu diệt các mầm bệnh và trứng giun sán có trong đống ủ. Vì vậy, các chủng vi sinh vật được lựa chọn để làm chế phẩm sinh học xử lý chất hữu cơ phải là những chủng có khả năng chịu nhiệt tốt. Kết quả đánh giá khả năng chịu nhiệt của VSV được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Khả năng chịu nhiệt của các chủng VSV
STT Kí hiệu Số lượng khuẩn lạc (x108 CFU/ml)
28°C 40°C 50°C 60°C 1 MO1 0,40 0 0 0 2 MO2 0,13 0,17 0 0 3 MO4 0,18 0,10 0 0 4 MO5 3,25 2,80 0,63 0,05 5 VC1 0,33 0,30 0,23 0,08 6 VC6 0,33 0,30 0 0 7 VK3 17,00 1,20 0 0 8 VK4 2,60 1,11 0 0 9 VK5 43,95 0 0 0 10 VK7 42,28 0 0 0 11 VK8 0,99 0 0 0 12 VK12 13,08 0 0 0 13 VK15 1,00 0 0 0 14 ME3 0,40 0,28 0,27 0,04 15 ME6 1,80 0,41 0 0 16 ME7 1,58 0,37 0 0 17 ME9 0,70 0 0 0 18 NH2 5,67 8,65 1,27 0,03 19 NH3 4,09 2,88 0 0 20 NH4 15,68 10,32 7,14 0,07 21 NH5 17,24 14,74 0 0 22 NH6 8,10 7,10 0 0 23 NH7 10,30 18,50 0 0 24 XK1 0,22 0,50 0 0 25 XK2 0,15 0,15 0 0 26 XK3 0,14 0,13 0 0 27 XK6 0,10 0,18 0 0 28 XK8 3,45 4,70 0,15 0,06 29 XK10 0,33 0 0 0 30 XK11 2,70 2,08 0,16 0,10 31 XK13 0,19 0,10 0 0
Kết quả bảng 4.2 cho thấy mỗi chủng vi sinh vật sinh trưởng tốt ở những khoảng nhiệt độ khác nhau và trong cùng một nhiệt độ, mức độ sinh trưởng của các chủng cũng không giống nhau, tuy nhiên hầu hết chúng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 28 – 40˚C.
- Ở 28˚C, hầu hết các chủng đều đạt số lượng khuẩn lạc khá cao, từ 0,13- 43,95.108CFU/ml. Trong đó, chủng VK5 có số lượng khuẩn lạc cao nhất đạt
43,95.108CFU/ml.. Tiếp theo là VK7 (42,28.108CFU/ml), NH5
(17,24.108CFU/ml), VK3 (17.108CFU/ml), NH4 (15,68.108CFU/ml) và NH7 (10,30.108CFU/ml).
- Ở 40˚C, đa số các chủng có khả năng sinh trưởng, tuy nhiên số lượng khuẩn lạc đã giảm đi nhiều. Có 8/31 chủng không chịu được nhiệt độ này. Có 4 chủng lại sinh trưởng tốt hơn ở nhiệt độ này bao gồm MO2, NH2, NH7 và XK8. Trong đó NH7 có số lượng khuẩn lạc cao nhất đạt 18,50.108CFU/ml.
- Ở 50˚C, chỉ có 7/31 chủng sinh trưởng được bao gồm: MO5, VC1, ME3, NH2, NH4, XK8 và XK11, tuy nhiên số lượng khuẩn lạc giảm đi đáng kể, chủng có thể sinh trưởng tốt nhất là NH4 đạt 7,11.108CFU/ml.
- Ở 60˚C, có 6 chủng có thể phát triển với số khuẩn lạc : MO5, VC1, ME3, NH4, XK8, XK11. đạt 0,10.108CFU/ml.
Kết quả này có sự tương đồng so với các chủng VSV tuyển chọn để xử phế phụ phẩm trồng nấm của Nguyễn Thị Minh (2016), khoảng chịu nhiệt của các chủng trải rộng từ 28-60˚C. Như vậy, các chủng phân lập được trong nghiên cứu này có tiềm năng ứng dụng để sản xuất chế phẩm sinh học dùng xử lý rơm rạ cho hiệu quả cao.
16 chủng VSV có khả năng chịu nhiệt tốt nhất được tuyển chọn để tiếp tục đánh giá đặc tính sinh học khác bao gồm 8 chủng vi khuẩn (VK3, VK4, ME6, NH2, NH4, NH7, XK1 và XK11), 4 chủng XK (NH3, NH5, NH6 và XK8), 2 chủng nấm mốc (MO2và MO5) và 2 chủng nấm men (VC1 và ME3).