Tốc độ lắc là một chỉ tiêu khá quan trọng cần phân tích bởi khi nuôi dịch thể cũng như trong quá trình sản xuất chế phẩm sinh học, sử dụng máy lắc với tốc độ lắc phù hợp là điều kiện giúp vi sinh vật nhân sinh khối nhanh với số lượng lớn. Với sinh khối lớn, chế phẩm sinh học sẽ đạt hiệu quả cao hơn bởi hệ vi sinh vật phong phú sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chuyển hóa các chất hữu cơ. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tốc độ lắc đến sinh trưởng của vi sinh vật được thể hiện ở hình 4.4.
Kết quả hình 4.4 chỉ rõ:
- Với mỗi tốc độ lắc khác nhau thì vi sinh vật có khả năng sinh trưởng khác nhau. Tuy nhiên hầu hết vi sinh vật sinh trưởng cho sinh khối cao hơn khi tốc độ lắc tăng lên.
- Có 4/5 chủng ở trên có sinh khối cao nhất khi tốc độ lắc tăng lên 250 vòng/phút, số lượng khuẩn lạc cao nhất là 9,3.108CFU/ml của chủng NH4, cao gấp hơn 4 lần chủng có số lượng khuẩn lạc thấp nhất khi cùng tốc độ lắc là XK11 với 2,32.108CFU/ml dịch thể.
- Riêng chỉ có chủng NH7 là sinh trưởng tốt nhất ở tốc độ lắc 200 vòng/phút với số lượng khuẩn lạc đếm được là 6,81.108CFU/ml.
- Ở tốc độ 160 vòng/phút, vi sinh vật vẫn sinh trưởng nhưng cho sinh khối thấp.
- Ở tốc độ lắc 300 vòng/phút, sự sinh trưởng của tất cả các vi sinh vật đều giảm đi.
4.2.4. Điều kiện nhân giống tối ưu của các chủng vi sinh vật được tuyển chọn
Các chủng vi sinh vật tuyển chọn được dùng làm giống để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ. Sau khi phân tích đặc điểm, khả năng sinh trưởngcủa từng chủng trong các điều kiện khác nhau thì mỗi chủng có một điều kiện riêng để sinh trưởng tối ưu trong quá trình nhân sinh khối. Điều kiện nhân giống tối ưu được tổng hợp lại ở bảng 4.7.
Từ bảng 4.7 ta thấy rằng: mỗi chủng vi sinh vật có một điều kiện nhân giống tối ưu khác nhau. Cụ thể như sau:
- Chủng NH2: Sinh trưởng trên môi trường vi khuẩn amon hóa với nguồn dinh dưỡng C là manitol, nguồn N là cao nấm men, nuôi ở 25-45˚C, pH=6-8, tốc độ lắc là 250 vòng/phút và thời gian nuôi cấy là sau 48h.
- Chủng NH4: Sinh trưởng trên môi trường vi khuẩn amon hóa với nguồn dinh dưỡng C là saccarozo, nguồn N là pepton, nuôi ở 28-50˚C, pH=6-7, tốc độ lắc là 250 vòng/phút và thời gian nuôi cấy là sau 48h.
- Chủng NH7: Sinh trưởng trên môi trường vi khuẩn amon hóa với nguồn dinh dưỡng C là glucozo, nguồn N là (NH4)2SO4, nuôi ở 28-45˚C, pH=5-7, tốc độ lắc là 200 vòng/phút và thời gian nuôi cấy là sau 60h.
- Chủng XK8: Sinh trưởng trên môi trường xạ khuẩn với nguồn dinh dưỡng C là gluco, nguồn N là pepton, nuôi ở 28-45˚C, pH=5, tốc độ lắc là 250 vòng/phút và thời gian nuôi cấy là sau 48h.
- Chủng XK11: Sinh trưởng trên môi trường xạ khuẩn với nguồn dinh dưỡng C là tinh bột, nguồn N là cao nấm men, nuôi ở 25-45˚C, pH=6-9, tốc độ lắc là 250 vòng/phút và thời gian nuôi cấy là sau 48h.
Bảng 4.7. Điều kiện nhân giống tối ưu
STT Kí hiệu VSV pH Tốc độ lắc (vòng/phút) Nhiệt độ (˚C) Thời gian nuôi cấy 1 NH2 7 250 28 48h 2 NH4 6,5 250 30 48h 3 NH7 6 200 30 60h 4 XK8 6 250 30 72h 5 XK11 7 250 30 48h
Như vậy với mỗi chủng đã xác định được điều kiện nhân giống tối ưu. Áp dụng điều kiện nhân giống trên để nhân sinh khối vi sinh vật dùng sản xuất chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ giúp đạt hiệu quả cao.