Khái niệm và một số công trình nghiên cứu về giá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất giá thể hữu cơ từ rơm rạ phục vụ cho sản xuất rau an toàn (Trang 41 - 47)

2.6.3.1. Các loại giá thể

Tên gọi giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây, hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại (ví dụ như lớp trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước). Giá thể đơn giản trước đây bao gồm các loại đá sỏi, cát, rơm rạ, đá bọt núi lửa,… thường thấy trong làm giá đỗ thủ công, trồng nấm, hay trồng cây trong bể thủy canh,…tuy nhiên chúng không được sử dụng phổ biến cho tất cả loại cây trồng, cũng như trong các phương pháp ươm cây, gieo hạt thông thường, mà chỉ chuyên dùng cho những trường hợp cụ thể. Ngày nay, việc sử dụng giá thể có sự khác biệt khá nhiều, giá thể được dùng phổ biến hơn cho tất cả các phương pháp trồng cây.

a, Giá thể hữu cơ tự nhiên Than bùn

Than bùn được tạo thành từ xác loài thực vật khác nhau do quá trình thuỷ phân yếm khí.

Thành phần trong than bùn

Than bùn trong thực tế Mùn cưa

Mùn cưa là phế phẩm trong sản xuất chế biến gỗ, có khả năng giữ ẩm tốt. Thành phần: chủ yếu là xenlulo dễ phân huỷ.

Độ thông thoáng khí thấp

Khi dùng nên trộn với cát để phân phối độ ẩm tốt hơn

Tránh dùng mùn cưa từ các loại gỗ chứa nhiều tinh dầu, gỗ đã ngâm, gỗ tẩm thuốc bảo quản.

Vỏ cây

Vỏ cây tươi, khô hoặc vỏ cây đã ủ đều được sử dụng làm giá thể.

Vỏ cây tươi chứa tanin, giữ ẩm kém nên 2 - 3 tuần đầu cây sinh trưởng kém.

Trồng cây từ giá thể bằng vỏ cây Xơ dừa

Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ, đóng thành bánh để khô. Thành phần: chủ yếu là xenlulo chiếm 80%, ngoài ra lignin chiếm 18% và các hợp chất khác như tanin... Do vậy khi sử dụng cần ngâm nước để hạn chế ảnh hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt hơn.

Tính chất: Có khả năng giữ nước nhưng dễ gây úng.

Giá thể xơ dừa và chậu trồng cây với giá thể xơ dừa Trấu hun

Là vỏ của hạt thóc đem chất đống hun đến độ có thể diệt hết mầm bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro.

Thành phần: Kali, silicat và các muối khoáng vi lượng.., Thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Giá thể trấu hun dùng trồng rau mầm và cây

b, Giá thể trơ cứng

Cát sỏi

Là loại giá thể trơ điển hình, dễ kiếm, rẻ tiền

Dùng cát có độ lớn của hạt từ 0,1 - 0,2 mm. Sỏi có độ lớn từ 1 - 5 cm. Cần rửa sạch, khử trùng, sấy hay phơi khô trước khi dùng.

Giá thể và trồng cây trên giá thể Silicat Perlite

Là dẫn xuất của núi lửa chứa silic.

Tính chất: Có khả năng tiêu nước, thông thoáng tốt. Ổn đình về tính chất vật lý, có tính trơ hoá học.

Thành phần: Gồm 76,9% là Al, một phần nhôm được giải phóng ra ngoài làm pH giảm.

Giá thể hữu cơ tổng hợp

Là những chất liệu hữu cơ nhân tạo, có tính trơ hoá học

Ví dụ như polystyrene xốp, bọt ureaformaldehyt, polyurethane, chất bọt có gốc Phenol ở dạng hạt.

Giá thể Vermiculite

Tính chất: Là vật liệu nhẹ, có tính kiềm, giữ nước tốt. Thành phần:

Thành phần giá thể hữu cơ tổng hợp

2.6.3.2. Một số công trình nghiên cứu sản xuất thành công giá thể hữu cơ Ở Việt Nam đã có nhiều cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu sản xuất, thương mại hóa và sử dụng giá thể dinh dưỡng trong sản xuất, điển hình có thể kể tới:

Năm 2005, Tiến sĩ Lê Thị Khánh, Trưởng bộ môn Khoa học nghề vườn thuộc khoa Nông học (Trường Đại học Nông lâm Huế) và các cộng sự đã nghiên cứu, sản xuất thành công giá thể dinh dưỡng bằng trấu hun, mùn cưa, vỏ lạc ủ, đầu tôm ủ, sau khi đã trồng nấm.

Các nhà sinh học tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất giá thể tổng hợp trồng lan và cây cảnh ở Lâm Đồng từ phụ phế phẩm nông nghiệp có sẵn ở địa phương như bã mía, lõi ngô, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê…

Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã sản xuất thành công và chào bán trên Techmart Vietnam Quy trình công nghệ sản xuất giá thể hữu cơ GT05.

tổng hợp để trồng hoa từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Nguyễn Thái Huy và cs. (2013) nghiên cứu sản xuất giá thể hữu cơ từ vỏ cà phê và bã mía sau khi ủ 3 tháng với chế phẩm sinh học.Tuy nhiên, các loại giá thể này đều có bổ sung phân khoáng hóa học trong quy trình sản xuất nên ít nhiều vẫn có ảnh hưởng đến môi trường. Thêm vào đó, chưa có loại giá thể hữu cơ chuyên dụng nào được sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp để phục vụ trồng rau an toàn, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý triệt để được phế phụ phẩm trồng rau nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tận dụng nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất giá thể hữu cơ có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác không đất của cư dân thành phố là việc làm có ý nghĩa.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất giá thể hữu cơ từ rơm rạ phục vụ cho sản xuất rau an toàn (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)