Rơm rạ được xử lý theo phương pháp bán hảo khí nên trong suốt quá trình ủ sẽ có những giai đoạn là bán hảo khí và có giai đoạn là kị khí, do đó các sản phẩm sinh ra qua từng giai đoạn ủ biến đổi liên tục làm ảnh hưởng đến pH chung của đống ủ, pH sẽ thay đổi liên tục giữa trạng thái axit và kiềm do các sản phẩm sinh ra có thể là các axit hữu cơ, các khí CH4, H2S, H2, CO2… Độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh vật, đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, ức chế phần nào hoạt tính enzyme và sự hình thành ATP. Vì vậy vi sinh vật được tuyển chọn phải là các chủng có khả năng sinh trưởng trên các mức pH khác nhau, cả ở môi trường axit và kiềm. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của vi sinh vật được thể hiện ở hình 4.3.
Hình 4.3. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của vi sinh vật
Từ hình 4.3 cho thấy: Tất cả các chủng đều có khả năng sinh trưởng trên các mức pH từ 5 đến 9, tuy nhiên có thể nhận ra chúng sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện môi trường pH trung tính trong khoảng từ 7-8. Có 3 chủng sinh trưởng tốt nhất ở pH=7 đó là NH4, NH7, XK11 và 2 chủng còn lại NH2 sinh trưởng tốt nhất ở pH=8, trong khi đó XK8 sinh trưởng tốt nhất ở môi trường pH =5. Tại tất cả các mức pH, chủng NH7 đều có số lượng khuẩn lạc cao hơn các chủng còn lại và cao nhất đạt 12,04.108CFU/ml. Số khuẩn lạc mọc lên thấp nhất là 0,74.108CFU/ml của chủng XK11 tại pH=5, đây cũng là chủng có sự chênh lệch số khuẩn lạc giữa các mức pH là lớn nhất.
Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của vi sinh vật Trong đó 1:NH2; 2: NH4; 3: NH7; 4: XK8; 5: XK11