Sau 30 ngày ủ, rơm rạ đã bị phân hủy hoàn toàn bởi hệ vi sinh vật, các mầm bệnh và VSV gây hại gần như không còn nữa. Kết quả phân tích tính chất giá thể hữu cơ tạo thành được thể hiện ở bảng 4.11.
Bảng 4.11 Tính chất của giá thể hữu cơ tạo thành
Chỉ tiêu Chất lượng giá thể
CT2_ CPSH Tự SX CT3_ CPSH BIMA OC% 3,98 3,88 N% 0,31 0,30 Pts% 1,10 1,10 Kts% 1,42 1,40 Kdt (mg/100g giá thể) 12,71 11,50 Pdt (mg/100g giá thể) 14,82 13,85
VSV phân giải xenlulo (CFU/ml) 6,26. 107 5,57. 106
Từ kết quả bảng 4.11 cho thấy giá thể hữu cơ ở cả công thức 2 có hàm lượng dinh dưỡng ở mức khá do dinh dưỡng còn tồn dư trong rơm rạ. Hàm lượng C đạt từ 3,88%; N tổng số đạt 0,31%; K tổng số đạt 1,42%; Lân tổng số đạt 1,10%. Tuy nhiên, giá thể hữu cơ ở CT2 (sử dụng tổ hợp VSV tuyển chọn) có chất lượng tốt hơn thể hiện ở hàm lượng lân dễ tiêu và K dễ tiêu. Lượng lân dễ tiêu ở CT2 đạt 14,82 mg/100g giá thể,. Kali dễ tiêu khá cao, ở CT2 là 12,71
mg/100g, đạt mức trên trung bình. Điều này thể hiện rõ tác dụng của tổ hợp VSV tuyển chọn, chúng tiết ra các enzym ngoại bào chuyển hóa các chất hữu cơ đồng thời giải phóng dinh dưỡng dễ tiêu có lợi cho cây trồng. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2016) về hàm lượng K dễ tiêu và P dễ tiêu trong giá thể tạo thành. Hàm lượng K dễ tiêu và lân dễ tiêu của giá thể hữu cơ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh là 12,48 mg/100g và 14,70 mg/100g thì ở CT2 (sử dụng tổ hợp VSV tuyển chọn) trong nghiên cứu này là 12,71 mg/100g và 14,82 mg/100g.
Như vậy cả giá thể tạo thành có chất lượng đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
4.5. HIỆU QUẢ CỦA GÍA THỂ HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA RAU ĂN LÁ