Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và hoạt tính enzyme của vi sinh vật. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của VSV được thể hiện ở hình 4.1.
Từ kết quả của hình 4.1 cho thấy: mỗi chủng vi sinh vật sinh trưởng tốt ở những nhiệt độ khác nhau và trong cùng một nhiệt độ, mức độ sinh trưởng của các chủng cũng không giống nhau, tuy nhiên hầu hết chúng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 28 – 40˚C. Ở mức nhiệt độ 28˚C, tất cả các chủng đều thích ứng và sinh trưởng mạnh, đạt từ 2,56-15,57.108CFU/ml dịch thể, trong đó cao nhất là chủng NH4 đạt 15,57.108CFU/ml dịch thể. Tại mức nhiệt lên tới 40˚C các vi sinh vật vẫn sinh trưởng khá tốt, có chủng số lượng khuẩn lạc đã giảm đi, tuy nhiên đây lại là mức nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của 2 chủng là NH2 đạt 8,42.108 CFU/ml và NH7 đạt 18,74.108CFU/ml dịch thể. Tại mức nhiệt độ lên cao 60˚C, chỉ có 3 chủng có thể sinh trưởng với số lượng khuẩn lạc thấp là NH2, NH4 và XK11.
Hình 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của VSV Trong đó 1:NH2; 2: NH4; 3: NH7; 4: XK8; 5: XK11
Như vậy 5 chủng vi sinh vật trên đều là những vi sinh vật chịu được các mức nhiệt khác nhau, có khả năng sinh trưởng được trong khoảng nhiệt khá rộng từ 20˚C đến 55˚C, trong đó chúng phát triển tốt ở 28 – 40˚C. Đây là kết quả phù hợp bởi vì nhiệt độ trung bình cho sự sinh trưởng tối ưu của vi sinh vật được các nhà nghiên cứu xác định là khoảng 28˚C, trong khi đó các vi sinh vật được tuyển chọn ở trên là các chủng có trong rơm rạ phân hủy tự nhiên, đống ủ tự nhiên, phân bò hoai mục ngoài tự nhiên, vì vậy chúng là những loại có thể chịu được nhiệt độ cao để duy trì được các quá trình tăng nhiệt độ khi ủ.