Tính chất của rơm rạ được phân tích cho kết quả ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tính chất của rơm rạ STT Chỉ tiêu Hàm lượng (%) 1 Xenlulo 29,42 2 Tinh bột 5,10 3 Protein thô 4,15 4 Tro 1,72 5 H2O 53,57 6 Các chất khác 6,04
Kết quả bảng 4.8 cho thấy trong rơm rạ thành phần các chất dinh dưỡng vẫn còn đáng kể, trong đó lượng xenlulo chiếm 29,42%, tinh bột chiếm 5,10% và protein thô chiếm 4,15%. Tổng các hợp chất này lên tới 38,67% vì vậy nếu không được tận dụng sẽ vô cùng lãng phí. Tuy nhiên, kết quả này có hàm lượng xenlulo thấp hơn so với kết quả phân tích xenlulo trong rơm rạ của Đặng Tuyết Phương, Trần Thị Kim Hoa và Vũ Anh Tuấn (2012), điều này có thể do giống lúa sử dụng khác nhau. Hàm lượng nước trong rơm chiếm 53,57%, điều này cho
thấy rơm rạ sau thu hoạch có độ ẩm khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy chuyển hóa rơm rạ khi ủ. Với lượng dinh dưỡng còn lại như trên rơm rạ hoàn toàn có thể được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu khác nhau, vừa tận dụng nguồn chất hữu cơ vừa khắc phục ô nhiễm môi trường và góp phần cải tạo đất để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
Chế phẩm sinh học được sản xuất từ tổ hợp vi sinh vật tuyển chọn với điều kiện nhân giống tối ưu đã xác định. Chất lượng chế phẩm được đánh giá theo tiêu chuẩn 6168:2002 thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Chất lượng của chế phẩm sinh học
STT Chỉ tiêu VSV TCVN 6168:2002
1 pH 6,5 6 - 8
2 Vi sinh vật phân giải
xenlulo CFU/ml
18,23.108 ≥1,0.108
3 Vi sinh vật tạp CFU/ml 2,23.103 ≤ 1,0.105
Kết quả phân tích từ bảng 4.9 chỉ rõ: chế phẩm sinh học sản xuất từ tổ hợp vi sinh vật tuyển chọn có pH trung tính, VSV hữu ích đạt 18,23.108 CFU/ml dịch thể, VSV tạp đạt tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, chế phẩm sinh học có chất lượng đạt tiêu chuẩn TCVN 6168:2002 nên có thể sử dụng để xử lý rơm rạ.