Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV thương mại hiệp quang (Trang 32 - 35)

doanh nghiệp

2.1.5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến phát triển đội ngũ NNL trong DN. Khi có biến động về kinh tế thì DN phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Hoặc nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần phát triển lại công nhân phù hợp với yêu cầu kinh doanh mới. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi. Nhìn chung, khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thì doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực và ngược lại. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế như thế nào thì Công ty cũng phải có chính sách thích hợp nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực nòng cốt có chất lượng cao (Đinh Nguyễn Trường Giang, 2009).

Môi trường pháp luật, chính sách Nhà nước

Có thể nói, chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động lớn tới công tác phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp. Tiêu biểu nhất là Luật Lao động điều tiết tổng quát các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ nhằm tránh các hành xử tùy tiện liên quan đến vấn đề tuyển dụng, HĐLĐ… Ngoài ra, chính sách của Nhà nước còn làm thay đổi cơ chế và chính sách trả lương của DN tác động đến thu hút NNL. Bên cạnh đó, văn bản chính sách của Nhà nước còn quyết định tới sự dịch chuyển nguồn lao động trong xã hội. Ví dụ như Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho ngành đó phát triển và do vậy nguồn lao động sẽ có xu hướng chuyển dịch sang ngành nghề lĩnh vực đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ có cơ hội tuyển dụng được lao động có chất lượng (Đinh Nguyễn Trường Giang, 2009).

Thị trường lao động

Nếu thị trường lao động dồi dào, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển chọn được lao động có chất lượng cao. Theo đó, công tác đào tạo và phát triển NNL của Công ty cũng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu nguồn lực lao động khan hiếm, việc tuyển dụng của Công ty gặp nhiều khó khăn. Để có được lao động cho sản xuất, buộc Công ty phải nhận cả những lao động kém chất lượng. Và đối với bộ phận lao động này buộc doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí, thời gian mới có thể có được nguồn lao động phù hợp, đảm bảo cho sản xuất (Trần Võ Hoài Hương, 2012).

Môi trường khoa học kỹ thuật

Yếu cầu đổi mới mẫu mã, chủng loại hàng hóa đòi hỏi công nghệ phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp. Vì thế, nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp ngày càng tăng. Đồng thời, thực tiễn đó đòi hỏi các nhà quản trị trong doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến công tác đào tạo mà trong tuyển dụng còn phải đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn đáp ứng và chủ động đối phó với các biến động của môi trường.

Khoa học công nghệ càng hiện đại tiên tiến kéo theo trình độ của người lao động phải được nâng lên để có thể nắm vững các thao tác, quy trình của công nghệ khi thực hiện công việc (Trần Võ Hoài Hương, 2012).

Khách hàng

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại thì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và linh hoạt. Vì vậy, nếu DN nào có sự thay đổi phù hợp và linh hoạt, có chiến lược đón đầu và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Vì vậy, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, mẫu mã, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là đòi hỏi tất yếu khách quan với doanh nghiệp. Muốn làm được điều này doanh nghiệp phải có lực lượng công nhân có trình độ kỹ thuật cao, đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên không ngừng phát triển cả về chất và lượng (Phạm Thanh Hà, 2011).

Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt. Trong sự cạnh tranh đó, nhân sự được đánh giá là cốt lõi của nhà quản trị và một nguồn

nhân lực có chất lượng, trình độ chính là lợi thế so sánh bậc nhất của các DN. Là một tài nguyên quý giá nhất, các DN luôn phải lo giữ gìn, duy trì, thu hút và phát triển NNL của mình. Để thực hiện điều đó, các DN phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, tặng thưởng kịp thời, đặc biệt phải tạo điều kiện cho các cá nhân được phát triển bản thân (Phạm Thanh Hà, 2011).

2.1.5.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Chính sách, chiến lược của mỗi doanh nghiệp

Các chính sách liên quan đến NNL (công tác quy hoạch nguồn nhân lực; chính sách tuyển dụng; công tác đào tạo, bồi dưỡng; chế độ đãi ngộ tài chính) thường phụ thuộc vào chiến lược dùng người của DN. Bên cạnh đó, nó ảnh hưởng quan trọng đến cách hành xử và ra quyết định của các cấp quản trị. Với các chính sách này, hoạt động phát triển NNL của DN sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ (Phan Thị Minh Châu & Lê Thanh Trúc, 2008).

Công tác kiểm tra, đánh giá nguồn nhân lực

Công tác kiểm tra, đánh giá NNL giúp cho đội ngũ được kiểm tra, đánh giá biết mình còn thiếu những gì, cần bổ sung, làm tốt hơn những vấn đề gì trong công tác chuyên môn của mình, từ đó họ sẽ có hướng phấn đấu rõ ràng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đồng thời, người quản lý biết đội ngũ của mình còn yếu ở mảng nào để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung kịp thời những mảng yếu đó, tạo điều kiện cho họ phát triển năng lực cá nhân và đem lại cho họ cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Thông qua hoạt động đánh giá, người quản lý ghi nhận những ưu, nhược điểm đóng góp của họ, là cơ sở cho việc trả lương, khen thưởng và thực hiện các chính sách đãi ngộ với họ, tạo động lực kích thích làm việc hăng say, nhiệt tình, lâu dài.

Thông qua kiểm tra người quản lý đánh giá chính xác năng lực của từng đối tượng lao động để sắp xếp, bố trí công việc cho họ một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực của họ, định hướng rõ con đường phát triển nghề nghiệp của họ, tạo cho họ cơ hội thăng tiến trong công việc (Phạm Ngọc Mỹ, 2008).

Tiềm lực tài chính

Tài chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một DN. Là nhân tố quyết định vấn đề thu hút, giữ chân nhân lực giỏi.

Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các chế độ đãi ngộ, đào tạo nhằm PTNNL. Cho dù DN có xây dựng được những kế hoạch đào tạo, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thuyết phục nhưng không có nguồn lực tài chính thì chúng vẫn chỉ dừng lại trong ý tưởng mà thôi (Phạm Thị Ngọc Mỹ, 2008).

Năng lực công nghệ

Trình độ công nghệ hiện tại và trong tương lai của DN cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến PTNNL trong DN. Nó đặt ra những yêu cầu cần phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng NNL trong DN. Nghĩa là, công nghệ như thế nào thì NLĐ phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và tác phong lao động tương ứng với nó. Như vậy, PTNNL phải phù hợp với công nghệ sản xuất đang được áp dụng và những dự kiến thay đổi công nghệ trong tương lai (Phạm Thị Ngọc Mỹ, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV thương mại hiệp quang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)