2.2.2.1. Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, bên cạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thành phố đã có những thành tựu đáng kể trong công tác vận động, thu hút, quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, tính đến năm 2015 thành phố đã tiếp nhận 33 dự án sử dụng nguồn vốn ODA với tổng vốn đầu tư khoảng 764,69 triệu USD, trong đó vốn ODA là 575,5 triệu USD, vốn đối ứng là 189,19 triệu USD.
Trong số 33 dự án đã tiếp nhận, có 07 dự án đang được triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư trên 386,7 triệu USD và 26 dự án đã hoàn tất với tổng vốn đầu tư là 377,99 triệu USD. về các dự án đang triển khai, có một số dự án đầu tư lớn tập trung trong lĩnh vực xây dựng phát triển hạ tầng, cấp nước và y tế như dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng (272,7 triệu USD), dự án Mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng giai đoạn 2012-2018 (86,03 triệu USD), dự án Trung tâm Khu vực miền Trung về Y học hạt nhân và Xạ trị (12 triệu USD). Các dự án ODA tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, y tế, giao thông, cấp thoát nước và cải thiện vệ sinh môi trường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như: cải tạo hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông của thành phố; xây dựng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông, cung cấp trang thiết bị y tế kỹ
thuật cao, nâng cao công tác tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyến... góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt đô thị của thành phố trong thời gian qua (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015).
Đạt được các kết quả trến, bến cạnh sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các Bộ, Ngành Trung ương trong công tác xúc tiến vận động nguồn vốn ODA, sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn của các nhà tài trợ, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, thành phố đã kịp thời có những cải tiến tích cực trong công tác quản lý triển khai thực hiện dự án. Cụ thể: Thành phố luôn cố gắng phát huy vai trò làm chủ của mình trong việc sử dụng vốn viện trợ ODA từ các nguồn song phương và đa phương, luôn bám sát những quy định củá Nhà nước, đồng thời hài hòá thủ tục với nhà tài trợ về việc tiếp nhận nguồn tài trợ cũng như trong công tác đấu thầu lựa chọn các nhà thầu triển khai thực hiện các dự án (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đà Nẵng, 2015).
Trong công tác quản lý dự án, đối với một số dự án lớn (dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiến, dự án Phát triển bền vững thành phố), UBND thành phố thành lập Hội đồng điều hành dự án với thành viến là lãnh đạo UBND thành phố và lãnh đạo các Sở, ngành liên quán. Nhiệm vụ củá Hội đồng điều hành là giám sát và chỉ đạo, thường xuyến tổ chức họp định kỳ để điều hành tiến độ thực hiện các giái đoạn triển khái dự án, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh, đảm bảo dự án triển khái hiệu quả (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đà Nẵng, 2015).
- Trong công tác thẩm định đấu thầu đối với một số công trình trọng điểm, UBND thành phố chỉ đạo, phân cấp các Sở, ngành là đợn vị chủ dự án chủ động phê duyệt hồ sơ và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố. Điều này giúp rút ngắn các quy trình thủ tục mà vẫn đảm bảo minh bạch, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đà Nẵng, 2015).
-Ưu tiên dành nguồn ngân sách để bố trí giải ngân vốn đối ứng cho các dự án ODA được đầy đủ, đảm bảo quá trình triển khai các dự án ODA được kịp thời, đáp ứng được tiến độ giải ngân theo yếu cầu củá nhà tài trợ (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đà Nẵng, 2015).
- Các dự án phải thực hiện công tác giải tỏá đền bù thường nhận được sự đồng thuận cáo trong cộng đồng dân cư. Chính sách giải tỏa đền bù, tái định cư được thực hiện một cách công khái, minh bạch và khá thỏa đáng. Do đó, công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng được bàn giáo đúng thời hạn để dự án được triển khái thực hiện theo như kế hoạch đã thỏa thuận với nhà tài trợ (Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Đà Nẵng, 2015).
2.2.2.2. Hà Giang
Tỉnh Hà Giang đã phối hợp với 4 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang đã cùng xây dựng Kế hoạch phát triển tổng thể các tỉnh vùng núi phía Đông Bắc Việt Nam trong việc phát triển và liên kết vùng để thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn vốn ưu đãi khác giai đoạn 2014-2020, trong đó thống nhất 05 lĩnh vực ưu tiên chính bao gồm: Phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển nông nghiệp, nông thôn; phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu và hiện đại hóa công tác hành chính (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hà Giang 2015).
Tỉnh Hà Giang đã thành lập và kiện toàn Ban vận động ODA tỉnh và phân công nhiệm vụ cho các thành viên (gồm 25 thành viên là Giám đốc các Sở Ngành và chủ tịch UBND các huyện, thành phố); Thành lập các tổ công tác ODA tại các Sở, ngành và các huyện, thành phố; chủ động nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và Ban hành kế hoạch vận động thu hút nguồn vốn OD/ và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng giai đoạn 2015-2020. Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác vận động, thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong giai đoạn tiếp theo, tháng 12/2013 hoàn thành việc in và phát hành cuốn “Giới thiệu về danh mục các dự án vận động, thu hút nguồn vốn ODA và nguồn vốn ưu đãi khác giai đoạn 2014 - 2016 và sau năm 2016” (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hà Giang 2015).
Với những nỗ lực của của Ban vận động ODA và tỉnh Hà Giang, trong 5 năm (2010-2014) Tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận và ký kết hiệp định được 23 chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi' của các nhà tài trợ như: Ảrập, WB, ADB, JICA, IFAD với tổng vốn ODA vận động là 1.988,6 tỷ đồng tương đương 94,7 triệu USD. Trong đó từ khi thành lập Ban vận động ODA (ngày 28/11/2011) đã vận động được 11 dự án với tổng vốn ODA là 1.692,6 tỷ đồng tương đương với 80,6 triệu USD, bằng 85% tổng vốn ODA vận động của cả giai đoạn (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hà Giang 2015).
UBND tỉnh Hà Giang đã có những cơ chế đặc thù và từ đó đạt được một số thành công trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn. Tuy nhiên, quá trình quản lý nguồn vốn này tại tỉnh Hà Giang những năm qua cũng còn một số hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đòi hỏi phải có những giải pháp
đồng bộ để khắc phục kịp thời, trong thời gian tới phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: từ công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng đến thành lập Tổ chuẩn bị dự án (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hà Giang 2015).
2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hưng Yên
* Nhận thức đúng đắn về ODA
Nhận thức đúng đắn về ODA với hai yếu tố chính trị và kinh tế đan xen từ đó có quan niệm đúng đắn về nguồn lực này để tranh thủ được sự hỗ trợ quốc tế, thực hiện có hiệu quả chủ trương độc lập, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. ODA gắn với mục tiêu chính trị và lợi ích kinh tế của nhà tài trợ, đây là bản chất của nguồn vốn này, do vậy thành hay bại của ODA tuỳ thuộc chủ yếu vào vai trò làm chủ của nước tiếp nhận. Cần nghiên cứu kỹ các chiến lược, chương trình của các nhà tài trợ trong từng thời kỳ để có phương án lựa chọn vận động thích hợp nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế, chính trị cao nhất cho đất nước nói chung và cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng.ODA vay, kể cả ODA không hoàn lại không phải là ”thứ cho không”. ODA là nguồn vốn quốc tế tài trợ cho Chính phủ. Nguồn vốn này phải được nhập vào ngân sách Nhà nước và Chính phủ sử dụng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Do ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là thứ cho không, Chính phủ vay, Chính phủ phải trả nợ nên chưa nhận thức đúng trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
* Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia rộng rãi của người dân trong quá trình thu hút và sử dụng ODA
Vốn ODA được Chính phủ sử dụng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Người được hưởng lợi từ các dự án đầu tư này là người dân, dưới sự giám sát của chính quyền các cấp. Một khi chính quyền cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia rộng rãi của người dân thì bất kỳ chương trình dự án ODA nào, dù lớn hay nhỏ đều được thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng với hiệu quả cao và bền vững. Tăng cường phi tập trung hoá, đối với các dự án yêu cầu kỹ thuật không cao nên chuyển dự án/hoạt động của dự án cho các địa phương thực hiện, như vậy các địa phương coi dự án là của mình, nên huy động các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh cùng tham gia, có trách nhiệm trong việc đền bù giải phóng mặt bằng,
đóng góp vốn đối ứng. Cần tăng cường áp dụng phương pháp có sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án.
* Xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và xây dựng trong hợp tác phát triển Quan hệ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong giai đoạn vừa qua không đơn thuần giữa một bên “cho” và một bên “nhận” viện trợ, mà đã phát triển đạt tới mức quan hệ đối tác trên cơ sở tin cậy và xây dựng trong hợp tác phát triển. Nó bao gồm đối thoại về chính sách phát triển trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và xây dựng, không áp đặt, đề cao và chia sẻ trách nhiệm chung và trách nhiệm giải trình về các kết quả phát triển.
* Quá trình chuẩn bị dự án thường kéo dài
Quá trình này thường kéo dài 2-3 năm, có dự án trên 3 năm. Điều này không phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Nhiều thông số dự án, chỉ tiêu tính toán và thể chế đến khi thực hiện dự án không còn phù hợp, dẫn đến phải điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
* Đền bù, giải phóng mặt bằng là công việc khó, có nhiều rủi ro
Khi chuẩn bị và thực hiện dự án cần quan tâm đánh giá thực chất quy mô về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tổ chức thực hiện công tác này. Đây là công việc khó, có nhiều rủi ro, và khó lường về tiến độ, trong đó vai trò của địa phương là vô cùng quan trọng.
* Huy động đóng góp vốn đối ứng chưa kịp thời
Hầu hết các dự án ODA, phía Việt Nam đều phải có đóng góp vốn đối ứng (Trung ương, địa phương, người dân tham gia dự án). Việc đóng góp đủ và đúng thời hạn vốn đối ứng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong thực tế một số dự án vốn đối ứng của Việt Nam cấp hoặc đóng góp chưa kịp thời, đặc biệt ở cấp tỉnh và người dân tham gia dự án.
* Cán bộ tham gia quản lý thực hiện dự án
Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý và thực hiện các chương trình dự án từ nguồn vốn ODA là nhân tố quan trọng góp phần thành công của dự án. Cán bộ này cần thiết ở tất cả cấp quản lý theo chức năng của từng cơ quan tác động đến hoạt động dự án.
Tổ chức quản lý và thực hiện tại các cơ quan quản lý các dự án (các Ban quản lý các dự án, Trung tâm nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường, các Tổng cục) chưa thực sự rõ ràng và sự liên kết giữa các đơn vị còn hạn chế.
* Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng và cải tiến cơ chế, thủ tục giải ngân các dự án
Công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư của nguồn vốn thì việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện dự án. Đây là hai chỉ tiêu mà WB, ADB, các nhà tài trợ khác, cơ quan quản lý Nhà nước căn cứ vào đó để đánh giá quá trình thực hiện dự án nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Hiện tại việc đấu thầu và giải ngân còn nhiều bất cập, nên cần nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU