Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ với diện tích 932,09 km2, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Địa giới Hưng Yên phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây, Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thái Bình.

Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ. Trung tâm hành chính: Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, 2015).

Hệ thống đường thủy: Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc. Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có hệ thống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn,... là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thuỷ. Ngoài ra, địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, đặc biệt là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này không chỉ thoả mãn nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, 2015).

Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên là 923,093 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,74%, đất chuyên dùng chiếm 16,67%, đất ở chiếm 7,91%, đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 6,68%. Diện tích đất nông nghiệp phong phú, nhưng đất xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình phát triển công nghiệp không tránh khỏi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, 2015).

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Kinh tế: cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. Nền

kinh tế Hưng Yên đang đổi thay từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá. Công nghiệp địa phương tuy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố phát triển, lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Riêng ngành du lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như: du lịch Phố Hiến, di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, 2015).

Dân số - lao động: nguồn nhân lực Hưng Yên khá dồi dào. Dân số năm 2004 là trên 1,1 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50%. Tỷ lệ lao động có trình độ của Hưng Yên thấp, bởi sau khi tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ ở lại tỉnh công tác ít. Hiện nay, số lao động chưa có việc làm ổn định còn nhiều đã trở thành sức ép lớn đối với Hưng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, 2015).

Văn hoá - xã hội: nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Hưng Yên là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến Việt Nam (1075 - 1919), Hưng Yên có 228 vị đỗ đại khoa, nhiều người đã trở thành những nhân vật được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng như các nhà quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình; danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; nhà khoa học: Nguyễn Công Tiễu, Phạm Huy Thông; nhà văn: Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng; hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên; các nhà hoạt động chính trị tài ba: Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh,.. (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, 2015).

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ phát triển đầu con của Bò, Lợn đều giảm tương ứng với Bò là -3,29%; Lợn -2%, riêng Gia cầm tăng 2%. Mặc dù số lượng đầu con giảm nhưng sản lượng thịt lại tăng từ 1,3% đến 3,04% cho thấy đã có sự áp dụng khoa học công nghệ về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi và trình độ quản lý đối với việc sản xuất, chăn nuôi tại tỉnh (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, 2015).

3.1.3. Tổng quan tình hình chăn nuôi tỉnh Hưng Yên

Qua nghiên cứu, chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có sự phát triển nhanh chóng về năng suất, sản lượng thịt, tuy số lượng đàn có giảm xuống.

Bảng 3.1. Kết quả chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015

Loại gia súc, gia cầm ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) I. Số đầu con 1. Bò con 43.405 44.056 37.930 38.056 37.967 96,71 2. Lợn con 644.584 660.285 619.271 589.191 594.426 98,00 3. Gia cầm nghìn con 7.953 8.304 8.303 8.389 8.609 102,00 II. Sản lượng thịt 1. Bò tấn 2.646 2.755 2.674 2.709 2.786 101,30 2. Lợn tấn 93.585 96.580 99.304 101.118 104.783 102,87 3. Gia cầm tấn 21.674 22.616 23.263 23.450 24.432 103,04

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hưng Yên (2015)

3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

3.1.4.1. Thuận lợi

Những lợi thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng là cơ hội lớn để tỉnh thu hút được các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ. Đặc biệt, quốc lộ 5 đoạn chạy qua lãnh thổ Hưng Yên mở ra cơ hội cho việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo động lực lớn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên có cơ hội đón nhận và tận dụng những cơ hội phát triển của vùng. Nhất là trong tương lai gần, khi kết cấu hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông được đầu tư xây dựng.

Nhân dân Hưng Yên có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, lại nằm trong vùng ven đô có điều kiện thuận lợi về thị trường để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại để phát triển. Mặt khác là một

tỉnh đi sau, Hưng Yên có điều kiện để học hỏi các tỉnh khác trong quá trình phát triển theo hướng mở cửa mạnh ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, là tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp, lại có vị trí gần các trung tâm công nghiệp, Hưng Yên có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và chế biến của các thành phố và khu công nghiệp.

Với những thuận lợi trên, tỉnh Hưng Yên có tiềm năng để thu hút và quản lý vốn ODA trong linh vực chăn nuôi tốt hơn.

3.1.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những lợi thế, Hưng Yên còn phải đối mặt với không ít khó khăn như thực trạng nền kinh tế còn yếu, GDP bình quân đầu người thấp so với một số tỉnh trong vùng. Vài năm trở lại đây, kết cấu hạ tầng đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Số lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trong khi đó, thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, kinh nghiệm hội nhập còn ít,... đã hạn chế việc hình thành và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Ngoài ra, nguồn tài nguyên khoáng sản ít cũng là một hạn chế lớn cho quá trình phát triển của Hưng Yên.

So sánh với các tỉnh lân cận, Hưng Yên là tỉnh có diện tích nhỏ, đông dân, điểm xuất phát thấp. Vì vậy, trong thời gian tới, Hưng Yên phải nỗ lực hơn nữa, phát huy những tiềm năng sẵn có, xây dựng định hướng và giải pháp đúng đắn để phát triển nhanh, hội nhập với xu thế phát triển của khu vực và toàn quốc.

Ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng thường có lợi nhuận thấp, rủi ro cao nên khả năng thu hút vốn ODA sẽ hạn chế hơn các ngành khác. So với mặt bằng chung thì chăn nuôi của Hưng Yên cũng phát triển, quy mô hộ lớn, khả năng xuất hiện và lây lan dịch bệnh cao hơn. Đây sẽ là hạn chế và thách thức liên quan đến việc quản lý nguồn vốn này tại địa phương.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp từ internet, sách báo, các báo cáo, các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, các nghiên cứu trước đó và các tài liệu liên quan

Bảng 3.2. Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp

Cấp Nguồn Tài liệu Cách thu

thập

Bộ

- Bộ Nông nghiệp và PTNT - Ban quản lý dự án LIFSAP - Tổng cục Thống kê

- Tài liệu tổng quan về ODA trong nông nghiệp

- Tìm đọc - Trích dẫn Tỉnh Hưng Yên - Sở Nông nghiệp và PTNT - Các báo cáo tổng kết và định hướng - Các chính sách chăn nuôi, quy trình thực hiện,

- Niên giám thống kê

- Tìm đọc - Trao đổi - trích dẫn Huyện, xã - Phòng nông nghiệp và PTNT

- Báo cáo của các xã

- Báo cáo chi tiết, tổng kết về tình hình phát triển chăn nuôi của Dự án LIFSAP

- Tìm đọc - Trao đổi -

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) 3.2.1.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp

Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp thông qua quan sát và phỏng vấn: + Một số cán bộ Bộ NN và PTNT: Vụ HTQT, Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, BQL các Dự án nông nghiệp và Dự án LIFSAP. (Mỗi đơn vị 01 cán bộ).

+ Hưng Yên: Sở NN và PTNT, Sở Tài chính, Sở KH và Đầu tư, BQL Dự án ODA, các đơn vị, cá nhân sử dụng và có hưởng lợi từ vốn ODA trong lĩnh vực chăn nuôi. (Trao đổi cá nhân, mỗi đơn vị 01 cán bộ).

+ Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý dự án LIFSAP (cấp trung ương và tỉnh). Tổng số 18 cán bộ (14 cán bộ Trung ương; 04 cán bộ tỉnh). Nội dung phỏng vấn được trình bày trong phần Phụ lục.

+ Số liệu sơ cấp có sử dụng số liệu điều tra của Giang Hương và cộng sự.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số liệu về về vốn ODA theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm phân tích việc triển khai thực hiện theo từng thời điểm. Đánh giá từng nội dung

quản lý vốn ODA trong mối quan hệ với các yếu tố tác động như kinh tế, xã hội.v.v… để rút ra những nhận định khoa học, thuyết phục.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh các nội dung quản lý nhà nước về ODA trong chăn nuôi ở Hưng Yên với một số địa phương khác kể cả thành công hay không thành công trong sử dụng vốn ODA từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.

3.2.2.3. Phương pháp có sự tham gia

Trên cở sở mục tiêu của luận văn, tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của người tham gia, có liên quan trong việc triển khai dự án qua quá trình trao đổi, chia sẻ và thảo luận các vấn đề nghiên cứu.

3.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ để xem xét, nhận định và cho ý kiến về các hoạt động, bài học kinh nghiệm trong quản lý dự án vốn ODA ở Hưng Yên.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu hút vốn ODA gồm kế hoạch vốn giao hàng năm, giải ngân theo kế hoạch, tỷ lệ giải ngân; các chỉ tiêu thưc hiện so với mục tiêu;

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh sử dụng vốn ODA chia theo lĩnh vực (sản xuất, giết mổ, tiêu thụ); Mức độ hoàn thành kế hoạch của các nội dung đáp ứng theo các tiêu chí đạt được của thực hành nông nghiệp tốt (VietGAHP) (như số hộ có Biogas, vùng GAHP,...);

+ Chỉ tiêu so sánh giữa các nhóm đối tượng (hộ) có tham gia sử dụng vốn ODA và nhóm không sử dụng (so sánh một số chỉ tiêu của nhóm hộ thực hiện theo quy trình VietGAHP được tài trợ và không thực hiện VietGAHP);

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình dịch bệnh của gia súc khi có sự hỗ trợ của vốn ODA (các hộ/nhóm tham gia dự án).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN ODA CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÔNG THÔN

4.1.1. Tình hình thu hút, sử dụng ODA

Ngành nông nghiệp Viêt Nam là một trong những ngành sớm tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ngay từ khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế được nối lại vào tháng 11 năm 1993. Dự án hồ thủy lợi Dầu Tiếng do Ngân hàng Thế giới tài trợ là một trong những dấu mốc tiêu biểu cho mối quan hệ hợp tác phát triển bền chặt, có hiệu quả và không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng và tác động lan tỏa giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các nhà tài trợ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động vận động và thu hút nguồn vốn ODA, vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở cấp quốc gia như Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG ) và Hội nghị giữa ký Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG giữa kỳ) trong thời kỳ 1993-2012 và Diễn đàn đối tác phát triển Viêt Nam thường niên (VDPF) từ năm 2013 đến nay. Bộ tổ chức Diễn đàn các dối tác phát triển cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, Bộ cùng với, các đối tác phát triển quan tâm tổ chức và duy trì hoạt động của Nhóm hỗ trợ quốc tế cho ngành nông nghiệp Viêt Nam (ISG) để đối thoại chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn, điều phối hỗ trợ quốc tế cho các hoạt động chuyên môn của Bộ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn coi trọng hiệu quả viện trợ, tích cực tham gia thực hiện các cam kết nâng cao hiệu quả viện trợ của Việt Nam trong khuôn khổ Tuyên bố Pa-ri (2005), Cam kết Hà Nội (2005), Chương trình nghị sự Accra (2008), Văn kiện Bu-san (2011) và Văn kiên quan hệ đối tác Việt Nam (2013), là thành viên tích cực của Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF).

Sự tham gia tích cực của Bộ trong chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đối với các nhà tài trợ về cam kết của Bộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và xóa đói, giảm nghèo.

Để tạo môi trường thuận lợi cho đối thoại giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhà tài trợ về chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, điều phối hỗ trợ nước ngoài, trong Bộ đã thành lập Nhóm hỗ trợ Quốc tế (ISG). Trong thời gian qua, ISG đã phát huy tốt vai trò tập hợp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)