Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 85 - 89)

a. Hoạt động chăn nuôi vùng GAHP

Về mục tiêu của Dự án: Qua các hoạt động hỗ trợ, tác động đã đi đúng mục tiêu chung của Dự án, thể hiện được ý nghĩa nâng cao năng lực cạnh tranh của các hộ chăn nuôi nhỏ thông qua việc áp dụng quy trình VietGAP trong chăn

nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từng bước thực hiện kết nối chuỗi sản phẩm chăn nuôi đến cơ sở giết mổ và chợ thực phẩm tươi sống, cung cấp những sản phẩm an toàn người tiêu dùng. Cụ thể:

- Hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao hiểu biết và thay đổi hành vi, tập quán, thói quen của người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán, vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dung.

- Tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi qua việc áp dụng các phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP), giảm thiểu ô nhiễm môi trường qua việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ và chợ bán thịt tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.

- Tăng sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm qua việc hỗ trợ các cơ sở giết mổ và chợ bán thịt tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về quản lý chăn nuôi trên địa bàn: Thông qua việc hỗ trợ nông dân xây dựng theo mô hình chăn nuôi an toàn, giúp các hộ hiểu biết và nắm rõ hơn về các nội dung của quy trình, rút được kinh nghiệm triển khai nhân rộng ra các hộ thành viên nhóm GAHP và các hộ chăn nuôi trong tỉnh, thuận lợi trong công tác quản lý chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn.

- Các hộ chăn nuôi đã có ý thức và chú trọng đến công tác xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng năng lượng làm chất đốt, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu lây lan dịch bệnh; Nâng cao được ý thức, trách nhiệm của hộ chăn nuôi trong việc phòng chống dịch bệnh của đàn vật nuôi, hướng tới duy trì và phát triển chăn nuôi có sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước.

- Các hộ chăn nuôi đã có ý thức trong việc tiêm phòng các bệnh bắt buộc, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn (tỷ lệ hộ GAHP tiêm phòng 3 bệnh đỏ trong vùng GAHP đạt100%trong diện tiêm).

- Là mô hình để triển khai nhân rộng cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, ổn định cung cấp những sản phẩm chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Là cơ sở để thực hiện việc kết nối chuỗi sản phẩm từ chăn nuôi đến cơ sở giết mổ và khu bán thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Về kết nối chuỗi sản phẩm

Với tổng cộng 1000 hộ chăn nuôi áp dụng theo quy trình chăn nuôi an toàn trong 04 vùng GAHP cấp huyện, cung cấp cho các cơ sở giết mổ (18 cơ sở giết mổ) sẽ được dự án hỗ trợ xây dựng trong và ngoài vùng GAHP để giết mổ, đưa ra các chợ bán thực phẩm tươi sống (29 chợ) thuộc dự án LIFSAP hỗ trợ, cung cấp những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Hiện nay, việc gắn kết chuỗi tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và có thể truy xuất nguồn gốc được khi cần thiết là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Dự án triển khai thí điểm kết nối các nội dung hoạt động trên tại các vùng GAHP để làm mô hình nhân rộng ra các địa phương khác. Một số chuỗi kết nối:

- Huyện Khoái Châu: thiết lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi thông qua 11 nhóm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, với 213 hộ thành viên, kết nối với 01 cơ sở giết mổ tập trung áp dụng dây chuyền giết mổ treo (cơ sở giết mổ gia súc tập trung của hộ gia đình ông Lê Đình Văn, xã Đông Kết), đảm bảo quy trình giết mổ sạch, đưa sản phẩm đến các chợ được dự án đầu tư (Bái, Bô Thời, Đại Quan,... ).

- Huyện Văn Lâm.: thiết lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi thông qua 04 nhóm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, với 100 hộ thành viên, kết nối với 01 cơ sở giết mổ tập trung áp dụng dây chuyền giết mổ treo (cơ sở giết mổ tập trung của hộ gia đình ông Lê Văn Tám, xã Đình Dù),cơ sở giết mổ nhỏ lẻ cải thiện điều kiện vệ sinh thú y và môi trường (Nguyễn Thị Hoa, Huỳnh văn Tự – Lạc Đạo, Văn Lâm; Phạm Văn Hiếu – Đình Dù, Văn Lâm) đảm bảo quy trình giết mổ sạch, đưa sản phẩm đến các chợ được dự án đầu tư (chợ Như Quỳnh, Đường Cái, chợ Đậu).

- Huyện Văn Giang thiết lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi thông qua 17 nhóm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, với 348 hộ thành viên, kết nối với 01 cơ sở giết mổ tập trung áp dụng dây chuyền giết mổ treo (cơ sở giết mổ nhỏ lẻ của hộ gia đình Bà Đỗ Thị Hằng – Đồng Tỉnh, Nghĩa Trụ, Văn Giang), đảm bảo quy trình giết mổ sạch, đưa sản phẩm đến các chợ được dự án đầu tư (chợ Châu, chợ Váu, chợ Cửu Cao, chợ TT. Văn Giang, chợ Phụng Công, chợ Mễ Sở). Huyện Tiên Lữ thiết lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi thông qua 17 nhóm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, với 339 hộ thành viên, kết nối với 05 cơ sở giết mổ (cơ sở giết mổ nhỏ lẻ của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chuyên – Dị Chế, Tiên Lữ; Vũ Đình Doanh – Dị Chế, Tiên Lữ; Nguyễn Văn Hậu – Thụy Lôi, Tiên

Lữ;Lương Ngọc Hiển – Nhật Tân, Tiên Lữ; Trần Văn Hưng – TT Vương, Tiên Lữ), đảm bảo quy trình giết mổ sạch, đưa sản phẩm đến các chợ được dự án đầu tư (chợ Ché, chợ TT. Vương, chợ Xuôi, chợ Ba Hàng, chợ Nhài).

* Những tồn tại, hạn chế: một số hộ tham gia nhóm GAHP chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu của quy trình chăn nuôi an toàn như: xây dựng hệ thống xử lý chất thải, ghi chép sổ sách chăn nuôi, nhốt riêng các động vật khác,…; chưa chủ động trong việc tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng cho đàn lợn mà còn trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước.

b. Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường

- Hoạt động nâng cấp chợ thực phẩm được đánh giá rất cao và thu được kết quả tốt, góp phần cải thiện an toàn vệ sinh thực phẩm, được nhân dân hưởng ứng tích cực.

- Ban quản lý chợ và các hộ tiểu thương được tập huấn, đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức các quy định về an toàn thực phẩm và bước đầu thay đổi được thói quen sinh hoạt mang tính tự phát sang hoạt động có tổ chức.

- Các hộ tiểu thương được tổ chức hoạt động kinh doanh tập trung, có nề nếp, tình trạng bán thịt tràn lan ở ngoài khu chợ gây mất mỹ quan và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được khắc phục.

- Thực phẩm được kiểm soát dễ dàng thông qua ban quản lý chợ, cán bộ thú y,… bước đầu hình thành thương hiệu chợ an toàn thực phẩm.

- Các khu bán thực phẩm tươi sống được hình thành là điều kiện thuận lợi để hướng đến mục tiêu kết nối chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, kinh doanh tại chợ hợp vệ sinh, cung cấp sản phẩm an toàn đến nguời tiêu dùng. Nội dung trên được thể hiện chi tiết qua kết nối chăn nuôi từ vùng chăn nuôi an toàn (04 vùng GAHP), đến các cơ sở giết mổ dự án hỗ trợ và đến chợ thực phẩm (29 chợ) như đã nêu bước đầu đạt được hiệu quả tốt, có sức lan tỏa, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới

- Thực hiện được mục tiêu cung cấp sản phẩm an toàn cho người dân thông qua việc hỗ trợ đầu tư nâng cấp các cơ sở giết mổ nhỏ được triển khai thực hiện theo lộ trình dự án; tuy nhiên tổ chức kêu gọi chủ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ rất khó, do hoạt động này rất đặc thù, có điều kiện và đầu tư tương đối lớn, các hạng mục công trình phải chuẩn (thiết bị bảo đảm công nghệ mổ treo, hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn A,…) từ đó phải có diện tích xây dựng lớn, vốn

đầu tư cao. Dù được dự án hỗ trợ 30.000 USD cho mỗi cơ sở nhưng các nhà đầu tư cũng ngần ngại vì rủi ro cao, nếu quản lý của địa phương không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

* Những tồn tại, hạn chế

Sự chỉ đạo của một số địa phương với Ban quản lý chợ chưa tốt, số ít vẫn còn bán thực phẩm tươi sống chung với thực phẩm chín (giò, chả...), còn tình trạng tiểu thương chưa thực hiện đúng quy trình buôn bán để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (02 chợ còn để các hộ tiểu thương chưa vào kinh doanh tại các quầy đã được nâng cấp như đã cam kết).

Một số địa phương có chợ được nâng cấp chưa coi trọng việc bảo trì, nên có tình trạng để các thiết bị bị hư hỏng, chưa khắc phục kịp thời.

Tình trạng giữ gìn vệ sinh cho khu thực phẩm của một số chợ chưa đảm bảo nên ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm được bày bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)