Tình hình thu hút, sử dụng ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 50 - 55)

Ngành nông nghiệp Viêt Nam là một trong những ngành sớm tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ngay từ khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế được nối lại vào tháng 11 năm 1993. Dự án hồ thủy lợi Dầu Tiếng do Ngân hàng Thế giới tài trợ là một trong những dấu mốc tiêu biểu cho mối quan hệ hợp tác phát triển bền chặt, có hiệu quả và không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng và tác động lan tỏa giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các nhà tài trợ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động vận động và thu hút nguồn vốn ODA, vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở cấp quốc gia như Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG ) và Hội nghị giữa ký Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG giữa kỳ) trong thời kỳ 1993-2012 và Diễn đàn đối tác phát triển Viêt Nam thường niên (VDPF) từ năm 2013 đến nay. Bộ tổ chức Diễn đàn các dối tác phát triển cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, Bộ cùng với, các đối tác phát triển quan tâm tổ chức và duy trì hoạt động của Nhóm hỗ trợ quốc tế cho ngành nông nghiệp Viêt Nam (ISG) để đối thoại chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn, điều phối hỗ trợ quốc tế cho các hoạt động chuyên môn của Bộ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn coi trọng hiệu quả viện trợ, tích cực tham gia thực hiện các cam kết nâng cao hiệu quả viện trợ của Việt Nam trong khuôn khổ Tuyên bố Pa-ri (2005), Cam kết Hà Nội (2005), Chương trình nghị sự Accra (2008), Văn kiện Bu-san (2011) và Văn kiên quan hệ đối tác Việt Nam (2013), là thành viên tích cực của Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF).

Sự tham gia tích cực của Bộ trong chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đối với các nhà tài trợ về cam kết của Bộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và xóa đói, giảm nghèo.

Để tạo môi trường thuận lợi cho đối thoại giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhà tài trợ về chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, điều phối hỗ trợ nước ngoài, trong Bộ đã thành lập Nhóm hỗ trợ Quốc tế (ISG). Trong thời gian qua, ISG đã phát huy tốt vai trò tập hợp và điều phối các hoạt động viện trợ, đối thoại và chia sẻ thông tin giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhà tài trợ nhằm tối đa hóa hiệu quả hỗ trợ quốc tế cho ngành, đồng thời tích cực tham gia thực hiện Chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ của Việt Nam. Ngoài ra một số Nhóm quan hệ đối tác trong các lĩnh vực cụ thể cũng được tổ chức và hoạt động có hiệu quả như Văn phòng Điều phối Quan hệ đối tác trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn được thành lập theo Quyết định số 519/TTg-QHĐT ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã tích cực tham gia vận động các tổ chức PCPNN cung cấp viện trợ nhân đạo và các chương trình, dự án phát triển, các dự án nghiên cứu để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương.

Các hoạt động thu hút ODA, vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài nêu trên đã có tác dụng tích cực làm cho các nhà tài trợ hiểu biết nhiều hơn về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, những thành tựu đã đạt được, cũng như những khó khăn và thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong giai đoạn phát triển hiện nay. Nhờ vậy lòng tin giữa Bộ và các đối tác phát không ngừng được củng cố và tăng cường, tạo cơ sở vững chắc cho mối quan hệ hợp tác phát triển hiệu quả giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đối tác phát triển.

Các nhà tài trợ dành sự quan tâm đặc biệt đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam, nơi tập trung gần 70 % dân số cả nước với tỷ lệ hộ nghèo còn cao. 41 trên tổng số 51 nhà tài trợ song phương và đa phương và một số lượng lớn các Tổ chức PCPNN cung cấp các chương trình và dự án hỗ trợ trực tiếp cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc cho các tỉnh và thành phố trên cả nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản và phát triển nông thôn. Bảng 1 trình bày những nhà tài trợ chủ chốt hỗ trợ cho các lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015.

Bảng 4.1. Tỷ trọng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ chủ chốt trong các lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011- 2015

Đơn vị %

Nhà tài trợ chủ chốt Tổng vốn ODA/

vay ưu đãi Vốn đối ứng

1. Ngân hàng Thế giới (WB) 32,54 32,16 35,94

2. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) 32,60 32,28 35,94

3. Nhật Bản ( JICA) 20,70 20,45 22,90 4. Đan Mạch (Danida) 3,50 3,96 0,07 5. CHLB Đức (GIZ) 2,89 2,78 3,76 6. Na Uy 2,40 2,67 0,37 7. Mỹ (USAID) 1,48 1,63 0,33 8. FAO/UNDP 0,64 0,61 0,93 9. Các nhà tài trợ khác 3,26 3,45 1,83 Tổng số 100 100 100 Nguồn: Bộ NN&PTNT (2014)

Trong số các nhà tài trợ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 có 8 nhà tài trợ chủ chốt với tổng số vốn ODA và vay ưu đãi chiếm hơn 96% tổng vốn ODA và vay ưu đãi của tất cả các nhà tài trợ cho các lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn 2011-2015, trong đó ba nhà tài trợ có tỷ trọng vốn cao gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA).

Trong gần 20 năm qua (1993-2012), Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA để hỗ trợ ngành nông nghiệp với số vốn được ký kết đạt 8,85 tỷ USD, trong đó các chương trình và dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý có tổng vốn ODA hơn 5,48 tỷ USD. Riêng trong 5 năm 2011-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

trực tiếp quản lý và thực hiện khoảng 100 chương trình, dự án ODA với tổng số vốn đạt 2,7 tỷ USD, bằng khoảng 50% tổng vốn ODA do Bộ quản lý trong cả giai đoạn 1993-2012, trong đó viện trợ không hoàn lại chiểm 17,06 %, còn lại 82,94% là vốn vay ODA và vay ưu đãi.

Viện trợ không hoàn lại trong ngành nông nghiệp duy trì trong nhiều năm với tỷ lệ cao, chỉ sau ngành Y tế và Giáo dục và Đào tạo. Đây là một thuận lợi, đồng thời cũng là một thách thức vì nguồn vốn này đang giảm mạnh trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Do vậy cần có những chính sách và giải pháp kịp thời điều chỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển đối với các lĩnh vực lâu nay sử dụng nhiều vốn ODA không hoàn lại.

Bảng 4.2. Ngồn vốn ODA và cơ cấu nguồn vốn này theo các lĩnh vực qua các thời kỳ

Triệu USD

Giai đoạn Lâm nghiệp

Nông

nghiệp Thủy lợi Thủy sản

Phát triển

nông thôn Tông số ODA % ODA % ODA % ODA % ODA %

1993-1995 141 22 98 15 326 50 86 13 0,3 - 653 1996-2000 276 31 239 27 134 15 65 7 162 19 879 2001-2005 231 15 245 16 821 54 60 4 155 10 1515 2006-2008 122 12 341 34 343 34 1,2 - 190 19 999 2009-2013 42 3 216 15 852 59 2,3 - 328 23 1441 Tổng số 815 15 1.140 21 2.478 45 216 4 837 15 5.487 Nguồn: Bộ NN&PTNT (2014)

Trong thời gian qua, các lĩnh vực cụ thể trong ngành nông nghiệp như nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn đều nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà tài trợ. Vốn ODA và vốn đối ứng theo theo các lĩnh vực của ngành nông nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 thể hiện trong Hình 4.1.

Hình 4.1. Vốn ODA và vốn đối ứng theo lĩnh vực giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Bộ NN&PTNT (2015)

Cơ cấu nguồn vốn ODA chia theo các lĩnh vực của ngành nông nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện trong Hình 4.2.

Hình 4.2. Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2011-2015

Trong tổng số vốn ODA thì ngành thủy lợi chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,48%, tiếp theo là ngành lâm nghiệp (16%), phát triển nông thôn (10%), nông nghiệp (10%) và ít nhất là thủy sản với chỉ hơn 5%, các lĩnh vực khác 7 % bao gồm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn , an toàn thực phẩm, hỗ trợ xây dựng chính sách, phát triển thể chế, cải cách hành chính và tăng cường năng lực con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)