Thực hiện dự án sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 93 - 95)

- Việc thẩm định phê duyệt các hoạt động của dự án tại một số tỉnh/thành phố trong những năm đầu mất quá nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Bảng 4.9. Ý kiến phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý Dự án LIFSAP

Câu hỏi Ý kiến

Những khó

khăn trong

thực hiện Dự án tại tỉnh Hưng Yên?

- Đội ngũ cán bộ thực hiện phần lớn là kiêm nhiệm nên đôi lúc việc triển khai các hoạt động bị chậm

- Kế hoạch tài chính, kế hoạch đấu thầu thường mất khá nhiều thời gian để được phê duyệt; vốn đối ứng bố trí không đủ

- Mức hỗ trợ thấp đối với: nâng cấp lò mổ tập trung; phụ cấp cho các trưởng nhóm cấp xã, huyện

- Không có phụ cấp theo dõi cho BQL chợ, cán bộ theo dõi thú y Dự án đã có những tác động gì đối với lĩnh vực chăn nuôi và ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên?

- Thay đổi nhận thức của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi an toàn VietGAHP trong nông hộ từ đó lợi nhuận trong chăn nuôi tăng lên

- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

- Hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu dùng, cung cấp thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn

- Xây dựng chính sách, đề án phát triển chăn nuôi trong tỉnh

Trong thời

gian tới Dự án nên làm như thế nào?

- Tiếp tục duy trì và phát triển bền vững các kết quả đã đạt được - Tăng cường kiểm tra, giám sát vận hành chợ thực phẩm tươi sống đã được nâng cấp

- Tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách tạo điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Các kiến nghị cụ thể với từng cấp?

- Nhà tài trợ và các cấp Trung ương thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho các thành viên BQL dự án địa phương (nhất là các vị trí: đấu thầu, mua sắm, kỹ thuật chăn nuôi, thú y)

- Trung ương tiếp tục hỗ trợ về thể chế, chính sách và kỹ thuật để tỉnh có thể triển khai, phát huy các kết quả

- Cấp tỉnh cần chủ động đào tạo, nâng cao năng lực quản lý

Nguồn: Phỏng vấn sâu (2017)

- Ban quản lý dự án tỉnh sử dụng nhiều cán bộ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án;

- Do nguồn ngân sách hạn hẹp nên nếu bố trí vốn đối ứng kịp thời cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Việc tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị thực hiện dự án gặp khó khăn. Trong hai năm đầu tiên Dự án đã phải đối mặt với vấn đề về các cán bộ trẻ năng động nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế ở các vị trí quan trọng, điều này đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai Dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)