2.1.4.1. Kế hoạch xây dựng dự án sử dụng vốn ODA
Theo Thái Bá Cẩn (2009) chuẩn bị dự án là giai đoạn điều tra, khảo sát, các vấn đề kinh tế, xã hội để lập dự án. Người chủ đầu tư cần dựa vào những căn cứ sau đây:
-Chủ trương chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn. Đây là một căn cứ rất quan trọng để nghiên cứu cơ hội đầu tư. Việc Nhà nước khuyên khích hoặc hạn chế sự phát triển lĩnh vực sản xuất nào, vùng nào ... sẽ là cơ hội đầu tư thuận lợi hay khó khăn đối với lĩnh vực đó hoặc vùng đó.
-Tài nguyên thiên nhiên của, khả năng khai thác chế biến tài nguyên đó. Người chủ đầu tư cần xác định rõ có những loại tài nguyên nào, trữ lượng bao nhiêu, khả năng khai thác, vận chuyển, chế biến tài nguyên đó để tạo thành nguyên liệu sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng. Đây là căn cứ rất quan trọng đối với cơ hội đẩu tư của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
+ Trình độ phát triển của nông, lâm, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đối với sự phái triển của các ngành này. Khả năng cung cấp nguyên liệu của các ngành này cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản ...
Nếu điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông, lâm, ngư nghiệp thì sẽ tạo những cơ hội lớn cho việc đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp.
Sự phát triển của bản thân nông, lâm, ngư nghiệp đòi hỏi phải đầu tư để phát triển các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho chúng (phân bón, thuốc trừ sâu... ) và các ngành chế biến (tiêu thụ) sản phẩm của chúng.
Nông, lâm. ngư nghiệp là một thị trường lớn. Khi nông, lâm, ngư nghiệp phát triển thì nó cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho nông, lâm, ngư nghiệp. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với nước ta, là nước có số dân làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nếu điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội cho phép phát triển công nghiệp, một loại sản phẩm hàng hoá công nghiệp nào đó, hoặc phát triển
dịch vụ thì nghiên cứu cơ hội đầu tư là ý tưởng đề xuất để phát triển lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đó.
-Nhu cầu tương lai về các loại hàng hoá, trong đó có phần dành cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Nhu cầu lớn thì việc giải quyết “đầu ra” của dự án trong tương lai sẽ rất thuận lợi và do đó cơ hội đầu tư sẽ cao. Còn nếu nhu cầu đó thấp thì việc thực hiện dự án sẽ rất khó khăn. Thông tin đó không phải chỉ là các loại sản phẩm có khả năng sản xuất, mà còn từ đó rút ra được các chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Ví dụ sản phẩm đó có sản xuất được trong nước hay không? Số lượng sản phẩm đó nhập hằng năm là bao nhiêu? Nhu cầu tăng thêm của sản phẩm đó như thế nào? Đồng thời, trong việc nghiên cứu cơ hội đầu tư phải tính toán sơ bộ chi phí đầu tư, chi phí sản xuất hằng năm, giá cả hàng hoá dịch vụ cũng như vốn đầu tư cho một đơn vị sản phẩm (Thái Bá Cẩn, 2009).
2.1.4.2. Thiết kế dự án vốn ODA
Theo Thái Bá Cẩn (2009) thiết kế dự án là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dự án, sơ bộ lựa chọn khả năng đầu tư chủ yếu từ các cơ hội đầu tư.
Tiêu chuẩn đó lựa chọn khả năng đầu tư chủ yếu là:
- Sự phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.
- Có tài nguyên để đảm bảo cho dự án hoạt động hay không, quy mô và khả năng tồn tại của dự án.
- Có thị trường tiêu thụ, mức độ cạnh tranh có hiệu quả kinh tế. - Phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư.
- Sản phẩm là xây dựng đồ án tiền khả thi, gọi là bảng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hay còn gọi là bảng dự án tiền khả thi.
2.1.4.3. Giám sát, đánh giá dự án vốn ODA
Theo Thái Bá Cẩn (2009) chất lượng quản lý dự án phụ tuộc rất lớn vào quá trình giám sát, đánh giá dự án, bao gồm các mặt: quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Về số liệu thông tin: phải trung thực, chính xác, có nguồn gốc và có xuất xứ của thông tin.
- Về phương pháp tính toán, phân tích: không được xảy ra sai sót hoặc thiếu rõ ràng, phải đảm bảo độ tin cậy cần thiết với sai số không được quá 5%
- Về kinh phí thực hiện; Phải tính toán đầy đủ và chính xác dự toán chi tiêu theo từng khoản mục cụ thể.
- Về thời gian thực hiện: Phải đảm bảo đúng tiến độ.
Các thông tin tuỳ thuộc vào từng loại dự án khác nhau. Nhìn chung, cần đảm bảo những thông tin chủ yếu:
+ Thông tin về xã hội và thể chế quản lý. + Thông tin về thị trường.
+ Thông tin về yếu tố đẩu vào cho sản xuất với những thông tin đã thu nhận được, người ta tiến hành tổ chức nghiên cứu trên các mặt chủ yếu sau:
•Các căn cứ nói lên sự cần thiết phải đầu tư.
•Phương án sản xuất, hình thức đầu tư.
•Các yếu tố đầu vào (chủ yếu là nguyên vật liệu).
•Khu vực, địa điểm xây dựng.
•Kỹ thuật, công nghệ, môi trường sinh thái.
•Bộ máy quản lý sản xuất.
2.1.4.4. Quá trình thực hiện dự án vốn ODA
Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tư thành hiện thực nhằm đưa dự án vào hoạt động trong thực tế của đời sống kinh tế - xã hội. Giai đoạn này bao gồm một số nội dung quản lý chủ yếu trên các mặt. Thiết kế và lập dự toán, tổng dự toán công trình; Đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế với các nhà thầu: nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị, nhà thầu láp máy; nhà thầu tư vấn các loại... Xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý để tiếp quản, vận hành dự án khi dự án hoàn thành được nghiệm thu đưa vào hoạt động (Thái Bá Cẩn, 2009).
Để triển khai tốt cần lưu ý một số vấn đề
- Xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư: là lịch trình thực hiện các công việc cần thiết (nội dung, trình tự và thời gian thực hiện các công việc). Nội dung công việc cần thực hiện tuỳ thuộc vào từng công việc cụ thể, đặc điểm của địa phương, yêu cầu kỹ thuật, trang thiết bị, tổ chức quản lý. Trình tự thực hiện công việc tùy thuộc vào yêu cầu tổ chức, công nghệ thực hiện các quá trình xây dựng. Thời gian thực hiện tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, lực lượng nhân lực và
khả năng tiền vốn. Các bước công việc có thể chia ra theo từng giai đoạn triển khai thực hiện dự án và theo tính chất của các loại công việc (Thái Bá Cẩn, 2009).
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý quá trình thực hiện dự án. Cần xác định các thành phần tham gia vào dự án ai hay tổ chức nào sẽ tham gia (bao gồm người hưởng lợi, người bị ảnh hưởng, cơ quan tài trợ, cơ quan chỉ đạo, cơ quan thực hiện dự án, các cơ quan nhà nước, quốc tế)., phân công trách nhiệm để các bộ phận liên quan tham gia, phối hợp đảm bảo thực hiện tốt dự án (Thái Bá Cẩn, 2009).
Xác định, phân tích, đánh giá các đối tượng tham gia dự án, khai thác hợp lý các tiềm năng, thế mạnh của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình tham gia thực hiện dự án, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân để tạo được sự phối hợp cao, tránh chồng chéo, lẵng phí (Thái Bá Cẩn, 2009).
Thiết lập mối quan hệ giữa những đơn vị và cá nhân tham gia thực hiện dự án. Sơ đồ này phải đảm bảo gọn nhẹ, tiết kiệm, thể hiện được sự phối hợp và kết hợp của các đơn vị và cá nhân tham gia thực hiện dự án một cách hợp lý nhất (Thái Bá Cẩn, 2009).