Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 59 - 61)

ích cho công tác chuyên môn, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực toàn diện như hiện nay.

Công tác quản lý nhà nước về ODA của nước ta đã được thể chế hóa ngay sau khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Cộng đồng tài trợ quóc tế được nối lại vào năm 1993 theo nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý ODA dựa trên cơ sở phân cấp và đề cao trách nhiệm giải trình giữa Chính phủ và các bộ, ngành và địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong một số cơ quan Trung ương đi đầu đã ban hành Thông tư của Bộ hướng dẫn áp dụng Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực tế quản lý nguồn lực này trong Bộ.

Thông tư 49/2009/BNNPTNT là bước đột phá trong phát triển thể chế quản lý và sử dụng ODA trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư này đã góp phần thể chế hóa công tác quản lý ODA, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này thông qua tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ và giữa Bộ với các địa phương; phát huy vai trò của đơn vị đầu mối ODA của Bộ; minh bạch quy trình và thủ tục và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan và đơn vị thụ hưởng và quản lý ODA của Bộ.

4.1.3. Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA ODA

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, song công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi, viện trợ PCPNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần sớm được khắc phục trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, thiếu một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ PCPNN để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, các cơ quan, đơn vị trong Bộ chưa phát huy tính chủ động trong quá trình hợp tác với các nhà tài trợ. Có những trường hợp các nhà tài trợ chủ động đề xuất các chương trình, dự án, tuy không xa với các lĩnh vực ưu tiên trong việc sử dụng các nguồn lực này do Việt Nam đề ra, song trong tình hình đó các nhà tài trợ thường dẫn dắt quá trình thiết kế nội dung, tổ chức quản lý và thực

hiện chương trình, dự án nên có những trường hợp nội dung dự án chưa sát với thực tế Việt Nam, mô hình tổ chức quản lý thực hiện phức tạp, chuyên gia huy động chất lượng chưa tốt.

Thứ hai, tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA nói chung của Việt Nam và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng tuy có tiến bộ trong thời gian gần đây, song nhìn chung vẫn chậm so với yêu cầu và mức giải ngân vốn ODA bình quân của khu vực và thế giới. Giải ngân chậm nguồn vốn ODA dẫn tới dự án bị kéo dài làm giảm hiệu quả dự án, gây khó khăn trả nợ vốn vay là nguy cơ làm tăng nợ quá hạn cho Chính phủ, làm ùn đọng vốn ODA ký kết. Giải ngân vốn ODA chậm cũng dẫn đến chậm đưa công trình vào sử dụng, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, làm giảm tính ưu đãi của các khoản vay ODA, kéo dài thời gian trả phí cam kết cho nhà tài trợ, đồng thời làm giảm uy tín Việt Nam đối với Cộng đồng các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác vận động thu hút nguồn vốn này.

Thứ ba, trong nhiều trường hợp vốn đối ứng chưa được bố trí đầy đủ và kịp thời, nhất là các dự án thành phần do các đia phương tham gia dự án ô tự bố trí nguồn này. Tuy mức đóng góp vốn đối ứng trong các dự án nông nghiệp nhìn chung không cao, có hai nguyên nhân cần được khắc phục: (i) Kế hoạch hóa chương trình, dự án ODA chưa chặt chẽ trong kế hoạch đầu tư của Bộ, cũng như của các địa phương tham gia dự án ô do Bộ quản lý, (ii) Tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ vốn đối ứng từ ngân sách Trung ương, nhất là các địa phương mặc dù đã cam kết mạnh mẽ tự bố trí vốn đối ứng.

Thứ tư, năng lực quản lý còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp. Ngoài ba Ban quản lý dự án mạnh của Bộ (Ban QLDA nông nghiệp, Ban QLDA thủy lợi và Ban QLDA Lâm nghiệp) hoạt động mang tính chuyên nghiệp, các Ban QLDA khác, nhất là các Ban QLDA thành phần của các dự án với đội ngũ cán bộ đa phần kiêm nhiệm, nhân sự thường biến động, chế độ tiền lương thấp không khuyến khích cán bộ có trình độ chuyên môn làm công tác quản lý dự án. Ngay cả ở cấp Bộ, mô hình Ban QLDA chuyên ngành cũng cần được tiếp tục hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, công tác phối hợp trong Bộ và với các địa phương tham gia dự án.

Thứ năm, tính đồng bộ, thống nhất và kịp thời về thông tin, dữ liệu ODA chưa cao ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống giám sát và đánh giá chương trình, dự án ODA, vay ưu đãi và viện trợ PCPNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh hưng yên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)