- Từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi ở khu vực tác động của dự án cho thấy người chăn nuôi trong nhóm GAHP tham gia tập huấn và áp dụng các kiến thức được tập huấn khá tốt. Hiện nay những hộ GAHP của dự án chăn nuôi theo qui trình đã được tập huấn, ghi chép được thực hiện khá đầy đủ về thức ăn, giống, thú y,.. do vậy họ có thể hạch toán thu chi một cách dễ dàng. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều có kho chứa thức ăn riêng và thực hiện các biện pháp kiểm soát, thực hiện cách ly với khu chăn nuôi, thực hiện nuôi cách ly đối với lợn bệnh.
- Hầu hết những người chăn nuôi tham gia vào mô hình chăn nuôi GAHP của dự án đã được hỗ trợ đầu tư nâng cấp chuồng trại, trang thiết bị và được tập huấn kỹ thuật đã thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như xây hố sát trùng, thực hiện các biện pháp phun xịt phương tiện vận chuyển, khu vực chăn nuôi...để giảm nguy cơ rủi ro dịch bệnh.
- Tỷ lệ tiêm phòng vacxin đối với các bệnh thông thường đối với các hộ GAHP là 100%.
- Thời gian nuôi vỗ béo lợn của hộ tham gia GAHP giảm so với hộ không tham gia GAHP từ 135 ngày xuống còn 95 ngày.
- Số lợn bình quân nuôi/hộ tham gia GAHP tăng từ 28 lên 75 con so với hộ không tham gia GAHP.
- Tỷ lệ chết của đàn lợn của hộ tham gia GAHP giảm so với hộ không tham gia GAHP từ 1,04 xuống 0.52, đặc biệt trong tất cả các vùng GAHP đã không xẩy ra dịch bệnh.
- Lợi nhuận tăng từ 13,7% lên 17,2%
- Thông qua việc áp dụng quy trình GAHP, được kiểm soát chặt chẽ ở từng khâu sản xuất như chuồng trại, chất lượng con giống, TĂCN, nước uống, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng, ghi chép, xuất bán sản phẩm… Đặc biệt là một số hộ đã sử dụng nguyên liệu ngô, lúa tại địa phương để trộn thức ăn chăn nuôi thay cho mua cám hỗn hợp của các nhà máy cám công nghiệp, đã giảm được giá thành sản phẩm, vì vậy mà hiệu quả kinh tế chăn nuôi GAHP đã được tăng lên. - Trên cơ sở các hộ đã được đánh giá cấp chứng nhận VietGAHP, các hộ chăn nuôi khác đã học tập, tiếp tục tìm ra các giải pháp tự hoàn thiện chính mình.