4.3.1. Xây dựng chính sách địa phương
- Từ các kết quả đã đạt được trong việc triển khai các hoạt động của dự án. Sở Nông nghiệp & PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện các chương trình, dự án của tỉnh giai đoạn 2012-2015 và tiếp tục triển khai giai đoạn 2016-2020 như:
+ Quy hoạch ngành chăn nuôi và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020.
+ Xây dựng và triển khai thực hiện đề án, dự án: Đề án giống vật nuôi chất lượng cao; Dự án Phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng Vietgahp và bò thịt cao sản; Dự án Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo hướng Vietgahp.
+ Đề án Kiện toàn cán bộ thú y ở cấp xã (Mỗi xã có 01 Thú y hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng 3 bệnh đỏ, tai xanh ở lợn, LMLM gia súc..).
+ Hàng năm ghi nguồn ngân sách, cấp kinh phí quản lý lợn đực giống, bò giống, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi..., kinh phí xây dựng hầm biogas cho chăn nuôi nông hộ.
4.3.2. Tác động của vốn ODA đối với chăn nuôi nông hộ
- Từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi ở khu vực tác động của dự án cho thấy người chăn nuôi trong nhóm GAHP tham gia tập huấn và áp dụng các kiến thức được tập huấn khá tốt. Hiện nay những hộ GAHP của dự án chăn nuôi theo qui trình đã được tập huấn, ghi chép được thực hiện khá đầy đủ về thức ăn, giống, thú y,.. do vậy họ có thể hạch toán thu chi một cách dễ dàng. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều có kho chứa thức ăn riêng và thực hiện các biện pháp kiểm soát, thực hiện cách ly với khu chăn nuôi, thực hiện nuôi cách ly đối với lợn bệnh.
- Hầu hết những người chăn nuôi tham gia vào mô hình chăn nuôi GAHP của dự án đã được hỗ trợ đầu tư nâng cấp chuồng trại, trang thiết bị và được tập huấn kỹ thuật đã thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như xây hố sát trùng, thực hiện các biện pháp phun xịt phương tiện vận chuyển, khu vực chăn nuôi...để giảm nguy cơ rủi ro dịch bệnh.
- Tỷ lệ tiêm phòng vacxin đối với các bệnh thông thường đối với các hộ GAHP là 100%.
- Thời gian nuôi vỗ béo lợn của hộ tham gia GAHP giảm so với hộ không tham gia GAHP từ 135 ngày xuống còn 95 ngày.
- Số lợn bình quân nuôi/hộ tham gia GAHP tăng từ 28 lên 75 con so với hộ không tham gia GAHP.
- Tỷ lệ chết của đàn lợn của hộ tham gia GAHP giảm so với hộ không tham gia GAHP từ 1,04 xuống 0.52, đặc biệt trong tất cả các vùng GAHP đã không xẩy ra dịch bệnh.
- Lợi nhuận tăng từ 13,7% lên 17,2%
- Thông qua việc áp dụng quy trình GAHP, được kiểm soát chặt chẽ ở từng khâu sản xuất như chuồng trại, chất lượng con giống, TĂCN, nước uống, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng, ghi chép, xuất bán sản phẩm… Đặc biệt là một số hộ đã sử dụng nguyên liệu ngô, lúa tại địa phương để trộn thức ăn chăn nuôi thay cho mua cám hỗn hợp của các nhà máy cám công nghiệp, đã giảm được giá thành sản phẩm, vì vậy mà hiệu quả kinh tế chăn nuôi GAHP đã được tăng lên. - Trên cơ sở các hộ đã được đánh giá cấp chứng nhận VietGAHP, các hộ chăn nuôi khác đã học tập, tiếp tục tìm ra các giải pháp tự hoàn thiện chính mình.
4.3.3. Tác động của vốn ODA trong công tác ATTP
- Tỷ lệ các mẫu thịt lợn (sau khi áp dụng quy trình GAHP) đạt tiêu chuẩn cho phép đối với các kháng sinh cấm sử dụng (Chloramphenicol, Furazolidone), hạn chế sử dụng (Tylosine) và kháng sinh Tetracyclin.
- Tỷ lệ các mẫu thịt lợn đạt tiêu chuẩn cho phép đối với Salbutamol và Clenbuterol là 100%.
Qua các chỉ số giám sát, có thể thấy ý thức và sự hiểu biết về sử dụng kháng sinh, các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist của các hộ chăn nuôi trên địa bàn vùng GAHP, không có tồn dư trong các sản phẩm thịt, góp phần cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch và có chất lượng, đây là điều mà xã hội rất quan tâm.
4.3.4. Tác động của vốn ODA trong lĩnh vực môi trường
- Góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý chất thải chăn nuôi đối với các cán bộ Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn. Góp phần nâng cao sự phối hợp các cấp có hệ thống từ tỉnh đến địa phương về quản lý chất thải chăn nuôi.Tỉnh cũng đã có những biện pháp cụ thể để phối hợp hỗ trợ thực hiện các hoạt động chăn nuôi, quản lý chất thải đối với các hộ GAHP, các lò mổ, chợ bán thực phẩm. Bổ sung thêm 01 biên chế quản lý chất thải chăn nuôi cho phòng Chăn nuôi Sở.
- Góp phần giảm ô nhiễm môi trường (BOD, N, P, mùi hôi … ). Giảm phát thải khí methane từ phân chuồng, giảm thiểu sự phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm việc sử dụng các loại chất đốt truyền thống, cải thiện sức khoẻ cộng đồng.
- Hệ thống xử lý môi trường tại các chợ thực phẩm được đều có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, có nhà vệ sinh và thu gom rác thải. Chính vì vậy nước thải và chất thải rắn tại các chợ thực phẩm sau khi được nâng cấp đều được quản lý và xử lý giúp cải thiện môi trường.
4.3.5. Tác động của vốn ODA trong lĩnh vực thú y
- Thông qua dự án, hệ thống cán bộ thú y từ tỉnh đến xã đã được đào tạo nâng cao năng lực, các hộ chăn nuôi cũng đã được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thú y nên đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc tiêm phòng, việc bảo quản vắc xin trong chăn nuôi. Mặt khác, tuy được tiêm phòng đầy đủ, nhưng trong các vùng GAHP vẫn có thể còn có mầm bệnh lưu hành, điều này cho thấy
ngoài việc tiêm phòng, cần đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp sinh học, áp dụng GAHP là rất cần thiết.
- Qua 02 đợt giám sát huyết thanh đã tạo ra tính chủ động trong nhiệm vụ quản lý, kiểm soát dịch bệnh và góp phần xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm.
4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG CHĂN NUÔI TẠI TỈNH HƯNG YÊN CHĂN NUÔI TẠI TỈNH HƯNG YÊN
4.4.1. Kế hoạch xây dựng dự án có vốn ODA
Trong quá trình chuẩn bị dự án, đã có sự tham gia và đóng góp ý kiến rộng rãi của các bên liên quan bao gồm cả những đánh giá về xã hội và môi trường. Những kinh nghiệm từ các dự án tương tự được tài trợ bởi WB trong khu vực đã giúp ích cho quá trình chuẩn bị dự án tại Hưng Yên, đặc biệt là Dự án Thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc, và Dự án Quản lý chất thải chăn nuôi địa phương ở Đông Á do Quỹ Môi trường Toàn cầu cấp vốn và được tiến hành ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
4.4.2. Thiết kế dự án sử dụng vốn ODA
Mối quan hệ giữa Năng lực cạnh tranh và An toàn thực phẩm có thể xem như một quá trình tổng hòa của 4 mục đích: (a) tăng khả năng cạnh tranh cho người chăn nuôi nhỏ, nhờ hỗ trợ họ (b) cơ sở hạ tầng tiêu thụ tốt hơn, tăng sức hấp dẫn với người tiêu dùng, từ đó (c) làm tăng sức cầu đối với thịt an toàn, và đến lượt điều này lại (d) tạo nhiều cơ hộ cho sản xuất phát triển. Để theo kịp những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, năng lực cạnh tranh của nông hộ chăn nuôi và an toàn thực phẩm phải gắn kết chặt chẽ với nhau trong suốt chuỗi giá trị thị trường từ nông trại đến bàn ăn của sản phẩm thịt. Chăn nuôi hiệu quả (năng lực cạnh tranh), kết hợp với thị trường tiêu thụ hợp vệ sinh (an toàn thực phẩm) sẽ làm tăng sức cầu đối với sản phẩm của người chăn nuôi nhỏ (khả năng sinh lợi).
Khung chiến lược của Dự án nhằm tác động giảm thiểu rủi ro để tạo một sân chơi bình đẳng hơn cho những hộ chăn nuôi cạnh tranh với những cơ sở chăn nuôi thương mại lớn. Những tác động này sẽ ảnh hưởng xuyên suốt chuỗi thị trường từ nông trại đến bàn ăn theo bốn cách: (a) tăng cường quản lý dịch bệnh và an toàn sinh học nông trại, (b) cải thiện mức độ an toàn của sản phẩm thịt thông qua giết mổ, buôn bán và tiêu thụ thịt hợp vệ sinh, (c) phổ biến công nghệ chăn nuôi mới, và (d) đưa ra công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để giảm ô nhiễm môi
trường. Dự án sẽ giới thiệu Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) sẽ được thiết kế phù hợp với những người chăn nuôi quy mô nhỏ và thí điểm đưa những người chăn nuôi nhỏ ra khỏi khu vực đô thị tới những vùng quê được quy hoạch làm vùng chuyên canh, trong số đó có những vùng sẽ là Vùng quy hoạch chăn nuôi (LPZ). Nếu những hoạt động của dự án thành công, các hộ chăn nuôi có thê sản xuất và tiêu thụ an toàn, những sản phẩm thịt được bày bán và giết mổ hợp vệ sinh sẽ không chứa những dư lượng độc hại và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đô thị với sản phẩm thịt an toàn. Nếu những sáng kiến của LIFSAP có thể giảm mức độ rủi ro, những người sản xuất này sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và có cơ hội tốt hơn để duy trì khả năng cạnh tranh với những nhà sản xuất quy mô lớn và từ đó đảm bảo được sinh kế của họ.
4.4.3. Kiểm tra giám sát dự án có vốn ODA
Dự án đã được Ngân hàng thẩm định nghiêm túc và đã được xem là phù hợp với những ưu tiên phát triển của quốc gia cũng như Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) liên quan tới phát triển ngành và hoàn toàn phù hợp khi Việt Nam gia nhập WTO từ đầu năm 2007. Dự án cũng có đóng góp trực tiếp vào mục tiêu thứ ba và thứ tư trong Chiến lược hợp tác quốc gia thành viên của Ngân hàng Thế giới (CPS) nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia thông qua các biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững và nhằm cải thiện công tác quản lý thông qua đối thoại hợp tác về mặt chính sách và đánh giá các nhu cầu chiến lược của Chính phủ và khối tư nhân.
Tất cả các tài liệu được yêu cầu như Kế hoạch thực hiện dự án, Khung chính sách đền bù tái định cư và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số đã được Chính phủ soạn thảo, được WB xem xét và được phê duyệt trước khi tiến hành đàm phán Dự án.
Tuy nhiên khung giám sát đánh giá cần phải đơn giản hóa, chỉ thu thập những dữ liệu chính và phân tích các dữ liệu thu thập được để cung cấp các chỉ số định tính và định lượng đủ để thông báo cho dự án và các bên liên quan về tác động.
4.4.4. Thực hiện dự án sử dụng vốn ODA
- Việc thẩm định phê duyệt các hoạt động của dự án tại một số tỉnh/thành phố trong những năm đầu mất quá nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Bảng 4.9. Ý kiến phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý Dự án LIFSAP
Câu hỏi Ý kiến
Những khó
khăn trong
thực hiện Dự án tại tỉnh Hưng Yên?
- Đội ngũ cán bộ thực hiện phần lớn là kiêm nhiệm nên đôi lúc việc triển khai các hoạt động bị chậm
- Kế hoạch tài chính, kế hoạch đấu thầu thường mất khá nhiều thời gian để được phê duyệt; vốn đối ứng bố trí không đủ
- Mức hỗ trợ thấp đối với: nâng cấp lò mổ tập trung; phụ cấp cho các trưởng nhóm cấp xã, huyện
- Không có phụ cấp theo dõi cho BQL chợ, cán bộ theo dõi thú y Dự án đã có những tác động gì đối với lĩnh vực chăn nuôi và ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên?
- Thay đổi nhận thức của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi an toàn VietGAHP trong nông hộ từ đó lợi nhuận trong chăn nuôi tăng lên
- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
- Hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu dùng, cung cấp thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn
- Xây dựng chính sách, đề án phát triển chăn nuôi trong tỉnh
Trong thời
gian tới Dự án nên làm như thế nào?
- Tiếp tục duy trì và phát triển bền vững các kết quả đã đạt được - Tăng cường kiểm tra, giám sát vận hành chợ thực phẩm tươi sống đã được nâng cấp
- Tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách tạo điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.
Các kiến nghị cụ thể với từng cấp?
- Nhà tài trợ và các cấp Trung ương thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho các thành viên BQL dự án địa phương (nhất là các vị trí: đấu thầu, mua sắm, kỹ thuật chăn nuôi, thú y)
- Trung ương tiếp tục hỗ trợ về thể chế, chính sách và kỹ thuật để tỉnh có thể triển khai, phát huy các kết quả
- Cấp tỉnh cần chủ động đào tạo, nâng cao năng lực quản lý
Nguồn: Phỏng vấn sâu (2017)
- Ban quản lý dự án tỉnh sử dụng nhiều cán bộ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án;
- Do nguồn ngân sách hạn hẹp nên nếu bố trí vốn đối ứng kịp thời cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
- Việc tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị thực hiện dự án gặp khó khăn. Trong hai năm đầu tiên Dự án đã phải đối mặt với vấn đề về các cán bộ trẻ năng động nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế ở các vị trí quan trọng, điều này đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai Dự án.
4.5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TẠI TỈNH HƯNG YÊN VỰC CHĂN NUÔI TẠI TỈNH HƯNG YÊN
4.5.1. Định hướng
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Ngày 28/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2111/QĐ- TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, theo đó, Hưng Yên sẽ phát triển theo hướng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực nhằm Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực có lợi thế, có giá trị tăng cao, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ tài nguyên và môi trường; xây dựng đô thị, nông thôn theo hướng