Vai trò quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi

2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Thứ nhất, nhà nước có vai trò định hướng, kiểm soát thị trường, ngăn chặn đầu cơ tích trữ, độc quyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh TĂCN.

Theo Đặng Kim Sơn (2002), sự cạnh tranh trong kinh doanh TĂCN tăng rất nhanh, số người cạnh tranh trực tiếp đối với mỗi người buôn bán tăng khoảng 50% và tiếp tục trở nên mạnh mẽ hơn và sẽ cực kỳ khó khăn trong vài năm tới. Như vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh TĂCN dễ dàng làm nảy sinh mâu thuẫn do đó cần có sự quản lý của nhà nước.

Mặt khác, do các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh TĂCN thường muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình cho nên họ tìm mọi cách như: đầu cơ tích trữ TĂCN, độc quyền trong phân phối, chiết khấu cao làm đẩy cao giá TĂCN... Theo tác giả Nguyễn Văn Giáp và cs. (2015), tại thị trường TĂCN, có hiện tượng các công ty nhỏ quan sát động thái giá của công ty thức ăn lớn trên thị trường và định giá theo giá công ty lớn. Như vậy thị trường TĂCN có một sự đồng thuận ngầm và lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp TĂCN để định giá bán TĂCN, và tạo ra một sự độc quyền bán lỏng lẻo (oligopoly power). Khi đó các nhà sản xuất và cung cấp TĂCN có thể áp đặt giá và hưởng lợi trong khi người chăn nuôi nhỏ sẽ bị thiệt hại. Do đó rất cần nhà nước định hướng, kiểm soát thị trường, ngăn chặn đầu cơ tích trữ, độc quyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh TĂCN.

Theo Bộ NN&PTNT (2015), để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị “ Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư phát triển chăn nuôi” tại Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 5 và tại Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2015. Theo đó, để góp phần quản lý tốt sản xuất, kinh doanh và sử dụng TĂCN cần kiểm soát tốt việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, tìm kiếm giải pháp phù hợp cho việc thay thế các chất tạo nạc mà người chăn nuôi đang lạm dụng gây mất an toàn các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Giảm thiểu các quy định trong việc đăng ký và công nhận chất lượng sản phẩm TĂCN vào danh mục, trong đó cần tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Ở thời điểm hiện nay, khi mà mức tăng trưởng nóng trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và công nghiệp chế biến TĂCN gia súc, gia cầm đang gây nên những hệ lụy lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm và môi trường sinh thái trong chăn nuôi gần. Cụ thể, tổng đầu lợn có mặt thường xuyên hiện nay của Việt Nam đã trên 29

triệu con (trong đó đàn nái trên 4,2 triệu con, so với Thái Lan chưa đến 01 triệu con) đứng thứ tư trên thế giới. Tổng công xuất thiết kế của các nhà máy chế biến TĂCN công nghiệp đã đạt trên 31 triệu tấn, vượt xa so với kế hoạch định hướng là 25 triệu tấn vào năm 2020, với sản lượng TĂCN công nghiệp năm 2016 đạt 32,5 triệu tấn đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong các nước Asean (Thái Lan 18,6; Indonesia 18,3 triệu tấn) và đứng thứ 10 trên thế giới. Nhằm giảm thiểu những áp lực nêu trên, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đã đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện các nhóm giải pháp tháo gỡ (Bộ NN&PTNT, 2017).

Thứ hai, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong kinh doanh TĂCN như kinh doanh chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, kinh TĂCN có chứa chất cấm, TĂCN không được phép lưu hành, TĂCN kém chất lượng... hay các điều kiện kinh doanh TĂCN... Theo Bộ NN&PTNT (2010), việc ban hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính về TĂCN góp phần minh bạch trong xử phạt vi phạm, tạo sự thông thoáng và môi trường tốt cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh TĂCN của các tổ chức, cá nhân. Khuyến khích sản xuất kinh doanh hợp pháp mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi; thúc đẩy ngành sản xuất TĂCN công nghiệp phát triển nhanh, bền vững, phục vụ tốt cho ngành chăn nuôi.

Thứ ba, nhà nước còn có vai trò tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và sử dụng TĂCN. Các vấn đề liên quan đến TĂCN, việc kinh doanh TĂCN đều được thông tin thường xuyên trên trang web chính thức của Cục chăn nuôi, các trang thông tin điện tử của các tỉnh, các huyện cũng như trên các bài báo, tạp chí... Ngoài ra, việc thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức còn được thông qua các đài truyền hình, truyền thanh, qua việc mở các lớp tập huấn kiến thức, các hội thảo... góp phần làm phong phú thêm nguồn cập nhật các thông tin đến mọi người sản xuất, kinh doanh và sử dụng TĂCN cũng như của những người làm công tác quản lý nhà nước.

Thứ tư, các văn bản chính sách của nhà nước về sử dụng TĂCN giúp cho việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện được dễ dàng và phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, tránh được tình trạng đổ lỗi cho nhau trong quá trình thực hiện. Theo Bộ NN&PTNT (2010), việc ban hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính về TĂCN còn giải quyết được những mâu thuẫn, những

chồng chéo trong quá trình quản lý chất lượng TĂCN. Nâng cao trách nhiệm quản lý về TĂCN cho các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương qua việc thống nhất mức xử phạt trong lĩnh vực TĂCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)