Do lực lượng của cán bộ thanh tra chuyên ngành về kinh doanh TĂCN quá mỏng, vì vậy sự phối hợp quản lý của các cơ quan ban ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương rất cần thiết. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền... cán bộ chính quyền địa phương đã làm tốt công tác của mình đưa kiến thức về TĂCN đến với người chăn nuôi, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, trong một số việc mang tính chất pháp lý như việc thẩm định xác nhận điều kiện kinh doanh TĂCN còn chưa quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý chịu trách nhiệm chính, dẫn đến việc thẩm định chưa chặt chẽ và cấp đăng ký kinh doanh cho cả hộ không đủ điều kiện. Đánh giá của người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi về việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý được thể hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Đánh giá của người kinh doanh về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế
STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Kiểm tra nhiều, chồng chéo 13 21,67
2 Hợp lý, không gây chồng chéo 42 70,00 3 Bình thường, ít gây chồng chéo 5 8,33
Tổng 60 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (năm 2017)
Qua bảng 4.17 cho thấy, đa số người kinh doanh cho rằng việc quản lý, kiểm tra hiện nay là hợp lý, không gây chồng chéo chiếm tỷ lệ 70% với 42 ý kiến. Tuy nhiên còn có 13 ý kiến cho rằng việc kiểm tra hiện nay là chồng chéo chiếm ỷ lệ 21,67%, 5 ý kiến chiếm tỷ lệ 8,33 cho rằng việc quản lý, kiểm tra hiện nay bình thường và ít gây chồng chéo.
Mặc dù có chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm về kinh doanh, môi trường... trên địa bàn đối với hộ kinh doanh ban đầu nhỏ lẻ, nhưng hầu như chưa có chính quyền cấp xã nào thực hiện. Qua đó thể hiện sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở với các cơ quan chuyên môn còn lỏng lẻo, chưa nhất quán.