Nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi

2.1.4. Nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn

chăn nuôi

2.1.4.1. Cụ thể hóa các văn bản, chính sách

Với đặc điểm cơ bản của kinh doanh TĂCN là kinh doanh có điều kiện, vì vậy nhà nước có ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý trong quản lý nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng của thế giới. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật để quản lý trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu và sử dụng TĂCN đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản là một trong những giải pháp được đưa ra. Mỗi văn bản pháp lý được ban hành, cấp tỉnh, huyện triển khai và tổ chức thực hiện các qui định của nhà nước.

Giai đoạn trước khi có nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý TĂCN, thủy sản ra đời thì việc quản lý TĂCN được áp dụng theo nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. Nghị định số này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý TĂCN trong nước và hội nhập quốc tế, đã tạo được hành lang pháp lý phù hợp về các chính sách phát triển và quy định quản lý nhà nước đối với TĂCN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhất là khi một số Luật liên quan đã được điều chỉnh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thì Nghị định số 08/2010/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập. Đó là Nghị định 08 chưa có các quy định cụ thể về điều kiện SXKD và các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư và quản lý TĂCN là lĩnh vực SXKD có điều kiện theo quy định tại Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2015; nội dung của Nghị định 08 còn chung chung, gộp tất cả các loại TĂCN vào một khái niệm và chịu sự quản lý như nhau là không phù hợp, gây khó khăn cho công tác quản lý và chấp hành pháp luật; Thành phần của TĂCN có rất nhiều chất dinh dưỡng, hóa chất và phụ gia với giá trị và mức độ ảnh hưởng tới chất lượng và độ an toàn TĂCN khác nhau. Có chất ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của TĂCN và ngược lại. Tuy vậy trong các quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực TĂCN lại quy định giống nhau là không phù hợp. Mặt khác TĂCN là mặt hàng nhóm 2 có khả năng gây mất an

toàn đến sức khỏe vật nuôi, con người và môi trường. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành mặt hàng TĂCN trong danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục sản phẩm của các loại TĂCN được phép lưu hành như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật hiện nay. Thực tế việc sử dụng chất cấm như: Clenbuterol, Salbutamol, Vàng ô, kháng sinh… trong TĂCN thời gian qua đang là những mối nguy lớn đến chất lượng và an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi nước ta. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý TĂCN, thủy sản vào ngày 04/4/2017.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã xác định quản lý vật tư nông nghiệp trong đó có quản lý TĂCN là công tác trọng tâm, ưu tiên của ngành. Theo đó, năm 2016 và cả năm 2017 đã được Bộ NN&PTNT lựa chọn là năm cao điểm hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ NN&PTNN đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng TĂCN, cụ thể một số giải pháp Bộ NN&PTNT đã và đang thực hiện:

Tổ chức đợt cao điểm hành động nhằm đẩy lùi, hướng tới ngăn chặt triệt để tình trạng hàng giả, kém chất lượng đối với TĂCN.

Phối hợp với các lực lượng ngoài ngành (Công an, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng…) trong thu thập thông tin, nắm tình tình để tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, trong đó trọng tâm thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tăng cường thông tin truyền thông cho nhà sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người dân.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quản lý về TĂCN để sửa đổi, bổ sung phương thức quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thay thế cho phương thức quản lý theo danh mục.

Xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin.

Liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi hiện nay là cả một hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ gồm 5 luật; 03 Nghị định; 25 Thông tư;

Ngoài ra, còn có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác. (Chi tiết trong bảng phụ lục).

2.1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi

Cơ cấu, hệ thống tổ chức bộ máy của các cơ quan liên quan từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã. Việc quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN chủ yếu thông qua ngành dọc là Cục chăn nuôi trực thuộc Bộ NN&PTNT và Chi cục CN&TY các tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện, Trạm CN&TY các huyện. Ngoài ra còn có sự tham gia của các cấp, các ngành như chính quyền địa phương, môi trường, y tế, công an, quản lý thị trường... cụ thể:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về TĂCN.

Bộ NN&PTNT có trách nhiệm: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách phát triển và sử dụng TĂCN trên phạm vi cả nước.

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ NN&PTNN thực hiện quản lý nhà nước về TĂCN.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các cơ quan nhà nước tham gia vào hoạt động quản lý kinh doanh TĂCN đó là Sở NN&PTNT (chủ trì), Chi cục CN&TY, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Ngoài ra còn các đơn vị liên quan gồm Sở Tài chính, Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Sở công thương, Sở kế hoạch đầu tư.

Tại cấp huyện, các đơn vị tham gia quản lý nhà nước về TĂCN gồm Phòng NN&PTNT, Trạm CN&TY huyện, phòng tài TC - KH, công an, quản lý thị trường.

Tại cấp xã: UBND xã chịu trách chính trong việc quản lý, kiểm tra các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn.

2.1.4.3. Công tác phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề sử dụng chất cấm, việc kinh doanh các loại TĂCN kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục... đang diễn ra hết sức phức tạp gây ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của người dân đòi hỏi công tác phân công phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ phải được chú trọng hơn nữa. Sự phối kết hợp, điều hành chặt chẽ giữa các cấp, các ngành tạo điều kiện cho việc truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các cơ quan quản lý. Chính quyền địa phương là cơ quan gần gũi và tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp

với người kinh doanh cũng như người sử dụng TĂCN, giám sát người buôn bán, sử dụng trong quá trình thực hiện quy định của Nhà nước về TĂCN.

Phối hợp cơ quan quản lý với chính quyền địa phương: chính quyền địa phương là nơi đầu tiên tiếp nhận được thông tin về tình hình kinh doanh, sử dụng TĂCN hàng ngày của các cửa hàng kinh doanh và người chăn nuôi. Thông tin này sẽ được chính quyền địa phương báo cáo lên các cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý. Đây cũng là cầu nối cung cấp thông tin thường xuyên giữa cơ quan chuyên môn đến người kinh doanh, sử dụng TĂCN, trực tiếp giám sát quá trình thực hiện các quy định của cơ quan quản lý trên địa phương mình. Khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương thông tin sẽ được cập nhật nhanh hơn, công tác quản lý, giám sát của cơ quan cấp trên sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Phối hợp giữa cơ quan quản lý với cơ quan chuyên môn: cơ quan chuyên môn ở cấp huyện chủ yếu là Trạm CN&TY và Phòng NN&PTNT. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan này giúp cho việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng TĂCN theo đúng quy định của pháp luật.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan: Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan ban hành các thông tư, thông tư liên tịch góp phần thực hiện tốt việc quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh TĂCN.

Sự phối kết hợp, điều hành chặt chẽ giữa các cấp, các ngành tạo điều kiện cho việc truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các cơ quan quản lý để thực hiện các chức năng quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Cụ thể: thực hiện đăng ký kinh doanh; tổ chức quản lý hàng hóa kinh doanh gồm có quản lý về số lượng, chủng loại, tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng, các chất cấm, quản lý giá và niêm yết giá; quản lý kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất và con người; công tác tuyên truyền tập huấn, công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm.

2.1.4.4. Công tác thông tin, tuyên truyền

Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, giúp mọi người sản xuất, kinh doanh và người sử dụng TĂCN có được thông tin đầy đủ, chính xác. Thông tin tuyên truyền được thực hiện dựa trên các hình thức như phát tờ rơi, bảng tin; thông qua hệ thống đài truyền thanh, truyền hình địa phương. Mục đích tuyên truyền để giúp chính quyền địa phương và người kinh doanh TĂCN

nắm bắt được những quy định của nhà nước, của tỉnh, huyện, địa phương trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh TĂCN; phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh TĂCN; các loại TĂCN có chứa chất cấm, các loại chất cấm sử dụng trong chăn nuôi... Đặc biệt với hình thức thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, các cơ sở sản xuất kinh doanh TĂCN có chất cấm như hiện nay đang thực hiện có hiệu quả thiết thực trong quản lý.

- Công tác tập huấn: tập huấn cũng là một hình thức tuyên truyền, giúp người tham gia tập huấn không những có được thông tin mà còn hiểu và thực hành, thực hiện đúng nội dung của thông tin đó. Trong quản lý kinh doanh TĂCN đối tượng tập huấn tập trung vào người kinh doanh TĂCN, người sử dụng TĂCN và đội ngũ cán bộ quản lý.

Nội dung tập huấn bao gồm các văn bản quy định của nhà nước, của địa phương liên quan đến quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN; cách sử dụng TĂCN an toàn, hiệu quả; nghiệp vụ thanh, kiểm tra đối với các hoạt động kinh doanh TĂCN và xử lý vi phạm (nếu có).

Thời gian và phương pháp tập huấn cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả tập huấn, do vậy cần bố trí thời gian và phương pháp tập huấn cho phù hợp với thực tế đặc thù của từng địa phương, đơn vị.

2.1.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra

* Tại các cơ sở kinh doanh, buôn bán TĂCN việc thực hiện công tác thanh tra kiểm tra về điều kiện kinh doanh, quản lý kinh doanh đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa kinh doanh.

Kiểm tra điều kiện kinh doanh bao gồm: địa điểm kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi bán hàng, kho chứa hàng, kệ giá để hàng, dụng cụ cân đo, phương tiện vận chuyển.

Kiểm tra quản lý kinh doanh đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa kinh doanh bao gồm: hợp đồng và các cam kết trong kinh doanh (cả với nơi cung cấp TĂCN và người sử dụng TĂCN), hình thức kinh doanh, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, niêm yết giá, theo dõi kinh doanh và việc chấp hành các quy định khác.

ngành thuộc Bộ NN&PTNT theo phân công của Bộ NN&PTNT.

Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: do UBND cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ NN&PTNT, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở NN&PTNT.

Việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán TĂCN được quy định tại thông tư 45/2014/TT-BNN&PTNT 03/12/2014 của BNN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

* Kiểm tra chất lượng thức ăn: riêng việc kiểm tra về chất lượng TĂCN được quy định tại điều 15 chương V của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý TĂCN, thủy sản.

Cơ quan kiểm tra: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối tượng và nội dung kiểm tra TĂCN trong nước. Đối với TĂCN thương mại:

Việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công, mua bán TĂCN.

Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có). Việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng TĂCN.

Việc thực hiện các quy định về ghi nhãn sản phẩm hàng hóa.

Lấy mẫu TĂCN để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong đó tập trung đánh giá các chỉ tiêu an toàn và những chỉ tiêu chất lượng chính của sản phẩm.

Đối với TĂCN tự phối trộn và TĂCN theo tập quán:

Kiểm tra các chỉ tiêu an toàn về TĂCN theo quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.

Chế độ kiểm tra: kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch năm, theo yêu cầu của cấp trên hoặc kiểm tra khi dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra thường xuyên của các cơ quan nhà nước phải được thông báo trước bằng văn bản, mỗi năm chỉ được tiến hành kiểm tra chất lượng không quá 01 lần, trừ việc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra đột xuất chất lượng TĂCN tại cơ sở sản xuất, gia công, cơ sở mua bán, cơ sở sử dụng TĂCN chỉ được

tiến hành khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền, không cần thông báo trước.

Việc thực hiện công tác thanh tra kiểm tra tại tỉnh Bắc Giang căn cứ vào quyết định số 85/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2016 về việc “Ban hành quy định phân công, phân cấp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Theo đó, trách nhiệm kiểm tra các cơ sở kinh doanh TĂCN được quy định như sau:

Giao cho Sở NN&PTNT, các đơn vị trực thuộc Sở kiểm tra các cơ sở do UBND tỉnh/Ban Quản lý khu công nghiệp cấp chứng nhận đầu tư, cơ sở có đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, cơ sở do Bộ NN&PTNT phân cấp đóng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Chi cục CN&TY chủ trì thực hiện kiểm tra: cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu TĂCN; thức ăn thành phẩm dùng cho động vật trên cạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh tổng hợp TĂCN, nguyên liệu TĂCN.

Giao cho UBND các huyện, thành phố, cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)