4.3.1.1. Thực trạng quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Quản lý TĂCN và kinh doanh TĂCN là chủ trương phù hợp trong tình hình hội nhập hiện nay, góp phần cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định từ đó giúp sản phẩm chăn nuôi Việt Nam một phần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật (đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm), đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Trong thời gian qua toàn ngành NN&PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực quản lý công tác vật tư nông nghiệp nói chung và quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói riêng. Kết quả triển khai đã đạt được những hiệu quả tích cực, làm thay đổi nhận thức của người sử dụng, cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và tạo được sự đồng thuận của dư luận xã hội. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi liên tục được bổ sung và hoàn thiện trong những năm gần đây để phục vụ làm căn cứ cho quản lý; bộ máy quản lý được lập tương đối đồng bộ; phù hợp với bối cảnh hiện tại, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh TĂCN trên địa bàn; các cửa hàng kinh doanh TĂCN đều tuân thủ các quy định của nhà nước. Đa số các hộ kinh doanh cũng đã chấp hành làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh, hàng hóa có hóa đơn chứng từ kèm theo đã cơ bản hạn chế được hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên địa bàn; cơ quan quản lý đã có sự quan tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến kinh doanh TĂCN đến người kinh doanh cơ bản kịp thời; đã quản lý được nguồn gốc chất lượng TĂCN, có nguồn gốc TĂCN rõ ràng, do các công ty,
đại lý có uy tín, đáng tin cậy cung cấp; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm được thực hiện thường xuyên theo định kỳ và theo kế hoạch; Đã hạn chế dần được tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh TĂCN, góp phần lành mạnh hóa thị trường kinh doanh TĂCN trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế tồn tại cụ thể là:
Địa bàn rộng, số lượng các cơ sở kinh doanh TĂCN nhiều: tại huyện
Yên Thế 211 cơ sở kinh doanh TĂCN nằm rải khắp trên địa bàn 21 xã, thị trấn. Có rất nhiều công ty phân phối thức ăn chăn nuôi đa dạng về mẫu mã, thành phần dinh dưỡng tên gọi khác nhau hoặc thành phần tương tự nhưng tên thương mại khác nhau gây khó khăn phức tạp cho công tác kiểm tra, tình hình kinh doanh chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, triệt để.
Hiện tượng các doanh nghiệp gia tăng sức mạnh bằng cách tạo ra nhiều chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, kể cả chiết khấu hoa hồng cao cho các đại lý cấp I từ 20 đến 30%, đẩy giá sản phẩm lên gây khó khăn cho ngành chăn nuôi và nông hộ. Ngoài chính sách chiết khấu các công ty còn thưởng theo doanh số, đại lý bán hàng đạt chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu còn được thưởng thêm 1 - 2% trên doanh số bán hàng. Không dừng lại ở đó, muốn cạnh tranh nhiều công ty tung khuyến mãi mạnh, lãi ít một chút nhưng các đại lý đổ xô lấy hàng, trong thời gian ngắn đẩy hàng ngàn tấn vẫn lãi hơn giữ giá mà bán chậm vì bị cạnh tranh với các thương hiệu cùng loại. Như vậy, thiệt hại chính nằm về phía người chăn nuôi, nhiều hộ chăn nuôi do thiếu vốn nên đành phải mua chịu, mua trả góp... dẫn tới giá TĂCN bị đội lên cao hơn nữa. Rủi ro chính thuộc về các đại lý, do các chính sách mà các doanh nghiệp đưa ra quá hấp dẫn, các đại lý sẵn sàng bỏ vốn ra để đầu tư. Nhưng khi giá cả thị trường xuống thấp, hoặc rủi ro về dịch bệnh... người chăn nuôi không có khả năng thanh toán đại lý phải gánh chịu cả.
Các hộ kinh doanh về cơ bản chấp hành tuân thủ đảm bảo điều kiện về đăng ký kinh doanh theo quy định, tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số ít cửa hàng mới mở hoặc kinh doanh quy mô nhỏ chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh. Qua điều tra khảo sát 60 cửa hàng kinh doanh TĂCN vẫn còn 06 hộ chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định.
Nhìn chung các cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện đã có ý thức chấp hành các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh TĂCN. Tuy nhiên chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật về kinh doanh TĂCN, đặc biệt ở một số chỉ tiêu như: Chưa có kho hay khu vực
chứa TĂCN riêng; có biển hiệu còn chưa trình bày đầy đủ các thông tin như theo quy định của pháp luật; phần lớn chưa trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định thì hầu hết các cửa hàng chưa quan tâm đến.
Tình trạng kinh doanh TĂCN kèm với một số loại hàng hóa khác vẫn xẩy ra khá phổ biến. Theo quy định, các đơn vị kinh doanh TĂCN được phép bán kèm một số hàng hóa dịch vụ cần thiết theo đăng ký; tuy nhiên các hàng hóa này phải bầy ở khu vực riêng rẽ. Đi sâu khảo sát khía cạnh này đối với các đơn vị kinh doanh TĂCN ở huyện Yên Thế cho thấy trong 60 cửa hàng được khảo sát thì có tới 22 cửa hàng có bán kèm hàng hóa khác (chiếm 36,66%). Trong số 22 cửa hàng bán kèm hàng hoá khác có 16 cơ sở trên cùng một mặt bằng kinh doanh TĂCN kết hợp kinh doanh với các loại vật tư chăn nuôi, thú y nhưng không gây ảnh hưởng đến chất lượng và vệ sinh an toàn TĂCN; có 6 cơ sở kinh doanh hoặc để lẫn hàng hoá với các loại vật tư khác gây ảnh hưởng tới chất lượng và vệ sinh an toàn TĂCN.
Tình trạng vi phạm quy định về niêm yết giá TĂCN của các cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn khá phổ biến; Việc niêm yết giá bán có được quan tâm nhưng chưa đầy đủ, không có niêm yết giá công khai cho từng loại sản phẩm. Có tới 46 cơ sở, chiếm tỷ lệ 76,7 % không có niêm yết công khai cho từng sản phẩm. Còn có 14 cơ sở kinh doanh chiếm tỷ lệ 23,3% không niêm yết giá của các loại hàng hoá kinh doanh. Việc niêm yết không đầy đủ, không công khai cho từng sản phẩm, không nhằm mục đích công khai giá cho khách hàng mà chủ yếu để đối phó với việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý. Mặt khác, các cơ sở chỉ niêm yết giá những mặt hàng được bán với giá cạnh tranh so với những cơ sở khác. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên nhưng một phần là do giá TĂCN thường thay đổi theo sự biến động của thị trường. Điều này cho thấy quản lý về giá TĂCN chưa được chặt chẽ dẫn đến 1 số cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn thường tự ý thay đổi điều chỉnh nâng giá, ép giá bán không đúng giá quy định, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Việc xây dựng các văn bản cụ thể của huyện: việc xây dựng các văn bản cụ thể về thực thi các văn bản pháp luật của nhà nước cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương đối với quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN là rất ít, chủ yếu căn cứ vào văn bản quy định của cấp trên để thực hiện.
Bộ máy quản lý: bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN cũng đã phù hợp với bối cảnh hiện tại song vẫn còn một số hạn chế đó là: cán bộ thực
hiện nhiệm vụ về quản lý kinh doanh TĂCN là cán bộ kiêm nhiêm, chưa có cán bộ chuyên trách. Lực lượng cán bộ chuyên môn phục vụ công tác kiểm tra đánh giá, phân loại còn thiếu, nghiệp vụ kiểm tra đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu ở cả cấp huyện và xã. Cụ thể: trên địa bàn huyện chưa có cán bộ được cấp chứng chỉ về lấy mẫu thức ăn do Tổng cục thủy sản hoặc Cục chăn nuôi cấp.
Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng: trên địa bàn huyện sự phói kết hợp giữa các cơ quan còn hạn chế, vẫn còn sự đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm chính. Chính quyền cấp xã chưa hoàn toàn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý kinh doanh TĂCN trên địa bàn; chưa chủ động, tích cực trong kiểm tra, giám sát hoạt động này mà chủ yếu trông chờ sự quản lý của cấp trên.
Công tác thanh tra kiểm tra: chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Chủ yếu còn theo kế hoạch, mùa vụ. Việc kiểm tra đột xuất chỉ khi có dấu hiệu vi phạm hoặc do có đơn tố cáo. Việc kiểm tra chủ yếu là kiểm tra các điều kiện inh doanh và kinh doanh và kiểm tra cảm quan. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Thức ăn chăn nuôi kém chất lượng chưa kiểm soát hết được. Qua kiểm tra chưa phát hiện có hiện tượng sử dụng các chất cấm để kích thích sinh trưởng và tạo nạc trên địa bàn huyện. Tuy nhiên số lượng mẫu đại diện lấy kiểm tra chất lượng chưa nhiều; thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện triệt để vi phạm, số vụ phát hiện vi phạm bị xử lý còn ít so với thực tế và xử phạt chưa đủ sức răn đe. Lực lượng kiểm tra chuyên ngành mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc thời gian dành cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường không nhiều, kinh phí cấp cho công tác kiểm tra còn hạn chế trong khi giá vật tư, giá phân tích mẫu, giá phương tiện đi lại tăng cao đã tác động không nhỏ đến công tác kiểm tra tại địa bàn. Theo kết quả kiểm tra các cơ sở bán TĂCN trên địa bàn huyện từ 2014 - 2016 cho thấy, số cơ sở vi phạm năm 2014 là 27 cơ sở chiếm tỷ lệ là 36%, năm 2015 là 35 cơ sở chiếm tỷ lệ 25,36 cơ sở và năm 2016 là 9 cơ sở chiếm tỷ lệ là 9,78%.
.Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên liên tục: còn làm theo kế hoạch và chỉ đạo của cấp trên. Số tin bài còn hạn chế, tuyên truyền các điển hình tiên tiến còn ít, chưa tuyên truyền thông tin về những cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm. Chưa có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trong việc tuyên truyền về thức ăn chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: việc đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi bằng cảm quan thường rất khó mà phải do các thiết bị máy móc hiện đại của các trung tâm kiểm định được Bộ NN&PTNT chỉ định, phân tích kiểm định chất lượng thực hiện, thời gian kiểm nghiệm dài nên nhiều khi có kết quả thì sản phẩm đó đã sử dụng hết hoặc còn rất ít. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhất là các trang thiết bị, dụng cụ cho mục đích kiểm nghiệm, xét nghiệm. Nguồn kinh phí phân bố cho công tác quản lý còn hạn chế trong khi giá vật tư, giá phân tích mẫu, giá phương tiện đi lại tăng cao đã tác động không nhỏ đến công tác kiểm tra tại địa bàn.
Việc tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN, các chất cấm (tăng trọng, tạo nạc...) sẽ giúp cho chăn nuôi phát triển bền vững và hiệu quả. Góp phần cung cấp thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này, rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các ngành và các cơ quan chức năng. Đặc biệt là sự nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người sản xuất, sử dụng và kinh doanh TĂCN.
4.3.1.2. Định hướng phát triển chăn nuôi của huyện Yên Thế
Mục tiêu của chung của huyện Yên Thế là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của huyện, phấn đấu đưa Yên Thế phát triển toàn diện và bền vững. Ưu tiên sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nhất là đối với các sản phẩm địa phương có thế mạnh như: Rừng trồng, chè, cây ăn quả, gà đồi...Quan tâm thu hút phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ; Mở rộng không gian đô thị; Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định; Tích cực tháo gỡ các khó khăn; Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào đời sống. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội (UBND huyện Yên Thế, 2015).
Thực tế những năm qua trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã khẳng định chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà theo hướng thả đồi là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ an toàn cho đàn gia cầm. Loại hình chăn nuôi gà đồi đã và đang là mô hình chăn nuôi điển hình và khá thành công tại huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang. Dù là một địa phương chăn nuôi gà với qui mô lớn của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, nhưng tình hình chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế vẫn gặp không ít thách thức và còn nhiều mặt hạn chế yếu kém; bên cạnh đó chăn nuôi gà tại huyện cũng có rất nhiều điểm mạnh và những cơ hội mở ra cho chăn nuôi gà đồi nơi đây. Vì vậy, nếu biết tận dụng những cơ hội và phát huy điểm mạnh đồng thời khắc phục khó khăn, linh hoạt trước thách thức thì mô hình chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế còn có thể nâng cao hiệu quả, phát triển hơn nữa về cả chiều rộng và chiều sâu.
Huyện uỷ, UBND huyện Yên Thế đã có chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà đồi trong những năm tới ở địa phương. Huyện kết hợp với các công ty thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi để tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi gà đồi, nhân rộng mô hình từ các địa phương làm tốt những năm qua sang các địa phương khác trong huyện. Đặc biệt Huyện uỷ, UBND huyện đẩy mạnh việc xây dựng các câu lạc bộ, mô hình, liên kết trong chăn nuôi gà đồi cộng đồng nhằm huy động lực lượng của cả xã hội tham gia. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, sản xuất chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gà an toàn, thời gian qua UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, đề án, như: Quyết định số 655/QĐ- UBND, phê duyệt Đề án Sản xuất và cung ứng gà cho thành phố Hà Nội và các thị trường khác đến năm 2015; Quyết định số 1115/QĐ-UBND và 1116/QĐ- UBND phê duyệt 2 mô hình thí điểm chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ gà đồi Yên Thế; Đề án xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020...Cùng với các chính sách, hàng năm tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế đều dành nguồn kinh phí hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gà đồi, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất: thường xuyên kiện toàn hệ thống cán bộ thú y từ huyện đến các thôn bản khi có sự thay đổi; tổ chức lồng ghép nhiều nguồn vốn triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt là hộ nghèo và hộ cận nghèo; hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng… Qua đó giúp cho việc thực hiện