Bài học rút ra từ kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Chỉ đạo toàn ngành tổ chức tổng thanh tra, kiểm tra trong toàn quốc hoạt động sản xuất, kinh doanh TĂCN và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đối với các trường hợp có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật để quản lý trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu và sử dụng TĂCN đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản.

Phối hợp với các Bộ, Ngành, Ủy ban Trung ương MTTQ và các tổ chức thành viên thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động, giám sát thực thi

pháp luật về an toàn thực phẩm, phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh TĂCN.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về TĂCN, sự nguy hại khi sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh.

Đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thực phẩm thông qua chính sách kêu gọi sự đầu tư của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ người dân áp dụng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAPH…).

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc. Huyện Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, trong đó có 3 trung tâm kinh tế, xã hội: Cầu Gồ, Bố Hạ và Mỏ Trạng là ba trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn. Yên Thế có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp với huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, huyện Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Các tuyến đường giao thông bao gồm: các tuyến đường nội huyện, các tuyến đường tỉnh lộ và quốc lộ 17 đi qua địa bàn đã được cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để huyện Yên Thế phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4 độ C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,9oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,5oC; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 10oC).

Lượng mưa: lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ.

Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12).

Gió: trong vùng có hai mùa gió chính. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô. Trong mùa mưa, hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam.

Thủy văn: Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ hợp lưu với sông Thương, dài 38 km) tổng lưu lượng nước khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Có nguồn nước mặt dồi dào, phân bố đều. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

Yên Thế có tổng diện tích đất tự nhiên 30.086 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đồi núi thấp) 13.285,11 ha chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp 25.874,8 ha chiếm 84,55%; đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha chiếm 15,2%; đất chưa sử dụng 97,44 ha chiếm 0,32%. Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp, diện tích vườn đồi và vườn rừng, đã cơ bản được phủ xanh bằng tán cây lâm nghiệp và cây ăn quả nhiều năm tuổi thích hợp cho phát triển chăn nuôi trang trại và nông hộ.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Dân số và lao động 3.1.2.1. Dân số và lao động

Huyện Yên Thế có các điều kiện tự nhiên là các yếu tố quan trọng trong thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi nhằm góp phần từng bước ổn định kinh tế, tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để phát triển kinh tế xã hội của địa phương lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế được thể hiện ở bảng 3.1.

35

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 94.465 100,00 95.241 100,00 97.370 100,00 100,82 102,24 101,53

1.Khẩu NN Khẩu 76.208 80,67 76.132 79,94 75.563 77,60 99,90 99,25 99,58

2. Khẩu phi NN Khẩu 18.257 19,33 19.109 20,06 21.807 22,40 104,67 114,12 109,29

II. Tổng số hộ Hộ 24.371 100,00 25.136 100,00 26.213 100,00 103,14 104,28 103,71

1. Hộ NN Hộ 19.589 80,38 19.642 78,14 18.338 69,96 100,27 93,36 96,75

2. Hộ phi NN Hộ 4.782 19,62 5.494 21,86 7.875 30,04 114,89 143,34 128,33

III. Tổng số lao động Lao động 48.829 100,00 49.249 100,00 51.903 100,00 100,86 105,39 103,10

1. Lao động NN Lao động 39.732 81,37 39.950 81,12 38.608 74,38 100,55 96,64 98,58

2. Lao động phi NN Lao động 9.097 18,63 9.299 18,88 13.295 25,62 102,22 142,97 120,89

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,88 3,79 3,71 97,78 98,01 97,89

2. Lao động/hộ Lao động/hộ 2,00 1,96 1,98 97,83 101,02 99,41

3.Nhân khẩu/lao động Khẩu/lao động 1,93 1,93 1,88 99,76 97,20 98,47

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng dân số của huyện năm 2016 là 97.370 người, tăng 2,24 % so với năm 2015 và 3,08 % so với năm 2014. Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 1,53%. Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bình quân giảm 0,42 %/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng nhanh (bình quân tăng 9,29 %/năm).

Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 77,60 % trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2016.

Năm 2016, toàn huyện có 26.213 hộ, trong đó 69,96 % là hộ nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 3,71 %, số hộ nông nghiệp có giảm (3,25 %), số hộ phi nông nghiệp tăng nhanh (28,33 %).

Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 3,1%. Trong đó, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (74,38 % năm 2016) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua 3 năm bình quân tăng 20,89%. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp do nhiều nguyên nhân như cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu lao động... trong đó sự mở rộng của các công ty như điện tử, may... đến tận huyện, xã là nguyên nhân quan trọng nhất. Hiện nay, đã có rất nhiều công ty xuống tận thôn, bản vận động những lao động nông nghiệp đi làm công nhân, không đòi hỏi về bằng cấp và trình độ, công ty có trả lương trong thời gian học việc và thử việc (sau 2 tháng) được chuyển chính thức đã thu hút được rất nhiều người tham gia kể cả những lao động đã ngoài 35 tuổi.

Số nhân khẩu/lao động tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 1,88 năm 2016, bình quân 3 năm giảm 1,53%. Điều này cùng với diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm do quá trình đô thị hóa và lấy đất xây dựng các khu công nghiệp đã tạo không ít khó khăn cho kinh tế hộ gia đình phát triển đặc biệt là những gia đình đông con....

Cũng qua bảng 3.1 cho thấy, trong 3 năm số nhân khẩu/hộ giảm từ 3,88 năm 2014 xuống còn 3,71 năm 2016. Cùng với đó, số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt bình quân 3 năm giảm 0,59 %. Sự giảm xuống này là do những năm gần đây, nhiều lao động trên địa bàn huyện đã chuyển vào làm trong các khu công nghiệp, di cư đến các thành phố lớn, 1 số vùng kinh tế mới ở Miền Nam và Tây Nguyên và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Đây là một hướng mới giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn Yên Thế nói riêng

và nông thôn Việt Nam nói chung. 3.1.2.2. Kinh tế

Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện; an ninh lương thực được đảm bảo, nhiều loại cây, con hàng hóa địa phương có thế mạnh được khai thác hiệu quả như: rừng kinh tế, chè, cây ăn quả, gà đồi... Đặc biệt là tổng đàn gia cầm bình quân duy trì 4 triệu đến 4,2 triệu con giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng đưa Yên Thế thành huyện có quy mô tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đến nay đã xây dựng, bổ sung xong quy hoạch 04 cụm công nghiệp và 03 điểm công nghiệp với tổng diện tích trên 100 ha; đã có 06 dự án được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động, bao gồm 03 nhà máy may xuất khẩu, 01 nhà máy chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu, 02 cơ sở chế biến gia cầm, tạo việc làm cho trên 3.000 lao động. Bên cạnh đó, các ngành nghề nông thôn như: sản xuất gạch, vôi hòn, cay vôi, mộc dân dụng, tre đan, khai thác cát sỏi, chế biến lâm sản... tiếp tục phát triển thu hút khoảng 4.000 hộ tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động (Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Thế, 2016).

Cơ cấu kinh tế của thành phần kinh tế trên địa bàn huyện theo các ngành nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ qua 3 năm (2014 - 2016) được thể hiện ở bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 ta thấy, nhìn chung kinh tế huyện Yên Thế đã có sự tăng trưởng khá nhưng không đồng đều. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Thế là tăng dần tỷ trọng và TM - DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng giá trị thu được là 5.095,25 tỷ đồng năm 2016.

Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang nên hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của địa phương, chính vì vậy, giá trị và cơ cấu ngành nông - lâm thủy sản trong toàn nền kinh tế vẫn là chủ yếu. Năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp là 2.205,4 tỷ đồng, chiếm 60,33 %. Năm 2016 giá trị sản xuất nông nghiệp là 2.530,26 tỷ đồng, chiếm 49,66 %. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp cũng tăng lên, trong đó chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nội bộ ngành nông - lâm - thủy sản do đây là thế mạnh của địa phương. Năm 2014, giá trị sản xuất chăn nuôi là 1.417,542 tỷ đồng, chiếm 64,28 % giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản, năm 2016 giá trị sản xuất chăn nuôi là 1.632,12 tỷ đồng, chiếm 69,40 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

38

Bảng 3.2. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 - 2016

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 3.655,40 100,00 4.315,01 100,00 5.095,25 100,00

I Ngành nông - lâm - thủy sản 2.205,40 60,33 2.384,41 55,26 2.530,26 49,66

1 Nông nghiệp 2.040,68 92,53 2.192,40 91,95 2.351,84 92,95 Trồng trọt 599,148 27,17 623,39 26,14 652,67 27,75 Chăn nuôi 1.417,542 64,28 1.541,11 64,63 1.632,12 69,40 Dịch vụ 23,987 0,66 27,89 0,65 31,05 1,32 2 Lâm nghiệp 102,88 4,66 112,22 4,71 122,78 4,85 3 Thủy sản 61,85 2,80 79,79 3,35 91,64 3,62 II Ngành CN-TTCN-XD 830,00 22,71 1.106,60 25,65 1.576,43 30,94 Công nghiệp 104,00 19,10 335,35 30,30 546,23 34,65

Tiểu thủ công nghiệp 176,40 21,25 240,00 21,69 295,5 18,74

Xây dựng 549,60 66,22 531,25 48,01 734,7 46,61

III Ngành Thương mại - Dịch vụ 620,00 16,96 824,00 19,10 988,56 19,40

Ngành TM - DV ở huyện Yên Thế trong những năm qua đã được chú ý hơn, do đó giá trị sản xuất của ngành TM - DV qua 3 năm cũng tăng lên. Cụ thể: giá trị sản xuất TM - DV năm 2014 là 620 tỷ đồng, chiếm 16,96 %. Năm 2016 là 988,56 tỷ đồng, chiếm 19,4 % (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2016).

Qua bảng tình hình phát triển kinh tế xã hội của các năm được so sánh như sau: tổng giá trị sản xuất của năm 2014 là 3.655,40 tỷ đồng, năm 2015 đạt 4.315,01 tỷ đồng, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 18,04%. Năm 2016 đạt 5.095,25 tỷ đồng tăng so năm 2015 là 18,08 %; giá trị sản xuất ngành nông-lâm- thủy sản năm 2015 tăng 8,11 % so với năm 2014, năm 2016 tăng 6,12 % so năm 2015; (nông nghiệp: năm 2015 tăng 7,43 % so với năm 2014, năm 2016 tăng 7,27 % so năm 2015; trong đó: chăn nuôi năm 2015 tăng 8,71 % so với năm 2014, năm 2016 tăng 5.91 % so năm 2015; thủy sản năm 2015 tăng 29 % so với năm 2014, năm 2016 tăng 14.85 % so năm 2015); giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN - Xây dựng năm 2015 tăng 33,3% so với năm 2014, năm 2016 tăng 42,6 % so năm 2015; giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2015 tăng 32,9 % so với năm 2014, năm 2016 tăng 19,97% so năm 2015.

Từ những số liệu trên cho thấy tình hình phát triển kinh tế của địa điểm nghiên cứu là cơ bản đồng đều và ổn định, góp phần thuận lợi cho việc triển khai các đề tài nghiên cứu tại địa phương.

3.1.2.3. Hạ tầng kinh tế xã hội * Hành chính

Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng; trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: tuyến quốc lộ 17 (từ Nhã Nam - Yên Thế - đi Xuân Lương - Tam Kha); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng - Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi - Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên - Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng - Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện (văn phòng UBND huyện Yên Thế, 2016).

* Giao thông, thủy lợi

- Tam Kha (nay là Quốc lộ 17); xây mới cầu Quỳnh - xã Xuân Lương và cầu Bến Trăm - xã Đông Sơn. Đến nay, 100% tuyến đường tỉnh được nhựa hoá theo tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)