Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 62)

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG 4.1.1. Thực trạng kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế 4.1.1.1. Số lượng các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Hệ thống phân phối TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế trải rộng khắp tới tận thôn, xóm. Năm 2016 toàn huyện đã có 211 cơ sở, kinh doanh TĂCN hoạt động thường xuyên, chủng loại TĂCN cũng rất đa dạng phong phú, như thức ăn cho lợn, gà, vịt, ngan... lại chia theo từng lứa tuổi và mục đích chăn nuôi (nuôi sinh sản, nuôi lấy thịt...) rồi lại phân theo hình thức chăn nuôi (công nghiệp, bán công nghiệp).

Bảng 4.1. Số lượng các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế

Chỉ tiêu

2014 2015 2016 So sánh (%)

SL CC SL CC SL CC

15/14 16/15 BQ

(cơ sở) (%) (cơ sở) (%) (cơ sở) (%)

Tổng số 178 100,00 186 100,00 211 100,00 104,49 113,44 108,88 Chuyên kinh

doanh TĂCN 136 76,40 137 73,66 154 72,99 100,74 112,41 106,41 Kinh doanh TĂCN

kiêm hàng hóa khác 42 23,60 49 26,34 57 27,01 116,67 116,33 116,50 Nguồn: Trạm CN&TY huyện Yên Thế (2016)

Theo bảng 4.1 thấy từ năm 2014 đến năm 2016 số cơ sở kinh doanh TĂCN liên tục tăng. Năm 2014 có 178 cửa hàng thì đến năm 2015 là 186 tăng 8 cửa hàng so với 2014, đến năm 2016 là 211 cửa hàng. Số lượng cửa hàng kinh doanh TĂCN tăng lên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do sự gia tăng về tổng đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là sự tăng nhanh về số lượng đàn lợn, đàn vịt tại địa phương. Theo UBND huyện Yên Thế (2016) tổng đàn gia cầm luôn duy trì bình quân từ 4 triệu đến 4,2 triệu con đưa Yên Thế trở thành huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. Đặc biệt hơn 3 năm từ giữa 2013 đến tháng 11 năm 2016 do giá lợn thịt tăng cao dẫn đến tổng đàn lợn tăng đột biến đạt 100.000 con riêng trong 9 tháng đầu năm 2016, do đó nhu cầu sử dụng TĂCN tăng lên. Đây là thị trường hấp dẫn cho những công ty

kinh doanh TĂCN. Để có thể đi vào thị trường, các công ty TĂCN cử các nhân viên thị trường không những đến các đại lý TĂCN tiếp thị mà còn đến gặp cả những cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, hay những hộ chăn nuôi có khả năng để mong muốn hợp tác mở đại lý cho công ty.

Thứ hai, khách hàng muốn mở đại lý thì không cần địa điểm đẹp nằm trên những trục đường giao thông chính; không cần nhiều kinh nghiệm vì công ty có đội ngũ tư vấn hỗ trợ bán hàng rất chuyên nghiệp; chiết khấu bán hàng cao, nhiều chương trình thưởng lớn đối với khách hàng có sản lượng lớn; không có yêu cầu khắt khe về pháp lý; thị trường kinh doanh rộng lớn; có thể tận dụng lao động gia đình. Cụ thể như điều kiện kinh doanh không đòi hỏi khắt khe về mặt pháp lý như một số nhóm ngành khác, việc đăng ký kinh doanh thì dễ dàng. Đó là kinh doanh TĂCN không đòi hỏi phải có bằng chuyên môn và chứng chỉ hành nghề như muốn mở cửa hàng thuốc thú y phải có bằng chuyên môn tối thiểu là trung cấp và phải học qua lớp tập huấn để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y. Nếu cơ sở đã có đủ các điều kiện như mặt bằng, vốn, khách hàng tiềm năng... thì việc mở đại lý kinh doanh cám rất dễ thực hiện. Do vậy đã có rất nhiều những hộ chăn nuôi quy lớn, nhập thẳng cám của công ty mà không qua đại lý, họ nhận thấy chiết khấu cao, mức lợi nhuận họ được hưởng lớn do vậy họ lấy cám phục vụ bà con trong vùng dần cũng trở thành một đại lý, cũng là đầu mối cung cấp cám của công ty.

Thứ ba, trên thị trường có rất nhiều công ty TĂCN. Nhu cầu tìm đại lý phân phối TĂCN, giành thị phần là rất lớn. Với phương châm là cung cấp sản phẩm TĂCN đa dạng có chính sách phân phối đảm bảo chiết khấu cao, nguồn hàng phong phú, ổn định, mang lại lợi ích tốt nhất các đại lý. Và có cam kết nếu trở thành nhà phân phối TĂCN cho công ty thì sẽ luôn có các chính sách ưu đãi về sản phẩm, giá thành, được tư vấn về chuyên môn tận tâm từ đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp của công ty.

Để tránh các hiện tượng cạnh tranh trong kinh doanh, các công ty TĂCN chỉ mở một số đại lý độc quyền phân phối sản phẩm cho mình trên địa bàn huyện tuỳ theo điều kiện cụ thể. Một đại lý có thể bán cám của nhiều công ty nhưng một công ty thường không mở nhiều đại lý trong cùng một khu vực. Đây là một cơ hội đồng thời cũng như thách thức cho các công ty khác muốn thâm nhập vào thị trường. Số lượng các cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại các xã, thị trấn của huyện Yên Thế được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế

STT Xã, thị trấn Năm So sánh (%) 2014 (cơ sở) 2015 (cơ sở) 2016 (cơ sở) 15/14 16/15 BQ 1 TT Cầu Gồ 9 9 12 100,00 133,33 115,47 2 TT Bố Hạ 4 5 3 125,00 60,00 86,60 3 Xã Phồn Xương 4 5 5 125,00 100,00 111,80 4 Xã Tân Sỏi 2 2 5 100,00 250,00 158,11 5 Xã An Thượng 13 13 15 100,00 115,38 107,42 6 Xã Tiến Thắng 13 14 16 107,69 114,29 110,94 7 Xã Tam Tiến 11 10 14 90,91 140,00 112,82 8 Xã Tam Hiệp 9 10 10 111,11 100,00 105,41 9 Xã Xuân Lương 10 12 12 120,00 100,00 109,54 10 Xã Canh Nậu 7 6 8 85,71 133,33 106,90 11 Xã Đồng Hưu 5 5 7 100,00 140,00 118,32 12 Xã Đồng Vương 7 7 11 100,00 157,14 125,36 13 Xã Đồng Kỳ 14 15 14 107,14 93,33 100,00 14 Xã Hồng Kỳ 8 10 10 125,00 100,00 111,80 15 Xã Đồng Tiến 9 11 12 122,22 109,09 115,47 16 Xã Hương Vỹ 8 8 9 100,00 112,50 106,07 17 Xã Đông Sơn 11 10 13 90,91 130,00 108,71 18 Xã Bố Hạ 12 12 11 100,00 91,67 95,74 19 Xã Tân Hiệp 4 4 5 100,00 125,00 111,80 20 Xã Đồng Lạc 8 6 6 75,00 100,00 86,60 21 Xã Đồng Tâm 10 12 13 120,00 108,33 114,02 Tổng 178 186 211 104,49 113,44 108,88 Nguồn: Trạm CN&TY huyện Yên Thế (2016)

Nhóm các xã có số lượng cửa hàng kinh doanh TĂCN nhiều nhất là: Tiến Thắng, An Thượng, Tam Tiến. Các xã trên đều có những đặc điểm thuận lợi để kinh doanh TĂCN như: Tổng đàn gia súc, gia cầm lớn (Tiến Thắng, An Thượng, Tam Tiến). Các xã có số lượng cửa hàng kinh doanh TĂCN ít nhất là Phồn Xương, Tân Hiệp, Tân Sỏi, Đồng Lạc, TT Bố Hạ các xã này đều mang chung đặc điểm là tổng đàn gia súc, gia cầm nhỏ. Năm 2014 trung bình mỗi xã có 8,48 cơ sở, năm 2015 là

8,86 cơ sở/ xã và năm 2016 bình quân là 10,05 cơ sở/xã.

Số lượng của hàng kinh doanh TĂCN tăng theo các năm trong 3 năm gần đây. Số lượng đại lý cấp 1 tăng nhanh, đại lý cấp 2 giảm và không có đại lý cấp 3. 4.1.1.2. Khối lượng và chủng loại thức ăn chăn nuôi

Do số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Yên Thế là rất lớn nên nhu cầu sử dụng TĂCN cũng tăng cao. Khối lượng TĂCN kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Khối lượng thức ăn chăn nuôi kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

TT Thức ăn chăn nuôi

Năm So sánh (%) 2014 (Tấn) 2015 (Tấn) 2016 (Tấn) 15/14 16/15 BQ

I Thức ăn công nghiệp 48.350 51.375 55.950 106,26 108,91 107,58

1 Cho lợn 18.000 19.600 21.000 108,89 107,14 108,01 2 Cho gà 26.600 27.650 29.400 103,95 106,33 105,13 3 Cho vịt 3.750 4.125 5.550 110,00 134,55 121,66 II Thức ăn tập quán 7.825 8.415 7.200 107,54 85,56 95,92 1 Cám mạch 2.700 2.845 1.250 105,37 43,94 68,04 2 Đậm đặc 1.125 1.220 1.450 108,44 118,85 113,53 3 Ngô 4.000 4.350 4.500 108,75 103,45 106,07

Nguồn: Trạm CN&TY huyện Yên Thế (2016)

Qua bảng 4.3 cho thấy, các chủng loại TĂCN được kinh doanh rất đa dạng, gồm có thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay TĂCN công nghiệp và thức ăn tự phối trộn hay thức ăn tập quán. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được các công ty trong và ngoài tỉnh phân phối với nhiều chủng loại như thức ăn cho lợn, cho gà, vịt được chia theo mục đích chăn nuôi như nuôi thịt, nuôi sinh sản, nuôi lấy trứng thương phẩm và phân theo lứa tuổi. Thức ăn dùng cho gà được chia ra thức ăn cho gà đẻ và thức ăn cho gà thịt. Trong chăn nuôi gà thịt thì TĂCN lại được chia ra TĂCN dùng cho gà trắng (siêu thịt) và gà lông mầu. Trên địa bàn huyện chủ yếu TĂCN là cung cấp cho gà lông màu và được chia ra rất nhiều giai đoạn tuổi khác nhau như: từ 1 ngày đến 35 ngày dùng cho gà con chủ yếu là giai đoạn úm gà, từ 36 ngày đến xuất dùng cho gà choai và gà xuất chuồng. Các sản phẩm cho gà đẻ trứng rất đa dạng như cho gà con, hậu bị và gà đẻ trong các giai đoạn khác

nhau. Thức ăn cho lợn cũng được chia ra thức ăn cho lợn nái, lợn thịt, lợn con theo mẹ. Dòng thức ăn cho lợn nái lại được chia ra các giai đoạn như nái hậu bị, nái chửa, nái đẻ. Thức ăn cho lợn con theo mẹ dùng cho lợn sữa (từ 1 kg - 7 kg), lợn tập ăn (7 kg – 15 kg), Lợn thịt thì có cám lợn choai (15 kg - 30 kg), lợn vỗ đến xuất chuồng (30 kg - 90 kg -120 kg).

Thức ăn phối trộn được các hộ chăn nuôi sử dụng thường là các loại thức ăn theo tập quán như: cám gạo, ngô nghiền, cám mạch, khoai, sắn... được phối trộn với đậm đặc, chế phẩm sinh học, khoáng... theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng theo từng loại vật nuôi và theo các giai đoạn sinh trưởng.

Tại huyện Yên Thế, trong giai đoạn úm để đảm bảo cho gà con phát triển khỏe mạnh trong điều kiện nuôi nhốt, TĂCN chủ yếu được sử dụng là các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên, người chăn nuôi không phải bổ sung bất cứ loại gì khác. Trong giai đoạn gà choai và đến xuất chuồng, do gà được thả ra ngoài có thể tự kiếm ăn và cũng để giảm chi phí người chăn nuôi thường tự phối trộn thức ăn gồm cám đậm đặc, ngô nghiền, cám mạch, bột cá... Hiện nay các loại thức ăn đậm đặc được nhiều công ty, xí nghiệp chế biến thức ăn sản xuất cung cấp số lượng lớn bán ở khắp mọi vùng rất thuận lợi cho người chăn nuôi.

Bổ sung vào thức ăn gồm các loại hỗn hợp khoáng vi lượng - premix khoáng, hỗn hợp vitamin - premix vitamin hoặc premix khoáng - vitamin, các axit amin - lyzin, methonin... khi cần thiết có thể bổ sung thêm cả khoáng đa lượng Ca, P. Đó là các chất dinh dưỡng thường thiếu trong các nguyên liệu thức ăn khi phối hợp khẩu phần không cân đối được. Có một số chất cần bảo quản tốt khi cho gia súc, gia cầm ăn mới cho thêm vào thức ăn để không giảm tác dụng. Quá trình nuôi dưỡng, thiếu nguyên tố vi lượng, hay vitamin nào đều thường biểu hiện tương đối rõ ở các trạng thái sinh lý của gia cầm, cần được bổ sung kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà, giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ đẻ trứng.

Khối lượng và chủng loại TĂCN chủ yếu kinh doanh trên địa bàn huyện qua bảng 4.3 có thể thấy: thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng cho gà chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần qua các năm. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng cho lợn cũng có khối lượng tương đối lớn, đặc biệt là cám dành cho lợn thịt. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng cho vịt là thấp nhất, và không kinh doanh thức ăn công nghiệp dùng cho trâu, bò. Lượng TĂCN công nghiệp được các công ty, doanh nghiệp chủ yếu tại Hà Nội và Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải

Dương phân phối cho các đại lý trên địa bàn huyện.

4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế địa bàn huyện Yên Thế

4.1.2.1. Cụ thể hoá văn bản, chính sách về kinh doanh thức ăn chăn nuôi * Hệ thống các chính sách

Trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể của cấp huyện để quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN là rất ít, chủ yếu căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cấp trên để thực hiện.

Các văn bản nói trên trong thời gian gần đây cũng đã được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội nước ta hiện nay trong đó những văn bản có nội dung liên quan đến quản lý kinh doanh TĂCN đã được huyện Yên Thế triển khai trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng TĂCN, cụ thể ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan đến quản lý thức ăn chăn nuôi

Cơ quan ban hành về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi Số lượng

(văn bản)

Tỷ lệ (%)

Quốc hội 5 8,47

Chính phủ 3 5,08

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 38 64,41

UBND tỉnh Bắc Giang 9 15,25

UBND huyện Yên Thế 4 6,78

Tổng 59 100,00

Nguồn: Tổng hợp khai thác văn bản (2017)

* Văn bản của Trung ương:

- Các văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh TĂCN: quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi. Các văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

- Các văn bản liên quan đến xử lý vi phạm hành chính: quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Đồng thời quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm của các cấp. Các công văn, chương trình phối hợp giữ các bộ ban ngành liên quan trong việc xử phạt hành chính trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Các văn bản liên quan đến kiểm tra, đánh giá cơ sở kinh doanh TĂCN: quy định việc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với cơ sở kinh doanh TĂCN; quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan. Căn cứ để kiểm tra dựa vào các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn của Việt Nam đồng thời căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan. Có các văn bản hướng dẫn triển khai, kiểm tra trọng điểm về chất lượng an toàn thức ăn chăn nuôi.

- Các văn bản liên quan đến các chất cấm sử dụng, kinh doanh buôn bán: quy định về danh mục các chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sản xuất nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kiểm tra các chất cấm theo đúng phương pháp và quy trình. Hướng dẫn thành lập các ban chỉ đạo, tổ liên ngành chủ động tiến hành công tác kiểm tra, tổ chức giao ban, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo về tình hình kinh doanh và sử dụng chất cấm.

- Văn bản liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực TĂCN: ban hành các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến thức ăn chăn nuôi như hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật, kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp cho gà, vịt, lợn, bê, bò thịt. Các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong TĂCN. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm và kiểm định thức ăn chăn nuôi.

- Văn bản liên quan đến danh mục các loại thức ăn chăn nuôi: danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam gồm có danh mục thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)