Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 56)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm qua, tình hình phát triển chăn nuôi của huyệnYên Thế có bước phát triển mạnh mẽ. Huyện Yên Thế có quy mô tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc và luôn ổn định, bình quân duy trì 4 triệu đến 4,2 triệu con, giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng. Quy mô tổng đàn lợn cũng tăng đột biến, đạt 105.000 con trong năm 2016, đàn trâu bò giữ ổn định đạt 11.019 con năm 2016.

Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Yên Thế từ năm 2014 đến năm 2016

STT Chỉ tiêu

Năm So sánh (%)

2014

( con) ( con) 2015 ( con) 2016 15/14 16/15 BQ

1 Tổng đàn lợn 85.000 91.000 105.000 107,06 115,38 111,14 2 Tổng đàn gia cầm 4.200.000 4.300.000 4.500.000 1023,81 104,65 327,33 3 Tổng đàn trâu, bò 11.124 11.145 11.019 100,19 98,87 99,53 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2016)

Cầu Gồ, An Thượng, Đồng Hưu, Tam Tiến và Tiến Thắng là các xã có số lượng chăn nuôi lớn. Có rất nhiều công ty TĂCN trên toàn quốc đầu tư kinh doanh vào địa bàn huyện với đa dạng các sản phẩm như TĂCN cho trâu bò, lợn, gà, vịt, ngan... với rất nhiều chủng loại như thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, Premix... cho mọi lứa tuổi của gia súc, gia cầm như lợn con theo mẹ, lợn thịt, nái mang thai, nái chửa, nái đẻ, gà thịt, gà đẻ... Do vậy, việc quản lý kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình hình sử dụng chất cấm trong TĂCN đang diễn biến phức tạp. Do đó tôi lựa chọn huyện Yên Thế để tiến hành nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN.

Trên địa bàn huyện hiện có 21 xã, thị trấn. Qua đó tôi đi sâu vào nghiên cứu: 3 xã An Thượng và Tiến Thắng và Tam Tiến là các xã có số lượng hộ kinh doanh TĂCN lớn nhất tại huyện Yên Thế.

3 xã Đồng Hưu, Đồng Tâm và Canh Nậu là các xã có số lượng hộ kinh doanh TĂCN thuộc nhóm trung bình so với toàn huyện.

3 xã Tân Sỏi, Phồn Xương và thị trấn Bố Hạ và có số lượng hộ kinh doanh TĂCN thuộc nhóm thấp nhất so với toàn huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các số liệu được thu thập trên báo, tạp chí, sách tham khảo, tạp chí khoa học, các trang web, công trình nghiên cứu trước đây.

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, tình hình sản xuất kinh doanh TĂCN ở Việt Nam. Các nghiên cứu gần đây có liên quan

Các loại sách và bài giảng Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT, Internet

Số liệu tổng quan về kinh tế, xã hội, chương trình, dự án, tình hình sản xuất chăn nuôi, tình hình kinh doanh TĂCN trên địa bàn.

Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm, báo cáo tổng kết, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về quản lý kinh doanh TĂCN.

- UBND huyện Yên Thế, các cơ quan quản lý tại địa phương tổng hợp. - Trang tin điện tử UBND huyện Yên Thế.

Các số liệu được các tổ chức, cơ quan quản lý tại địa phương tổng hợp nghiên cứu (báo cáo tổng kết, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về quản lý kinh doanh TĂCN). Tìm tài liệu, số liệu liên quan; sao chép và trích dẫn tài liệu tình hình sản xuất kinh doanh TĂCN ở Việt Nam và địa bàn Bắc Giang; các khái niệm, phạm trù, nhận định, các số liệu, thông tin về các cửa hàng, hộ, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu liên quan.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thông qua chọn mẫu nghiên cứu; nguồn thông tin thu thập được qua phiếu điều tra các cửa hàng kinh doanh TĂCN, các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng câu hỏi...

Phương pháp thu thập là điều tra chọn mẫu các hộ kinh doanh TĂCN, sử dụng TĂCN; phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế.

Các dữ liệu này được thu thập từ các mẫu đã chọn, cụ thể:

Hiện nay trên địa bàn huyện có 211 cơ sở kinh doanh TĂCN. Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu 60 cửa hàng kinh doanh TĂCN thuộc 9 xã đại diện cho số lượng cơ sở kinh doanh TĂCN ở các mức độ khác nhau. Trong đó, nhóm các xã có số lượng các cơ sở kinh doanh TĂCN nhiều nhất là: An Thượng, Tiến Thắng và Tam Tiến. Nhóm các xã có số lượng các cơ sở kinh doanh TĂCN thuộc nhóm trung bình: Đồng Hưu, Hồng Kỳ và Đồng Tâm. Nhóm các xã, thị trấn có tổng số cơ sở kinh doanh TĂCN thấp nhất so với toàn huyện là: TT Bố Hạ, Phồn Xương và Tân Sỏi.

Tôi tiến hành phỏng vấn 60 hộ chăn nuôi cũng thuộc các xã trên với căn cứ chọn cả những hộ chăn nuôi quy mô lớn, quy mô nhỏ và vừa để điều tra, phân tích nhận thức của người dân trong vấn đề tiêu thụ, sử dụng TĂCN.

Phỏng vấn các cơ quan có chức năng chính trong vấn đề quản lý như: Phòng NN&PTNT, Trạm CN&TY, Đội Quản lý thị trường số 6, các cán bộ chăn nuôi thú y 9 xã, thị trấn trên để thu thập thông tin, đánh giá về công tác quản lý kinh doanh TĂCN trên địa bàn.

Nội dung, nguồn cung cấp, số mẫu và phương pháp thu thập các loại dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được tổng hợp ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1. Cán bộ Trạm chăn nuôi thú y huyện Yên Thế 2 người: 1 lãnh đạo trạm và 1 cán bộ phụ trách quản lý kinh doanh TĂCN

Thông tin về chủ trương và chính sách về quản lý kinh doanh TĂCN

Nhận định về thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh TĂCN

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2. Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Yên Thế 2 người: 1 lãnh đạo và 1 cán bộ phụ trách lĩnh vực chăn nuôi

Thông tin về chủ trương và chính sách về quản lý kinh doanh TĂCN

Nhận định về thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh TĂCN.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Đội Quản lý thị trường số 6 2 người: 1 (Đội trưởng hoặc đội phó), 1 cán bộ

Thông tin về chủ trương và chính sách về quản lý kinh doanh TĂCN

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 4. Cán bộ cấp xã 9 cán bộ chăn nuôi thú y cấp xã Tình hình thực thi quản lý kinh doanh TĂCN Tình hình phát triển chăn nuôi

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

5. Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện

60 cơ sở kinh doanh TĂCN.

Thông tin chung

Nhận thức của hộ về điều kiện kinh doanh TĂCN Những nội dung kinh doanh TĂCN

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 5. Các hộ chăn nuôi 60 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm

Thông tin chung Nhận thức của hộ về TĂCN

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

3.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu thu thập xong được tổng hợp, kiểm tra và chỉnh lý đảm bảo đầy đủ, chính xác và thống nhất. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu tính toán phù hợp và áp dụng phương pháp tổng hợp. Các số liệu được xử lý bằng máy tính cá nhân và thông qua phần mềm Spss, sau đó được trình bày một cách chi tiết qua các bảng biểu

thống kê nhằm dễ dàng miêu tả, phản ánh yêu cầu từng nội dung nghiên cứu. 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu và thông tin về thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN, tập hợp các phiếu điều tra sau đó tiến hành phân tích số liệu bằng các phương pháp sau:

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng các số liệu và các thông tin tương đối, tuyệt đối, số bình quân để đo khối lượng chủng loại và doanh số tiêu thụ TĂCN qua khoảng thời gian nhất định, từ đó nhận xét tính quy luật của hiện tượng dựa trên cơ sở dữ liệu đã tính toán.

Sau đó tiến hành phân tích và mô tả những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh TĂCN và đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

- So sánh hoạt động của các cửa hàng kinh doanh TĂCN theo quy mô. - So sánh số liệu qua 3 năm để đánh giá sự phát triển và tính hoạt động hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

- Cơ chế quản lý của địa phương so với cả nước những mặt làm được và những mặt hạn chế từ đó có những giải pháp cho công tác quản lý của địa bàn nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện đặc điểm các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi

- Trình độ văn hóa của chủ cơ sở.

- Nhận thức của chủ cơ sở về các quy định, chính sách, số lần tham gia tập huấn, hội thảo.

- Đánh giá của chủ cơ sở về các quy định, chính sách, về vai trò của các cơ quan quản lý trong bộ máy tổ chức, về vai trò của công tác tuyên truyền tập huấn.

- Số lao động/1hộ.

- Số lượng vốn kinh doanh/1hộ.

- Các điều kiện của cửa hàng kinh doanh: diện tích cửa hàng kinh doanh/1 hộ; trang, thiết bị kinh doanh; kho bảo quản TĂCN; giấy chứng nhận kinh doanh,

hợp đồng và các cam kết trong kinh doanh, nguồn gốc TĂCN...

- Đánh giá của cung cấp TĂCN của các cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

- Số lượng văn bản pháp quy: số lượng các văn bản luật và dưới luật liên quan đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi của cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

- Bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan.

- Số lượng các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý. 3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

- Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá của các bên liên quan về văn bản, chính sách.

- Số đơn vị liên quan đến công tác quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN. - Số cán bộ tham gia công tác quản lý, giám sát kinh doanh TĂCN, trình độ, học vấn, kinh nghiệm công tác.

- Đánh giá của các bên liên quan về vai trò của các cơ quan tham gia quản lý kinh doanh TĂCN, năng lực của các cán bộ quản lý.

- Kết quả công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn: Số tin bài, số tờ rơi, số băng vượt đường, số lớp tập huấn đã mở... Đánh giá của các bên liên quan về công tác tuyên truyền, tập huấn.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: số cửa hàng được thanh tra, kiểm tra. Số cửa hàng vi phạm, hình thức xử lý vi phạm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG 4.1.1. Thực trạng kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế 4.1.1.1. Số lượng các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Hệ thống phân phối TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế trải rộng khắp tới tận thôn, xóm. Năm 2016 toàn huyện đã có 211 cơ sở, kinh doanh TĂCN hoạt động thường xuyên, chủng loại TĂCN cũng rất đa dạng phong phú, như thức ăn cho lợn, gà, vịt, ngan... lại chia theo từng lứa tuổi và mục đích chăn nuôi (nuôi sinh sản, nuôi lấy thịt...) rồi lại phân theo hình thức chăn nuôi (công nghiệp, bán công nghiệp).

Bảng 4.1. Số lượng các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế

Chỉ tiêu

2014 2015 2016 So sánh (%)

SL CC SL CC SL CC

15/14 16/15 BQ

(cơ sở) (%) (cơ sở) (%) (cơ sở) (%)

Tổng số 178 100,00 186 100,00 211 100,00 104,49 113,44 108,88 Chuyên kinh

doanh TĂCN 136 76,40 137 73,66 154 72,99 100,74 112,41 106,41 Kinh doanh TĂCN

kiêm hàng hóa khác 42 23,60 49 26,34 57 27,01 116,67 116,33 116,50 Nguồn: Trạm CN&TY huyện Yên Thế (2016)

Theo bảng 4.1 thấy từ năm 2014 đến năm 2016 số cơ sở kinh doanh TĂCN liên tục tăng. Năm 2014 có 178 cửa hàng thì đến năm 2015 là 186 tăng 8 cửa hàng so với 2014, đến năm 2016 là 211 cửa hàng. Số lượng cửa hàng kinh doanh TĂCN tăng lên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do sự gia tăng về tổng đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là sự tăng nhanh về số lượng đàn lợn, đàn vịt tại địa phương. Theo UBND huyện Yên Thế (2016) tổng đàn gia cầm luôn duy trì bình quân từ 4 triệu đến 4,2 triệu con đưa Yên Thế trở thành huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. Đặc biệt hơn 3 năm từ giữa 2013 đến tháng 11 năm 2016 do giá lợn thịt tăng cao dẫn đến tổng đàn lợn tăng đột biến đạt 100.000 con riêng trong 9 tháng đầu năm 2016, do đó nhu cầu sử dụng TĂCN tăng lên. Đây là thị trường hấp dẫn cho những công ty

kinh doanh TĂCN. Để có thể đi vào thị trường, các công ty TĂCN cử các nhân viên thị trường không những đến các đại lý TĂCN tiếp thị mà còn đến gặp cả những cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, hay những hộ chăn nuôi có khả năng để mong muốn hợp tác mở đại lý cho công ty.

Thứ hai, khách hàng muốn mở đại lý thì không cần địa điểm đẹp nằm trên những trục đường giao thông chính; không cần nhiều kinh nghiệm vì công ty có đội ngũ tư vấn hỗ trợ bán hàng rất chuyên nghiệp; chiết khấu bán hàng cao, nhiều chương trình thưởng lớn đối với khách hàng có sản lượng lớn; không có yêu cầu khắt khe về pháp lý; thị trường kinh doanh rộng lớn; có thể tận dụng lao động gia đình. Cụ thể như điều kiện kinh doanh không đòi hỏi khắt khe về mặt pháp lý như một số nhóm ngành khác, việc đăng ký kinh doanh thì dễ dàng. Đó là kinh doanh TĂCN không đòi hỏi phải có bằng chuyên môn và chứng chỉ hành nghề như muốn mở cửa hàng thuốc thú y phải có bằng chuyên môn tối thiểu là trung cấp và phải học qua lớp tập huấn để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y. Nếu cơ sở đã có đủ các điều kiện như mặt bằng, vốn, khách hàng tiềm năng... thì việc mở đại lý kinh doanh cám rất dễ thực hiện. Do vậy đã có rất nhiều những hộ chăn nuôi quy lớn, nhập thẳng cám của công ty mà không qua đại lý, họ nhận thấy chiết khấu cao, mức lợi nhuận họ được hưởng lớn do vậy họ lấy cám phục vụ bà con trong vùng dần cũng trở thành một đại lý, cũng là đầu mối cung cấp cám của công ty.

Thứ ba, trên thị trường có rất nhiều công ty TĂCN. Nhu cầu tìm đại lý phân phối TĂCN, giành thị phần là rất lớn. Với phương châm là cung cấp sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)