* Đối với chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Nhận thức của người bán TĂCN có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN. Trình độ học vấn càng cao, nhận thức của người bán TĂCN càng sâu rộng thì sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh TĂCN. Người bán TĂCN cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về các điều kiện kinh doanh, các quy định pháp luật, các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, sự nguy hại khi sử dụng chất cấm, danh mục TĂCN được phép kinh doanh tại Việt Nam, các chính sách thay đổi của nhà nước để từ đó có những định hướng hợp lý trong công tác buôn bán TĂCN.
Các chủ cơ sở kinh doanh TĂCN phần lớn vừa là người đứng ra bán hàng, chở hàng bán lẻ, theo dõi ghi chép xuất nhập hàng... Ngoài ra còn có sự hỗ trợ một phần từ phía gia đình như vợ, chồng, bố, mẹ, con. Chỉ thuê lao động bên ngoài khi theo xe để bốc xếp hàng, giao cho các hộ chăn nuôi sẽ được chủ cơ sở thuê bốc vác ở ngoài.
Về trình độ của các chủ cơ sở kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế được thể hiện ở bảng 4.18.
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát trình độ của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế
Trình độ
Hàng hoá kinh doanh
Tỷ lệ (%) Chuyên TĂCN TĂCN và thuốc thú y TĂCN và phân bón TĂCN và hàng hóa khác Tổ ng số Đại học 3 2 1 0 6 10,00 Cao đẳng 7 4 0 0 11 18,33 Trung cấp 4 7 0 1 12 20,00 THPT 23 0 1 0 24 40,00 THCS 1 0 1 5 7 11,67 Tổng số 38 13 3 6 60 100,00 Tỷ lệ (%) 63,33 21,67 5,00 10,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Qua bảng 4.18 ta thấy, số chủ cơ sở kinh doanh TĂCN có bằng đại học là 6 người chiếm tỷ lệ 10%, số có bằng cao đẳng là 11 người chiếm tỷ lệ là 18,33% và số có bằng trung cấp là 12 người chiếm tỷ lệ là 20%. Qua khảo sát 60 cơ sở thì có 13 cơ sở kinh doanh TĂCN và thuốc thú y. Những cơ sở này đều đã có bằng từ trung cấp trở lên. Chiếm tỷ lệ cao nhất là số người có bằng trung học phổ thông 24 người chiếm tỷ lệ là 40%, ít nhất là số người học trung học cơ sở 7 người chiếm tỷ lệ là 11,67%.
Bảng 4.19. Nhận thức của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi về các quy định chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi
STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Hiểu rõ 12 20,00
2 Biết rõ 29 48,30
3 Biết nhưng chưa đầy đủ 19 31,70
4 Tổng số 60 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Qua bảng 4.19 ta thấy, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế đều nắm bắt được các quy định, chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên mức độ hiểu biết có khác nhau: Có 12 người có hiểu rõ các quy định chính sách chiếm tỷ lệ là 20%, số người biết rõ về các quy định chính sách là 29 người chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,3%, còn 19 người có biết nhưng chưa đầy đủ về các quy định, chính sách chiếm tỷ lệ 31,7%. Như vậy, người kinh doanh TĂCN trên địa bàn về cơ bản đều có hiểu biết về các quy định, chính sách tuy nhiên về ý thức tuân thủ thì chưa thực sự đầy đủ nghiêm túc, nên vẫn còn tình trạng vi phạm quy định về kinh doanh TĂCN xẩy ra trên địa bàn.
- Cơ sở vật chất:
Nhìn chung các cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện đã có ý thức chấp hành các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh TĂCN. Tuy nhiên một số cửa hàng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật về kinh doanh TĂCN, đặc biệt ở một số chỉ tiêu như: kho chứa hàng, kệ giá để hàng, chưa trình bày đầy đủ các thông tin như theo quy định của pháp luật trên biển hiệu kinh doanh; không trang bị thiết bị phòng chống cháy nổ.
Vốn kinh doanh là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Do phần lớn hiện nay việc kinh doanh TĂCN chủ yếu là hoạt động đầu tư, vốn càng lớn thì mức đầu tư càng cao, lợi nhuận càng tăng và rủi ro càng lớn. Nguyên nhân là do nhữn hộ chăn nuôi mà có đủ vốn để có thể quay vòng thì thường có xu hướng nhập thẳng cám của công ty, chỉ có những hộ chăn nuôi không có vốn hoặc có vốn nhưng đầu tư cho việc khác thì mới mua hàng qua đại lý. Rất ít những người chăn nuôi bỏ tiền ra mua cám, và những hộ này thường được các đại lý chiết giá, rẻ hơn so với cám chịu từ 10.000đ đến 15.000đ/bao. Mặt khác, để mua cám của công ty, các đại lý phải trả ngay bằng tiền mặt, không được nợ. Do vậy, để có vốn kinh doanh, các hộ phải đi vay vốn. Qua điều tra cho thấy, 100% số cửa hàng được điều tra đều có vay vốn của ngân hàng và các nguồn khác. Về mức vốn để kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh TĂCN tại huyện Yên thể được thể hiện ở bảng 4.20
Bảng 4.20. Kết quả khảo sát số lượng vốn kinh doanh của các của hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế
STT Mức vốn (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 200-300 8 12,33 2 300-500 2 3,33 3 500-800 29 48,33 4 800-1000 17 28,33 5 >1000 4 6,67 Tổng 60 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Qua bảng 4.20 cho thấy, có 4 hộ kinh doanh TĂCN có số vốn kinh doanh trên 1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 6,67%. Số hộ có vốn trên 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng là 17 hộ chiếm tỷ lệ là 28,33 %, số hộ có vốn từ 500 triệu đồng đến 800 triệu đồng chiếm là 29 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,33%. Còn lại số hộ có vốn từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng là 8 hộ chiếm tỷ lệ 12,33%, ít nhất là số hộ có vốn từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 3,33%.
Như vậy lượng vốn để kinh doanh TĂCN so với kinh doanh vật tư nông nghiệp khác như TĂCN, thuốc bảo vệ thực vật... là lớn hơn rất nhiều. Rủi ro mà các đại lý kinh doanh TĂCN gặp phải là rất lớn đó là nhận hàng của công ty đại lý phải trả tiền ngay, đầu tư cho người chăn nuôi thì khi xuất chuồng mới trả tiền. Trường hợp nếu người chăn nuôi thua lỗ do dịch bệnh, giá cả... không có khả
năng trả nợ thì cả đại lý và người chăn nuôi đều thiệt. Với cách kinh doanh như vậy nên tính chuyên môn hóa của các cửa hàng kinh doanh TĂCN thường chưa chuyên nghiệp, vẫn mang tính chộp dựt; chủ yếu chạy theo doanh thu và lợi nhuận quay vòng vốn; chưa có sự đầu tư chiến lược, lâu dài.
* Người sử dụng thức ăn chăn nuôi
Công tác quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN muốn đạt được kết quả cao còn phụ thuộc vào nhận thức của người dân đặc biệt là hộ chăn nuôi. Hộ chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng đối với hiệu quả của việc quản lý như: thực hiện tốt việc sử dụng TĂCN đúng quy định, không sử dụng chất cấm, chất kích thích tăng trọng... trong chăn nuôi.
Mặt khác, người chăn nuôi còn có vai trò tố giác những hành vi gian lận trong kinh doanh TĂCN. Một khi có nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm khi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, các hình thức xử lý khi sử dụng chất cấm thì sẽ có ý thức để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ cộng đồng. Cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn để mọi đối tượng kinh doanh, người sử dụng TĂCN hiểu rõ và làm đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và các quy định của nhà nước. Hàng năm đào tạo nâng cao năng lực quản lý và cập nhật các văn bản pháp luật cho lực lượng quản lý cũng như của người bán TĂCN và người sử dụng TĂCN.
Bảng 4.21. Trình độ, mức độ tham gia hội thảo, tập huấn liên quan đến thức ăn chăn nuôi của người chăn nuôi tại huyện Yên Thế
Chỉ tiêu
Tham gia lớp tập huấn, hội thảo liên quan đến quản lý, sử dụng thức
ăn chăn nuôi, không sử dụng chất
cấm Tổng số
Tỷ lệ (%)
Đã tham gia Chưa tham gia
Đại học 5 0 5 8,33 Cao đẳng 5 1 6 10,00 Trung cấp 2 0 2 3,33 Trung học phổ thông 24 6 30 50,00 Trung học cơ sở 15 2 17 28,33 Tổng số 51 9 60 100,00 Tỷ lệ (%) 85,00 15,00 100,00
Qua bảng 4.21 cho thấy, người chăn nuôi có trình độ trung học phổ thông là cao nhất 30 người, chiếm tỷ lệ 50%. Trình độ trung học cơ sở là 17 người, chiếm tỷ lệ 28,33%. Người chăn nuôi đã tốt nghiệp đại học có 5 người chiếm tỷ lệ 8,33%, trung cấp và cao đẳng là 8 người, chiếm tỷ lệ 13,33%. Như vậy, trình độ của người chăn nuôi ở Yên Thế là khá cao. Đặc biệt, những người chăn nuôi ở huyện Yên Thế còn tích cực tham gia vào các lớp tập huấn, hội thảo để nâng cao trình độ. Qua khảo sát có 51 người đã tham gia lớp tập huấn, chiếm 85%. Số người chưa tham gia lớp tập huấn là 9 người, chiếm tỷ lệ là 15%.