Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

kháng sinh, chất cấm trong kinh doanh TĂCN được áp dụng theo khoản 19, điều 2 của Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, TĂCN; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi chăn nuôi

2.1.5.1. Hệ thống các văn bản pháp luật

Theo Đặng Kim Sơn (2002), sự thay đổi trong các quy định của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động của ngành công nghiệp thức ăn gia súc, và các hoạt động marketing cá thể tác động mạnh mẽ đến cách xử lý của người buôn bán TĂCN và nguyên liệu thô.

Cũng theo tác giả trên thì nguồn thông tin quan trọng khác về sự thay đổi chính sách và quy định của nhà nước bao gồm công văn từ các bộ, ngành, cũng như giao tiếp cá nhân, điều này đặc biệt quan trong trong các vùng ở miền Bắc.

Như vậy, hệ thống các văn bản pháp luật có tính chất định hướng đối với hoạt động kinh doanh TĂCN, nếu hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ và có tính áp dụng thực tiễn cao sẽ là điểm mấu chốt nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Mặt khác, mỗi địa phương đều có đặc thù riêng vì vậy trong công tác chỉ đạo quản lý ngoài việc tuân thủ theo các quy định của Nhà nước các địa phương căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mình cần đưa ra những văn bản phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá của địa phương như vậy việc quản lý mới đạt được hiệu quả cao.

2.1.5.2. Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý

Nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý. Ngoài các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực TĂCN, các cấp, các ngành có liên quan như: chính quyền địa phương, môi trường, y tế, công an, quản lý thị trường… có sự phân công cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực TĂCN

để phối hợp với nhau nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát TĂCN trên địa bàn từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, kịp thời trong mỗi tình huống.

Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý bởi họ là chủ thể của hoạt động này. Họ cũng là người sẽ trực tiếp hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện các quy định, chính sách của Nhà nước dưới cơ sở, trực tiếp lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách thể quản lý. Do vậy, cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác quản lý nếu có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, trong lĩnh vực TĂCN sự đa dạng trong mẫu mã, chủng loại đòi hỏi cán bộ quản lý phải nhanh chóng cập nhật thông tin để đáp ứng được tình hình mới đặc biệt đối với cán bộ quản lý cấp cơ sở như ở xã, phường.

2.1.5.3. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý

Theo T.S Nguyễn Như Quỳnh (2014), phối hợp (tiếng Anh: coordination) là làm việc với nhau một cách hòa hợp mà trong đó các chủ thể đều thực hiện hành vi nhằm đạt được mục tiêu đã xác định với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành vi1. Xét từ khía cạnh quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Phối hợp tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Nói cách khác, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong quản lý nhà nước.

Cũng theo tác giả trên thì trong quản lý nhà nước, phối hợp có thể được thực hiện theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Phối hợp theo chiều ngang là phối hợp xây dựng và thực hiện chính sách giữa các cơ quan cùng cấp, chẳng hạn phối hợp giữa các bộ, ngành. Phối hợp theo chiều dọc là phối hợp giữa các cơ quan không cùng cấp, chẳng hạn phối hợp giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. Yêu cầu phối hợp đặt ra bất cứ khi nào công việc phải thực hiện với sự tham gia của hơn một cơ quan, tổ chức. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý giúp cho các cơ quan chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi đầy đủ, hiệu quả những chính sách này. Phối hợp giúp phân bổ

hiệu quả các nguồn lực (như tài chính, con người) nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực hiện các chính sách của Chính phủ; đảm bảo cho những chính sách trong lĩnh vực này không gây ra những ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực khác; giảm thiểu tranh chấp về thẩm quyền giữa các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức khác. Dấu hiệu thể hiện sự thiếu phối hợp trong quản lý là chậm trễ, chồng chéo và hỗn loạn; hệ quả của sự thiếu phối hợp trong quản lý là mất cơ hội và không hiệu quả.

Như vậy, trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý kinh doanh TĂCN nói riêng thì sự phối kết hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý là rất quan trọng. Đặc biệt là sự cần thiết trong việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp trên với chính quyền cơ sở.

2.1.5.4. Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý

Kinh phí cho công tác quản lý nhằm phục vụ việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện, phụ cấp, trợ cấp phục vụ cho công tác quản lý. Điều này sẽ giúp các cán bộ quản lý nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc. Kinh phí dùng để tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, mua sắm trang thiết bị kiểm tra chuyên dụng để kiểm tra chất lượng, hàm lượng, hàm lượng chất cấm trong TĂCN... Ngoài ra, chế độ đãi ngộ, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ quản lý sẽ khuyến khích cán bộ quản lý nhiệt tình hơn trong công việc, phát huy hết khả năng của bản thân, trung thực trong công việc. Kinh phí cho công tác quản lý cơ bản phải đáp ứng được những nhu cầu đó.

2.1.5.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý

Với TĂCN, việc kiểm tra bằng cảm quan khó thể xác định được TĂCN là hàng giả, hàng kém chất lượng hay là TĂCN có chứa chất cấm. Do vậy, các công cụ phương tiện hỗ trợ là rất quan trọng. Việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra giúp cán bộ thanh tra xác định chính xác chất lượng thực của TĂCN so với chất lượng mà nhà sản xuất ghi trên bao bì điều này góp phần yên tâm người sử dụng TĂCN, trực tiếp gắn trách nhiệm của nhà sản xuất TĂCN với sản phẩm của mình làm ra. Ngoài ra, còn có thiết bị xác định dư lượng kháng sinh, chất cấm trong TĂCN trong phân, nước tiểu, trên thân thịt... 2.1.5.6. Nhận thức của người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi

TĂCN và người sử dụng TĂCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)