Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, diện tích tự nhiên khoảng 1.533km2, dân số hơn 1,9 triệu người. Ðất đai Thái Bình được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình cùng với công cuộc quai đê, lấn biển của nhiều thế hệ cư dân. Hiện tại tỉnh Thái Bình có (01) một thành phố và (07) bảy huyện thị (UBND tỉnh Thái Bình, 2016).
Tính đến hết năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 45.150 tỷ, tăng 10,12% so với năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 103.061 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng ước đạt 55.399 tỷ đồng, thương mại dịch vụ đạt 23.500 tỷ đồng
Trong những năm qua tỉnh cũng đã đẩy mạnh việc mở rộng các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, vừa và nhỏ, để thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày một phát triển. Hiện nay tại địa bàn tỉnh Thái Bình đã có rất nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang phát triển tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương cụ thể: khu công nghiệp (KCN) Phúc Khánh, KCN ngã tư Gia Lễ, KCN Cầu nghìn, KCN Tiền Hải, hay cụm Công nghiệp Phong Phú, cụm công nghiệp Vũ Qúy, Trong giai đoạn tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng mở rộng đề án KCN Sông Trà trên 500 ha và bổ sung KCN Xuân Hải vào KCN Quốc gia. Hoạt động các doanh nghiệp, KCN, cụm công nghiệp đến nay đã được phát huy rất tốt có 137/159 đi vào hoạt động, giá trị sản xuất chiếm 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Nghề và làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển với tổng số 247 làng nghề được công nhận, tăng 02 làng nghề so với năm trước (UBND tỉnh Thái Bình, 2016).
Các ngành thương mại dịch vụ quản lý thị trường được quan tâm thực hiện tốt và ổn định. Gía trị sản xuất toàn ngành đạt 23.500 tỷ đồng, tăng 11,5%, tổng mức bán lẻ doanh thu dịch vụ ước đạt 32.815 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.400 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.210 triệu USD. Dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất sinh hoạt của người dân. Công tác nhà nước về du lịch được tăng cường, tổ chức thành công đại hội du lịch lần thứ II, tổng lượng khách ước đạt 575.000 lượt người (UBND tỉnh Thái Bình, 2016).
Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp:
Về thu hút đầu tư: Năm 2016, đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 77 dự án với tổng số vốn đăng ký là: 6.035 tỷ đồng, có 35 dự án mới đi vào hoạt động. Đến nay toàn tỉnh có 901 dự án đi vào hoạt động.
Về phát triển doanh nghiệp: Năm 2016, đã cấp 579 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( tổng vốn đăng ký là; 3.400 tỷ đồng). Tình hình hoạt động doanh nghiệp tuy còn nhỏ, khó khăn xong đã có nhiều chuyển biến tích cực có 171 doanh nghiệp ngừng hoạt động do giải thể, bỏ địa điểm kinh doanh 96 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Toàn tỉnh có 4.992 doanh nghiệp với vốn đăng ký trên 42,7 nghìn tỷ đồng 575 chi nhánh và văn phòng đại diện (UBND tỉnh Thái Bình, 2016).
Từ những thuận lợi trên sẽ là những lợi thế rất lớn để ngành Ngân hàng tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
Thời cơ: Thái Bình là một tỉnh nằm trên quốc lộ 10, với tổng chiều dài khoảng 60 km, là trục huyết mạch giao thông của các tỉnh: Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên… ngoài ra với khoảng 30 km đường biển chạy dọc tuyến Thái Thụy, Tiền Hải, với cảng Diêm Điền…có nhiều cơ hội để phát triển.
Mặt khác với một vị trí địa lý và môi trường kinh tế thuận lợi, được đánh giá là có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, văn hóa ngoài ra là tình hình an ninh, chính trị, an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tư vào làng nghề, các KCN theo định hướng phát triển của tỉnh là một trong những cơ hội cho các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng cùng triển khai để mở rộng thị trường hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó cơ chế, chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư của tỉnh Thái Bình trong những năm qua là rất tốt, đã phần nào làm thay da, đổi thịt bộ mặt của tỉnh đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên toàn địa bàn tỉnh Thái Bình (UBND tỉnh Thái Bình, 2016).
Cùng với sự tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo ra thế mạnh phát triển mới cho toàn nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng, mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn nước ngoài giá rẻ, kỹ năng quản lý sáng tạo để đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn (UBND tỉnh Thái Bình, 2016).
Khó khăn và thách thức:
Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi trên, tình hình kinh tế xã hội của Thái Bình còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua ở mức độ còn thấp, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có tính bền vững và chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn chưa cao các doanh nghiệp địa phương tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô vốn còn nhỏ bé, cơ cấu doanh nghiệp chưa được phù hợp, đa phần là các khu công nghiệp như may mặc, sản xuất gia dầy, công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm, quy hoạch chưa theo tiến độ và nhu cầu phát triển. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng chưa cao đồng thời chưa có ngành mủi nhọn và có tính chủ lực, bền vững. Chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch còn thấp, công nghệ còn lạc hậu sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao. Chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ thấp, xuất khẩu vẫn khó khăn, chất lượng thương hiệu hàng hóa chưa có tính cạnh tranh. Trong những năm gần đây tỉnh Thái Bình đã chú trọng vào phát triển ngành dịch vụ du lịch tuy nhiên sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, du lịch biển và du lịch tâm linh chưa được khai thác và phát triển, cơ sở hạ tầng, đường giao thông còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách du lịch. Cơ cấu chuyển dịch ngành nghề của tỉnh còn rất chậm, trước đây tỷ lệ người dân sản xuất nông nghiệp rất cao, tình hình chuyển đổi ngành nghề còn chậm. Tỉnh Thái Bình với hơn 30km bờ biển vào tầm từ tháng 5-9 hàng năm thường xuyên bị ảnh hưởng, hấng chịu các cơn bảo lớn đặc biệt là các khu công nghiệp, khu nuôi trồng thủy, hải sản ven biển các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương…diễn biến thất thường của thời tiết trong những năm qua, phần nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế của toàn bộ địa bàn tỉnh Thái Bình (UBND tỉnh Thái Bình, 2016).
Chương trình cải cách thể chế, quy trình, chính sách, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, tăng cường năng lực mới, việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp vẫn còn chậm, từ đó dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp chưa ổn định và bền vững.
Công tác nghiên cứu, quy hoạch và tham mưu đề xuất còn hạn chế, một số ngành, địa phương chưa chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện, chưa thực sự sâu sát với cơ sở, chấp hành kỷ cương, điều hành chưa nghiêm, phối hợp chỉ đạo chưa tốt. Ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật của
một số cán bộ, công chức còn hạn chế nhất là quản lý đất đai, cải cách hành chính, giải quyết khiếu lại tố cáo.
Với mức thu nhập bình quân của người dân còn thấp, mặt khác cơ cấu sản xuất của tỉnh Thái Bình đa phần là thuần nông, diện tích Thái Bình cũng không phải là lớn chính vì vậy việc cạnh tranh của các Ngân hàng là hết sức gay gắt. OJB nhận thức rõ được vấn đề này khi mà chất lượng quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng được kiện toàn sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các Ngân hàng.