Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ nhà
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG
4.2.1. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước
Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, chủ đầu tư trong việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở cho người lao động, cho vay ưu đãi dài hạn với lãi suất thấp, giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn giảm các loại thuế doanh nghiệp, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, mẫu thiết kế căn hộ, hỗ trợ về giá bán, giá cho thuê và các thủ tục, hồ sơ liên quan đến quá trình thực hiện dự án.
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp. Chính sách càng thông thoáng, nhiều ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư thì chủ trương phát triển nhà ở cho người lao động càng mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần giải quyết, tháo gỡ để các dự án nhà ở cho ngời lao động tại các KCN được triển khai thuận lợi, hiệu quả. Cụ thể, về việc quy hoạch và bố trí quỹ đất triển khai các DA nhà ở xã hội:Theo quy định hiện hành, các dự án phát triển đô thị phải dành 20% tổng diện tích đất ở để bố trí nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đối với các dự án đã triển khai trước đây thì không bố trí quỹ đất hoặc quỹ đất 20% đã được địa phương đầu tư xây dựng cho các mục đích khác; các dự án phát triển mới phải mất thời gian rất dài mới có được quỹ đất sạch để triển khai. Chính vì vậy, tại thời điểm hiện nay, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội rất hạn hẹp.
4.2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở cho người lao động
Với những chủ trương, chính sách lớn của Trung ương và địa phương, việc phát triển nhà ở cho người lao động tại các KCN đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng, cần phải có sự phối hợp từ nhiều nguồn khác nhau: Nhà nước, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, người dân. Việc huy động mỗi nguồn vốn này có đặc điểm riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp linh hoạt,hợp pháp và mang lại hiệu quả cao nhất. Việc huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động càng nhanh giúp cho chủ đầu tư yên tâm và chủ động trong việc đầu tư xây dựng dự án, thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người lao động.
Tuy nhiên, chính sách khuyến khích đầu tư nhà ở cho NLĐ trong các khu công nghiệp chưa thu hút được các chủ đầu tư . Việc đầu tư đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhưng nếu chỉ cho thuê và thuê mua thì thời gian thu hồi vốn rất dài, khả năng sinh lợi thấp. Hơn nữa, nhà nước chưa có cơ chế ưu đãi hỗ trợ về tín dụng, thuế đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở cho NLĐ ở các khu công nghiệp. “Việc huy động các nguồn vốn, nhất là vốn từ khu vực tư nhân để xây dựng nhà ở cho người lao động còn khó khăn do đây là các dự án gắn liền với phúc lợi xã hội, có khả năng sinh lợi thấp và thu hồi vốn chậm,” Bộ kế hoạch và Đầu tư nhận định trong một báo cáo hợp tác cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.
4.2.3. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở cho người lao động
Có thể nhận định, trong đầu tư phát triển nhà ở cho người lao động, vốn và quỹ đất là hai vấn đề khó khăn lớn nhất. Nó có tính quyết định đến sự thành bại của việc đầu tư, phát triển dự án. Chính vì vậy, việc bố trí, quy hoạch, ưu tiên quỹ đất dành cho đầu tư phát triển nhà ở cho người lao động đã trở thành trách nhiệm của chính quyền địa phương. UBND cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm xác định và bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp khi lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, địa điểm dân cư nông thôn, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp trên địa bàn.
4.2.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Đối với các dự án phát triển nhà ở cho người lao động thì hiệu quả về tài chính thường thấp và ưu tiên hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội là chủ yếu. Có thể thấy đầu tư phát triển nhà ở cho người lao động mang lại tác động tích cực như giải quyết nhu cầu về nhà ở và nâng cao đời sống cho người lao động, tạo thêm việc làm cho người dân, giảm tình trạng thất nghiệp, từ đó hạn chế các tệ nạn xã hội; quá trình đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật sản xất, năng lực quản lý, năng suất và thu nhập người lao động được nâng cao.
4.2.5. Thu nhập và chi tiêu của người lao động
Hiên nay, người lao động trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có thu nhập tăng dần qua các năm, nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động.
Bảng 4.29. Thu nhập bình quân của người lao độngtheo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị : triệu đồng/tháng
Loại hình doanh nghiệp 2014 2015 2016
Doanh nghiệp nhà nước 3,2 3,5 4,1
Doanh nghiệp FDI 3,7 4,1 4,5
Doanh nghiệp dân doanh 3,4 3,7 4,0
Nguồn: Phòng Quản Lý Lao động (2016)
Lao động trong các doanh nghiệp FDI có thu nhập cao nhất vì các doanh nghiệp này thường có vốn đầu tư lớn, cần đưa ra thu nhập cao để cạnh tranh về
nguồn lao động với các doanh nghiệp khác trên địa bàn. Ngoài mức lương cơ bản, các doanh nghiệp đều có chế độ thưởng để khuyến khích người lao động gắn bó và có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng phấn đấu trong công việc như: khuyến khích sản xuất (100.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng), phụ cấp nhà trọ từ 200.000 đồng trở lên, làm việc các ngày lễ tết có mức lương gấp 3 lần ngày thường, phụ cấp đi lại 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đối với khoản chi tiêu của người lao động tại các KCN trên địa bàn huyện Yên Phong, bình quân một người lao động một tháng chi khoảng 2,8 triệu đồng. Trong đó người lao động giành số tiền chi cho ăn mặc hàng tháng là 1,5 triệu đồng. Để thuê một căn phòng đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt ở mức tối thiểu, người lao động phải chi trả bình quân là 580.000 đồng/người/tháng. Chi phí này cao hơn 10,5lần mức hỗ trợ bình quân mà họ nhận được từ phía doanh nghiệp sử dụng lao động (bình quân 55,000 đồng/người/tháng).
Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp trong KCN đã chú ý chăm sóc đến đời sống của người lao động, quan tâm đến vấn đề nhà ở cho NLĐ. Họ thuê các dãy nhà kí túc trong khu công nghiệp, cung cấp nhà trọ cho công nhân. Khi vào ở trong khu nhà trọ này, công nhân phải trả bình quân là 60.000 đồng/người/tháng. Giảm chi tiêu hàng tháng cho người lao động.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG