TOÀN THỰC PHẨM
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Bỉ
Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ được thành lập sau khi Bỉ gặp khủng hoảng về gà bị nhiễm độc dioxin năm 1999. Sau sự cố này, hàng loạt thịt gà đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế lên tới gần 500 triệu USD, hàng trăm nông dân đã bị ảnh hưởng. Thảm họa đã làm hàng trăm nông trại bị ảnh hưởng, phải tiêu hủy các sản phẩm sơ cấp, trị giá khoảng 250 triệu euro, Tiêu hủy 96.348 tấn thịt, thiệt hại tài chính lên đến hơn 437 triệu euro và hai bộ trưởng phải từ chức, hình ảnh của sản phẩm nước Bỉ bị mất uy tín (Đỗ Mai Thành, 2010).
Sau khủng hoảng này, Bỉ đã thành lập một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ an toàn thực phẩm bao gồm tất cả sản phẩm thực vật và động vật (FASFC) trên cơ sở sáp nhập từ 6 cục chuyên môn của hai bộ là Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của quốc gia này (Đỗ Mai Thành, 2010).
FASFC có 50 phòng thí nghiệm, có các hệ thống giám sát theo chuỗi và chịu trách kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm của Bỉ. FASFC hoạt động độc lập, có một giám đốc chịu tách nhiệm và báo cáo trực tiếp lên bộ trưởng, có các bộ phận chuyên trách như truyền thông, quản lý khủng hoảng, kiểm tra, kiểm toán đều độc lập. Đặc biệt, bộ phận khoa học có 21 thành viên có các đại diện đến từ các trường đại học được nghiên cứu và đưa ra các đánh giá độc lập, làm cố vấn cho ban điều hành đưa ra các quyết định (Trần Thị Khúc, 2014).
Kinh nghiệm của FASFC cho thấy, nên thiết lập những quy trình đánh giá rủi ro, thiết lập các đầu mối kiểm tra toàn bộ chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng. Đặc biệt, FASFC hoạt động chỉ với 60% kinh phí từ chính phủ Bỉ, 17% do chính các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đóng góp, phần còn lại là phí dịch vụ, hỗ trợ từ EU và chính những doanh nghiệp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm bị FASFC kiểm tra phải chi trả (Hà Thị Anh Đào, 2001).
Mọi chính sách ban hành của FASFC đều phải căn cứ trên ý kiến của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia và các tiêu chuẩn của EU và thế giới. Vì vậy, Hàng tháng, hàng năm, FASFC tiến hành các cuộc gặp gỡ người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia, tổ chức để lắng nghe ý kiến, cũng là
để cập nhật tình hình để từ đó đưa ra những quyết định sát thực tế, hiệu quả. Căn cứ các thông tin thu thập được, FASFC sẽ đánh giá rủi ro cho từng sản phẩm (Trần Thị Khúc, 2014).
Vấn đề quan trọng là FASFC phải dành được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp thì tất cả các sản phẩm được cơ quan này chứng nhận sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và doanh nghiệp cũng bán được sản phẩm của mình (Hà Thị Anh Đào, 2001).
Từ thực tiễn cho thấy, việc thành lập chỉ duy nhất một cơ quan chịu trách nhiệm vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp Bỉ phản ứng nhanh hơn, chủ động hơn trước những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Quản lý an toàn thực phẩm được chia thành 04 giai đoạn đánh dấu về sự tiến bộ triển khai an toàn thực phẩm (trước chiến tranh thế giới thứ 2; giai đoạn 1945 - 1984; giai đoạn 1984 - 2002 và giai đoạn từ 2003 đến nay). Giai đoạn 1984 - 2002 là giai đoạn đánh dấu cột mốc cho sự tiếp cận mạnh mẽ trong việc triển khai an toàn thực phẩm theo chuỗi và đến giai đoạn từ 2003 đến nay được xác định là đã cơ bản thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với hầu hết các loại sản phẩm thực phẩm sản xuất và đưa ra tiêu thụ ở Nhật Bản và xuất khẩu (Trần Thị Khúc, 2014).
Việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản được hình xuất phát từ đề xuất thiết lập chuỗi các nhà sản xuất kinh doanh theo nhóm ngành hàng của các hội nghề nghiệp. Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hội nghề nghiệp và họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách, pháp luật của nhà nước (Hà Thị Anh Đào, 2001).
Để quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi hiệu quả cần có cơ chế chính sách về quy hoạch sản xuất tập trung. Để tham gia sản xuất hàng hóa đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nhà sản xuất/hợp tác xã sản xuất cần có đăng ký và hội tụ đủ các yêu cầu tối thiếu về quy mô sản xuất. Việc sản xuất tập trung/quy mô sản xuất tối thiếu mới đưa vào chương trình giám sát, đảm bảo hiệu quả chi phí trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát. Yêu cầu này cũng giúp cho các nhà sản xuất cần phải liên kết với nhau để sản xuất hoặc tham gia các tổ hợp sản xuất (Trần Thị Khúc, 2014).
Theo Hà Thị Anh Đào (2001). Để quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi, vai trò quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là thống nhất trong quản lý và kiểm soát và trú trọng vào một số vấn đề đó là:
- Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro và truy nguyên nguồn gốc như là một điều kiện tiên quyết để kiểm soát thành công về vấn đề an toàn thực phẩm. Nhật Bản tổ chức thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với từng chuỗi sản phẩm, tức là đối với mỗi chuỗi sản xuất nhóm ngành hàng cụ thể đều nhận diện ra hết tất cả các nguy cơ/ mối nguy về an toàn thực phẩm có thể hiện diện và đưa ra những biện pháp/ giải pháp kiểm soát phù hợp, đủ để kiểm soát.
- Việc phân công cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm cũng quy về đầu mối và phân công rõ ràng giữa các cơ quan. Hiện tại, việc phân công quản lý ở cấp trung ương được giao cho Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi và Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản với những phạm vi quản lý phân công rõ ràng và có những cơ chế phối hợp để triển khai.
- Năm 2003, Nhật Bản đã thành lập Ủy ban an toàn thực phẩm, trong đó thực hiện chức năng chính đó là tổ chức đánh giá rủi ro theo yêu cầu của các Bộ quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Các đánh giá rủi ro là căn cứ để cơ quan quản lý quyết định ban hành các quy định áp dụng.
- Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm cũng được thiết lập theo chuỗi. Cơ quan quản lý theo phân công sẽ dựa trên nguy cơ về an toàn thực phẩm đã được xác định trong chuỗi và dòng chảy của sản phẩm từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ trên thị trường để xác định các điểm kiểm soát phù hợp nhằm phát hiện các vấn đề về an toàn thực phẩm, đồng thời có biện pháp ngăn chặn sản phẩm không đảm bảo yêu cầu được lưu thông trên thị trường, đến tay người tiêu dùng.
Các tổ chức, hiệp hội tham gia tích cực vào kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản đó là: Hiệp hội an toàn thực phẩm, Ủy ban an toàn thực phẩm, Ủy ban người tiêu dùng, Hiệp hội sản xuất các ngành hàng thực phẩm. Các tổ chức, hiệp hội này phối hợp rất mật thiết với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước để thực thi tốt việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc và liên kết ngang (Trần Thị Khúc, 2014).
Việc triển khai quản lý an toàn thực phẩm theo mô hình chuỗi được triển khai theo từng bước: đánh giá lựa chọn vùng, ngành hàng và làm thí điểm; quá
trình triển khai được thủ nghiệm và điều chỉnh nhiều lần; sau đó có tổng kết đánh giá, đặc biệt là đưa ra những kết quả đạt được như: thẩm tra, phân tích các yếu tố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh; những nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi cũng nhận được những chính sách của chính phủ nhà nước ở trung ương và địa phương (chính sách về thuế, chính sách về quảng bá sản phẩm ….). Sau đó tổng kết đánh giá và phổ biến nhân rộng mô hình. Nhiều mô hình triển khai hiệu quả chỉ cần thông tin các địa phương khác đến nghiên cứu, học tập kinh nghiệm (Trần Thị Khúc, 2014).
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Canada
Việc kiểm soát VSATTP trong khâu giết mổ tại Canada rất chặt chẽ. Cơ quan CFIA chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ đăng ký cấp Liên bang. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và thực phẩm các tỉnh chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ cấp tỉnh. Sự khác nhau giữa các cơ sở đăng ký cấp Liên bang và cấp tỉnh ở chỗ chỉ các cơ sở đăng ký cấp Liên bang mới được phép xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc ra ngoài tỉnh khác trong nước Canada. Mặc dù khác nhau về cấp quản lý, cơ quan thanh tra kiểm soát, nhưng đối với bất kỳ cơ sở giết mổ nào cũng phải kiểm soát VSATTP theo quì trình nghiêm ngặt và chặt chẽ dựa trên nguyên tắc HACCP. Chương trình FSEP được CFIA áp dụng bắt buộc đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, 2012).
Việc kiểm soát chất lượng VSATTP rất chắt chẽ thông qua hoạt động thanh tra, kiểm soát tại cơ sở, đánh giá chứng nhận và nhận diện thương hiệu, đăng ký sử dụng Logo - Nhãn mác sản phẩm đảm bảo truy suất nguồn gốc dể dàng. Các thành viên trong đoàn tin chắc rằng, họ đã tiếp thu được những kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích nâng cao hơn nữa trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ cộng đồng (Đỗ Mai Thành, 2010).
Hiệp hội thiết lập và quản lý các kế hoạch chung tổng thể, đặc biệt là hỗ trợ kế hoạch marketing tập trung (collective marketing) trong việc xúc tiến thương mại, quảng bá cho các sản phẩm của đơn vị sản xuất. Nhiều lợi ích của các nhà sản xuất cũng được thấy rõ. Liên Hiệp hội xây dựng kế hoạch sản xuất, giết mổ sản lượng thịt gia súc, gia cầm trong toàn Liên bang, cho từng tỉnh và cấp Quota hàng năm cho từng lò giết mổ. Ngoài ra, với Thỏa thuận marketing mà
Hiệp hội đưa ra đã thiết lập một mối liên hệ trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà chế biến, tạo ra một mối quan hệ tốt hơn giữa người mua và các nhà sản xuất được giao. Các nhà sản xuất được đảm bảo bán đúng sản lượng sản xuất ra dựa trên công suất của nhà máy giết mổ. Ngược lại, nhà sản xuất cũng phải đồng ý đảm bảo cung cấp hàng hóa cho các nhà máy chế biến. Hằng năm với một khoản lệ phí nhất định, các nhà sản xuất đóng góp cho Quỹ của Liên hiệp để Liên hiệp có thể tiến hành các công tác nghiên cứu và quảng bá (Đỗ Mai Thành, 2010). 2.2.1.4. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thái Lan
Nhiều năm nay, chính phủ và các nhà sản xuất nông nghiệp Thái Lan coi trọng cao độ an toàn vệ sinh thực phẩm, công bố rất nhiều biện pháp quản lý giám sát, để cho người tiêu dùng yên tâm, Thái Lan còn xuất khẩu những hàng nông sản chất lượng cao tới khắp thế giới (Trần Thị Khúc, 2014).
Đại sứ Thái Lan tại Trung Quốc Vi-bon Khu-sa-cun nhấn mạnh, ưu thế lớn nhất của Thái Lan chính là đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông sản. Mỗi một hàng nông sản và mặt hàng xuất khẩu đều thông qua các khâu kiểm nghiệm và giám sát nghiêm ngặt. Được biết, từ năm 1979 Thái Lan đã thực thi Điều lệ an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tương ứng căn cứ vào các loại sản phẩm khác nhau, tiến hành kiểm nghiệm thông qua từng công đoạn từ sản xuất, chế biến, đóng gói, đăng ký, vận chuyển, tiêu thụ đến quảng cáo, đối với các nhà máy, doanh nghiệp vi phạm biện pháp hữu quan, Chính phủ Thái Lan sẽ thực thi các biện pháp như đóng cửa, phạt tiền, rút giấy phép, thậm chí khởi kiện. Cục Giám sát và Quản lý Thực phẩm Dược phẩm Thái Lan còn mở đường dây nóng 24/24 giờ, một khi người tiêu dùng phát hiện chất lượng thực phẩm có vấn đề, thì có thể bảo vệ quyền lợi bằng cách gọi điện thoại trong bất cứ lúc nào (Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, 2012).
Việc chính phủ coi trọng an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khiến doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản Thái Lan thực thi biện pháp giám sát chặt chẽ đối với sản phẩm của mình. Ví dụ như Công ty Tập đoàn Thực phẩm Chia Tai, một doanh nghiệp chế biến thực phẩm nổi tiếng Thái Lan đã áp dụng hệ thống sản xuất khép kín, mỗi một sản phẩm và mặt hàng xuất khẩu đều sẽ thông qua khâu kiểm nghiệm, mỗi một công đoạn đều nằm trong tầm giám sát của Phòng kiểm soát Sản xuất. Mỗi chiếc xe vận chuyển thức ăn gia súc đều lắp đặt hệ thống định vị GPS, phun thuốc khử trùng đối với mỗi chiếc xe ra vào, tránh gây ô nhiễm qua
sự đi lại của xe. Toàn bộ quá trình sản xuất đều nằm trong tầm kiểm soát và quản lý của Tập đoàn Chia Tai, thiết thực đảm bảo an toàn chất lượng cũng như truy tìm kiểm tra sản phẩm (Đỗ Mai Thành, 2010).
Những năm gần đây, Thái Lan còn tăng cường năng lực khai phá và tinh chế sản phẩm, cố gắng kiến tạo "Nhà ăn thế giới", đưa hàng nông sản nuôi trồng đến các siêu thị và cửa hàng khu chung cư cũng như bán sang các nước trên thế giới, nhằm làm phong phú bữa ăn của mọi người (Hà Thị Anh Đào, 2001).
Nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan luôn hết sức coi trọng triển khai hợp tác hàng nông sản với Trung Quốc, hai nước Trung - Thái dự định mở kênh trực tiếp mua bán hàng nông sản, để cho khách hàng có thể sử dụng nguyên liệu thực phẩm tươi, chất lượng tốt ngay trong 24 giờ đầu tiên. Trong buổi tiếp Thủ tướng Thái Lan Pray - út cách đây nửa tháng, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Pray - út đều bày tỏ sẽ thực hiện tốt nhận thức chung và hiệp định đạt được giữa hai bên, tiếp tục tính toán tổng thể việc thúc đẩy hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực nông sản, kinh tế, thương mại giữa hai nước (Trần Thị Khúc, 2014). 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số tỉnh nước ta 2.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Thủ Đô Hà Nội hiện có 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn với tổng dân số khoảng gần 10 triệu người (gồm cả ngụ cư và khách vãng lai). Về lĩnh vực An toàn thực phẩm (ATTP) đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động xã hội. Hiện thành phố có số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố rất lớn và ngày càng tăng (năm 2011 có 47.840 cơ sở, năm 2015 có 58.092 cơ sở). Nhu cầu về thực phẩm trung bình mỗi năm cần khoảng 890 nghìn tấn gạo, 139 nghìn tấn thịt lợn, 42 nghìn tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng các loại, 54 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến, 900 nghìn tấn rau… trong đó Hà Nội cung cấp khoảng 69% nhu cầu thịt gia súc các loại, 32% cá các loại, 97,7% trứng gia cầm, 19% sữa, 38% gạo tẻ, 60% rau củ tươi và 18% quả tươi các loại…, số còn lại là từ các tỉnh khác. Diện tích rau an toàn là 5.500 ha/12.000 ha diện tích trồng rau. Có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp; 17 cơ sở giết mổ tập trung bán công nghiệp; 04 cơ sở giết mổ tập trung