Vị trí khu công nghiệp Tiên Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

- Khu công nghiệp Tiên Sơn lằm trên địa phận của 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. KCN nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp tuyến Quốc lộ 1 mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1 cũ, phía Đông giáp kênh Nam - Nội Duệ, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 295. Từ KCN Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển Cái Lân, về phía Tây đến Sân bay quốc tế Nội Bài.

- Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội : 22 km - Cách Sân bay quốc tế Nội Bài : 30 km

- Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) : 120 km - Cách cảng biển Hải Phòng : 120 km

- Cách cửa khẩu Lạng Sơn : 120 km

- Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí địa lý, vị trí phong thủy rất tốt.

- Địa hình KCN bằng phẳng, điều kiện địa chất phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy công nghiệp.

- Gần các khu vực đông dân cư (Thị xã Bắc Ninh, Thị trấn Lim và Thị trấn Từ Sơn), các làng nghề truyền thống là đầu mối cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực có tay nghề cao và chi phí thấp.

Hình 3.1. Vị trí khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn (2016) 3.1.3. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ công nghiệp

3.1.3.1. Hệ thống giao thông nội bộ

Theo báo cáo của Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn (2016). Hệ thống giao thông nội bộ trong khu công nghiệp cụ thể như sau:

- Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích KCN, được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuôn viên của KCN, bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 37m và các đường nhánh rộng 28 m.

- Dọc theo các đường có vỉa hè rộng 6 m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thoát nước, thông tin.

- KCN Tiên Sơn được nối với Quốc lộ 1 mới bằng một nút giao thông và cầu vượt.

3.1.3.2. Hệ thống cấp điện

KCN Tiên Sơn được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22KV với công suất 2x40 MVA và hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tuỳ theo nhu cầu (Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn, 2016).

3.1.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc

Theo báo cáo của Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn (2016). Bưu điện Bắc Ninh đã xây dựng chi nhánh tại trung tâm KCN Tiên Sơn có nhiệm vụ thiết lập mạng lưới viễn thông IDD hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng mọi yêu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc trong và ngoài nước. Ngoài ra KCN còn thiết lập một hệ thống CNTT hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ như truyền dữ liệu, Internet, điện thoại IP, video hội nghị. 3.1.3.4. Hệ thống cấp thoát nước

- Số liệu khảo sát trữ lượng nước ngầm khu vực KCN Tiên Sơn là 30.000m3/ngày. Trong giai đoạn 1, KCN đã xây dựng một Trạm xử lý nước ngầm 6.500m3/ngày, hệ thống bể nước điều hoà dung tích lớn và mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong KCN. Trong giai đoạn tiếp theo, KCN Tiên Sơn sẽ tiếp tục xây dựng thêm 1-2 Trạm xử lý nước ngầm với công suất tương đương (Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn, 2016).

- Nước mưa trong KCN qua hệ thống thoát nước mưa xả ra các mương tiêu để thoát ra sông Đuống.

- Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp bằng phương pháp vi sinh, sau đó được để lắng tại các hồ điều hoà để lắng đọng thêm bùn và tạp chất có hại.

- Chất thải rắn từ các nhà máy xí nghiệp được thu gom, phân loại trước khi chuyển về bãi thải để xử lý.

3.1.3.5. Các tiện ích công cộng khác

Theo báo cáo của Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn (2016). Các tiện ích công cộng trong khu công nghiệp bao gồm:

- Trung tâm kho vận: bao gồm khoảng 2 ha dành cho hệ thống kho có mái che và kho ngoài trời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu kho, bến bãi, hải quan và vận chuyển hàng hoá cho các doanh nghiệp.

- Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Bắc Ninh và Ngân hàng NN&PTNT

Bắc Ninh đặt tại KCN Tiên Sơn luôn sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ ngân hàng và tín dụng.

- Chiếu sáng: toàn bộ các tuyến đường nội bộ KCN đều được trang bị hệ

thống đèn cao áp chiếu sáng bố trí dọc theo đường.

- An ninh: Cụm an ninh KCN Tiên Sơn được thành lập 2001 bao gồm lực

lượng CA tỉnh, huyện, xã liên quan và lực lượng bảo vệ của các doanh nghiệp đảm bảo công tác an ninh trật tự trong KCN. Ngoài ra, KCN còn bố trí các bốt gác và đội tuần tra an ninh hoạt động 24/24 giờ.

- Công tác PCCC trong KCN được đặc biệt quan tâm với hệ thống trang

thiết bị cứu hoả hiện đại, được bố trí theo chỉ dẫn của CA PCCC Bắc Ninh, bên cạnh đó mỗi nhà đầu tư tự trang bị hệ thống PCCC trong khu vực văn phòng và nhà xưởng của mình. Lực lượng cứu hoả được luyện tập thuần thục và có phương án phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng.

- Môi trường và cây xanh: Xung quanh KCN có trên 65.000m2 dành để

trồng cây xanh tập trung, kết hợp với cây xanh phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông tạo nên môi trường không khí trong lành.

- Hạ tầng xã hội: Bên cạnh hạ tầng KCN, hạ tầng xã hội của KCN cũng

được chú trọng phát triển đồng bộ, bao gồm đầy đủ các hạng mục: Nhà ở cho cán bộ, khu chung cư, khu dịch vụ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, siêu thị, tổ hợp thể thao... giải quyết và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của cán bộ công nhân làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN.

3.1.3.6. Hỗ trợ đầu tư

- Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng luôn sẵn sàng giới thiệu, hướng dẫn, trợ giúp Nhà đầu tư hoàn thành trong thời gian ngắn nhất các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan như giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư, thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng... (Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn, 2016).

- Đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư của Công ty cung cấp nhanh chóng và đầy đủ các thông tin cần thiết cho Nhà đầu tư trong quá trình đầu tư vào Khu công nghiệp như các chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn nhân lực, chi phí nhân công, chi

phí vận tải đường bộ, hàng hải, đường không, danh sách các đại lý vận tải, các nhà thầu thi công, các nhà cung cấp dịch vụ.... (Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Bắc Ninh có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 84,97%. Đến hết năm 2015, các KCN của tỉnh đã thu hút được 918 dự án, với tổng vốn đăng ký 12,275 tỷ USD.

Các khu công nghiệp được phân bố trên 7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cụ thể:

Huyện Quế Võ gồm: KCN Quế Võ, KCN Quế Võ II; KCN Quế Võ III: Thành Phố Bắc Ninh gồm: KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh, KCN Đại Kim Bắc Ninh.

Huyện Tiên Du gồm: KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn; KCN Tiên Sơn Huyện Yên Phong gồm: KCN Yên Phong; KCN Yên Phong II

Huyện Từ Sơn gồm: KCN Việt Nam-Singapore (VSIP Bắc Ninh); KCN Hanaka; KCN Từ Sơn

Huyện Thuận Thành gồm: KCN Thuận Thành I, KCN Thuận Thành II Huyện Gia Bình gồm: KCN Gia Bình

Qua 19 năm hình thành và phát triển, các KCN đã tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2015 các KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt 511.000 tỷ đồng. Các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2015, giá trị xuất khẩu của các KCN ước đạt 23,3 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 18,5 tỷUSD, xuất siêu 4,8 tỷ USD.

Các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động, đồng thời tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn lân cận

các KCN. Năm 2015, các KCN tỉnh đã sử dụng 146.868 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm 33,1%. Thu nhập bình quân của lao động trực tiếp sản xuất đạt khoảng 3 triệu/ người/ tháng; lao động gián tiếp đạt khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng. Các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Nếu năm 2005, các KCN nộp ngân sách 51 tỷ đồng thì đến năm 2015 các KCN tỉnh Bắc Ninh nộp ngân sách hơn 6.000 tỷ đồng.

Nghiên cứu lựa chọn KCN Tiên Sơn làm điểm nghiên cứu vì. Đây là KCN được xây dựng đầu tiên của tỉnh, loại hình sản xuất của doanh nghiệp đa dạng, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng lao động lớn. Do đó, lựa chọn KCN Tiên Sơn làm điểm nghiên cứu có thể làm điểm đại cho ác khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nghiên cứu này sử dụng các thông tin, số liệu đã được công bố từ giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm trên Thế giới và Việt Nam.

- Các giáo trình và bài giảng: Quản lý hành chính nhà nước, An toàn và vệ sinh thực phẩm, Báo cáo ngành…

- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

- Các luận văn liên quan đến đề tài.

- Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà Nẵng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…

- Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung của tỉnh Bắc Ninh và tình hình quản lý an toàn, vệ thực phẩm

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm của tỉnh. Các báo cáo an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm qua các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND tỉnh, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở y tế

- Ban quản lý các khu công nghiệp

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3). Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4). Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Quản lý nhà nước về VSATTP đối với các bếp ăn tập thể có liên quan đến nhiều đối tượng, từ cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước đến đối tượng quản lý là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, trong đó có người trực tiếp nấu ăn, phục vụ nấu ăn và người lao động. Do đó, để phán ánh thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP đối với các bếp ăn tập thể theo nhiều góc nhìn khác nhau, đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo cấp sở, phòng ban, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, đầu bếp các bếp ăn tập thể, người lao động. Nội dung và số lượng từng đối tượng được khảo sát cụ thể như bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập

Phương pháp thu thập Cơ quan nhà nước 15 người (Sở NN, Sở Y tế, Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn)

Những đánh giá về việc tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) và đề xuất giải pháp cho công tác quản lý ATVSTP trong khu công nghiệp Tiên Sơn.

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Đầu bếp 30 người (Bao gồm các chủ bếp và người phục vụ) Các chương trình, chính sách ATVSTP mà bếp ăn tập thể đã và đang thực hiện; kết quả thực hiện, khó khăn, nguyện vọng của người lao động cho việc quản lý ATVSTP

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Quản lý doanh nghiệp 30 người (chủ doanh nghiệp, chủ tịch công đoàn) Nhận định về những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp; đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện quản lý ATVSTP và đề xuất giải pháp quản lý ATVSTP trong các doanh nghiệp.

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Người lao động 60 người Các chương trình, chính sách an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm mà người lao động đã và đang thực hiện; kết quả thực hiện, khó khăn, nguyện vọng của người lao động cho việc quản lý ATVSTP

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Phương pháp thu thập

Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động, chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp, cán bộ ban quản lý KCN đang làm nhiệm vụ liên quan đến ATVSTP. Phương pháp quan sát nhằm đối chiếu, so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm thông tin về cách nhìn nhận của người lao động và người sử dụng lao động về ATVSTP.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp, phân loại theo các tiêu thức và tính toán các chỉ tiêu (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân...) để mô tả thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn ở khu công nghiệp Tiên Sơn.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, qua các năm. So sánh đánh giá giữa các đối tượng được khảo sát về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn thuộc khu công nghiệp Tiên Sơn. Đồng thời, phương pháp cũng được sử dụng để phân tích giữa kết quả thực hiện kế hoạch và kế hoạch trong thực hiện các hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm của khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)