Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Bắc Ninh có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 84,97%. Đến hết năm 2015, các KCN của tỉnh đã thu hút được 918 dự án, với tổng vốn đăng ký 12,275 tỷ USD.

Các khu công nghiệp được phân bố trên 7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cụ thể:

Huyện Quế Võ gồm: KCN Quế Võ, KCN Quế Võ II; KCN Quế Võ III: Thành Phố Bắc Ninh gồm: KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh, KCN Đại Kim Bắc Ninh.

Huyện Tiên Du gồm: KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn; KCN Tiên Sơn Huyện Yên Phong gồm: KCN Yên Phong; KCN Yên Phong II

Huyện Từ Sơn gồm: KCN Việt Nam-Singapore (VSIP Bắc Ninh); KCN Hanaka; KCN Từ Sơn

Huyện Thuận Thành gồm: KCN Thuận Thành I, KCN Thuận Thành II Huyện Gia Bình gồm: KCN Gia Bình

Qua 19 năm hình thành và phát triển, các KCN đã tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2015 các KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt 511.000 tỷ đồng. Các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2015, giá trị xuất khẩu của các KCN ước đạt 23,3 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 18,5 tỷUSD, xuất siêu 4,8 tỷ USD.

Các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động, đồng thời tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn lân cận

các KCN. Năm 2015, các KCN tỉnh đã sử dụng 146.868 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm 33,1%. Thu nhập bình quân của lao động trực tiếp sản xuất đạt khoảng 3 triệu/ người/ tháng; lao động gián tiếp đạt khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng. Các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Nếu năm 2005, các KCN nộp ngân sách 51 tỷ đồng thì đến năm 2015 các KCN tỉnh Bắc Ninh nộp ngân sách hơn 6.000 tỷ đồng.

Nghiên cứu lựa chọn KCN Tiên Sơn làm điểm nghiên cứu vì. Đây là KCN được xây dựng đầu tiên của tỉnh, loại hình sản xuất của doanh nghiệp đa dạng, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng lao động lớn. Do đó, lựa chọn KCN Tiên Sơn làm điểm nghiên cứu có thể làm điểm đại cho ác khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nghiên cứu này sử dụng các thông tin, số liệu đã được công bố từ giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm trên Thế giới và Việt Nam.

- Các giáo trình và bài giảng: Quản lý hành chính nhà nước, An toàn và vệ sinh thực phẩm, Báo cáo ngành…

- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

- Các luận văn liên quan đến đề tài.

- Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà Nẵng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…

- Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung của tỉnh Bắc Ninh và tình hình quản lý an toàn, vệ thực phẩm

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm của tỉnh. Các báo cáo an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm qua các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND tỉnh, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở y tế

- Ban quản lý các khu công nghiệp

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3). Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4). Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Quản lý nhà nước về VSATTP đối với các bếp ăn tập thể có liên quan đến nhiều đối tượng, từ cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước đến đối tượng quản lý là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, trong đó có người trực tiếp nấu ăn, phục vụ nấu ăn và người lao động. Do đó, để phán ánh thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP đối với các bếp ăn tập thể theo nhiều góc nhìn khác nhau, đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo cấp sở, phòng ban, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, đầu bếp các bếp ăn tập thể, người lao động. Nội dung và số lượng từng đối tượng được khảo sát cụ thể như bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập

Phương pháp thu thập Cơ quan nhà nước 15 người (Sở NN, Sở Y tế, Ban quản lý khu công nghiệp Tiên Sơn)

Những đánh giá về việc tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) và đề xuất giải pháp cho công tác quản lý ATVSTP trong khu công nghiệp Tiên Sơn.

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Đầu bếp 30 người (Bao gồm các chủ bếp và người phục vụ) Các chương trình, chính sách ATVSTP mà bếp ăn tập thể đã và đang thực hiện; kết quả thực hiện, khó khăn, nguyện vọng của người lao động cho việc quản lý ATVSTP

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Quản lý doanh nghiệp 30 người (chủ doanh nghiệp, chủ tịch công đoàn) Nhận định về những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp; đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện quản lý ATVSTP và đề xuất giải pháp quản lý ATVSTP trong các doanh nghiệp.

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Người lao động 60 người Các chương trình, chính sách an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm mà người lao động đã và đang thực hiện; kết quả thực hiện, khó khăn, nguyện vọng của người lao động cho việc quản lý ATVSTP

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Phương pháp thu thập

Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động, chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp, cán bộ ban quản lý KCN đang làm nhiệm vụ liên quan đến ATVSTP. Phương pháp quan sát nhằm đối chiếu, so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm thông tin về cách nhìn nhận của người lao động và người sử dụng lao động về ATVSTP.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp, phân loại theo các tiêu thức và tính toán các chỉ tiêu (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân...) để mô tả thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn ở khu công nghiệp Tiên Sơn.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, qua các năm. So sánh đánh giá giữa các đối tượng được khảo sát về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn thuộc khu công nghiệp Tiên Sơn. Đồng thời, phương pháp cũng được sử dụng để phân tích giữa kết quả thực hiện kế hoạch và kế hoạch trong thực hiện các hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm của khu công nghiệp.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về ATVSTP trong các bếp ăn tập thể

- Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về ATVSTP. - Tỷ lệ bếp ăn tập thể tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSTP.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp

- Tỷ lệ bếp ăn tập thể đã thực hiện tuyên truyền về ATVSTP. - Tỷ lệ lao động đã được tuyên truyền về ATVSTP.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức đào tạo tập huấn ATVSTP trong các bếp ăn tập thể

- Số lượng các đợt tập huấn về ATVSTP cho các đối tượng trên. - Tỷ lệ các bếp ăn tập thể tham gia đào tạo về quản lý ATVSTP.

3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức thanh tra kiểm tra về thực hiện ATVSTP trong các bếp ăn tập thể

- Số lượng bếp ăn tập thể được thanh tra thường xuyên, đột xuất. - Tỷ lệ bếp ăn tập thể đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác ATVSTP. - Tỷ lệ bếp ăn tập thể không đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác ATVSTP.

3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều tra, thống kê vi phạm về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể

- Số lượng doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê theo quy định. - Tỷ lệ tăng/giảm các vụ vi phạm về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể.

3.2.5.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể

- Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể.

- Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG BẾP ĂN TẬP THỂ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN TIÊN SƠN

4.1.1. Tình hình tổ chức nấu ăn và sử dụng dịch vụ ăn uống của các cơ sở trong khu công nghiệp Tiên Sơn trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Do nhiều cơ sở có số lượng nhân viên ít hoặc đặc thù riêng của cơ sở nên không tổ chức nấu ăn, nhưng có phòng ăn riêng cho nhân viên và tổ chức cho nhân viên ăn tại công ty. Số lượng cơ sở trên có biến đổi trong 3 năm qua, nếu năm 2014 là 36 cơ sở không tổ chức nấu ăn trong tổng số 55 cơ sở (chiếm tỷ lệ 65,45%) thì đến năm 2016 số cơ sở trên chỉ còn lại là 33 (với tỷ lệ 60%). Những cơ sở này thường sử dụng dịch vụ ăn uống từ bên ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, do không chủ động được nguồn thực phẩm mà phụ thuộc vào đơn vị cung ứng. Bởi vậy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị cung ứng dịch vụ.

Bảng 4.1. Thực trạng các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (DN) Tỷ lệ % Số lượng (DN) Tỷ lệ % Số lượng (DN) Tỷ lệ % Tổng số cơ sở sản

xuất kinh doanh 55 100 55 100 55 100 Số cơ sở có tổ

chức nấu ăn 19 34,55 21 38,18 22 40,00 Số cơ sở không

tổ chức nấu ăn 36 65,45 34 61,82 33 60,00 Nguồn: Chi cục An toàn và vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Ninh (2016) Còn lại những cơ sở (chủ yếu là những doanh nghiệp lớn) đều có tổ chức xây dựng bếp ăn và tổ chức nấu ăn cho công nhân và nhân viên của cơ sở mình quản lý. Đây là những doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, trong quá trình xây dựng cơ bản, những cơ sở này đã quy hoạch một khu riêng biệt nhằm xây dựng bếp ăn và tự tổ chức nấu ăn cho công nhân. Một mặt doanh nghiệp/cơ sở sẽ giảm được chi phí do không phải qua dịch vụ ăn uống từ bên ngoài. Mặt khác, các cơ sở này có thể chủ động được từng bữa ăn cho công nhân, nhân viên của đơn vị mình

quản lý. Số lượng cơ sở có tổ chức nấu ăn cho công nhân, nhân viên trong nhưng năm qua cũng có sự biến đổi. Cụ thể là, năm 2014 chỉ có 19 cơ sở (với 34,55%) có tổ chức nấu ăn, đến năm 2016 số lượng đã tăng lên thành 22 cơ sở (chiếm 40%). Điều đó cho thấy, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp Tiên Du đang ngày một trú trọng hơn đến bữa ăn của người lao động. Mặt khác, các bếp ăn tập thể do công ty tự tổ chức nấu nướng sẽ giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh quản lý bữa ăn của người lao động được tốt hơn.

4.1.2. Cơ sở vật chất của các bếp ăn tập thể

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với những cơ sở không tổ chức nấu ăn cho người lao động đều lựa chọn đơn vị tư vấn tham gia cung cấp suất ăn. Hiện tại trên địa bàn khu công nghiệp Tiên Sơn có khoảng 7 đơn vị cung cấp, hầu hết các đơn vị có trụ sở tại Hà Nội. Các đơn vị trên cung cấp khoảng 110.000- 120.000 suất ăn/ngày cho các KCN của tỉnh Bắc Ninh (chiếm khoảng 75% nhu cầu trong các khu công nghiệp toàn tỉnh), trong đó một số đơn vị có khả năng cung cấp số lượng xuất ăn lớn như: Công ty TNHH Foseca Việt Nam có trụ sở tại Bắc Ninh (cung cấp khoảng 70.000 suất/ngày); Công ty Ba sao - Hà Nội (cung cấp khoảng 25.000 suất/ngày) và các Công ty Ban Mai, Công ty Phúc Thắng, Công ty Hoàng Nhật Minh, Công ty Nhật Lâm ... mỗi đơn vị cũng có khả năng cung cấp hàng nghìn xuất/ngày. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất kinh doanh còn lại trong khu công nghiệp Tiên Sơn tự tổ chức nấu ăn cho người lao động.

Bảng 4.2. Cơ sở vật chất các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Chỉ tiêu đánh giá ĐVT Cơ sở có tổ chức nấu ăn Cơ sở không tổ chức nấu ăn Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Diện tích khu nấu ăn m2 245 0 Diện tích nhà ăn m2 53,57 34,76

Có hệ thống nước hợp vệ sinh Cơ sở 14 100,00 16 100,00 Có điểm lưu mẫu thức ăn Cơ sở 13 92,86 8 50,00 Có hệ thống giá kệ thực phẩm chín Cơ sở 14 100,00 5 31,25 Có hệ thống giá kệ để nguyên liệu nấu Cơ sở 14 100,00 0 0 Có kho bảo quản thực phẩm Cơ sở 14 100,00 2 12,50 Có hệ thống khử mùi Cơ sở 8 57,14 2 12,50 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2016)

Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất tại các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp Tiên Sơn cho thấy: Tại các cơ sở có tổ chức nấu ăn có cơ sở vật chất các bếp ăn tập thể tương đối tốt và đầy đủ. Diện tích khu nấu ăn là 245m2, diện tích nhà ăn là 54m2; Gần như 100% các cơ sở có các hệ thống nước hợp vệ sinh, hệ thống giá kệ để thực phẩm, có kho bảo quản thực phẩm... Tuy nhiên, mới chỉ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)