Nhận thức về VSATTP của người dân nói chung, người quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu bếp và người lao động trong các khu công nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về VSATTP. Đặc biệt trong quá
trình tiếp nhận những chủ chương, chính sách, chương trình về VSATTP và trong phát hiện, phản hồi các hành vi vi phạm về pháp lệnh VSATTP củc các bếp ăn tập thể. Công tác tuyên truyền về VSATTP đã đem lại những kết quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu bếp và người lao động trong Tiên Sơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đều hiểu hết các thông tin được tiếp cận, với 76,67% cán bộ hiểu. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa những cán bộ có tần suất tiếp cận thông. Đối với những cán bộ được tiếp cận từ 1-2 lần/năm chỉ có 75% trong tổng số 30 cán bộ hiểu về các thông tin được tiếp cận, trong khi đó đối với những cán bộ quản lý có số lần tiếp cận trên 5 lần/năm là 100%. Điều này cho thấy, nếu tần suất cán bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được tiếp cận nhiều hơn thì mức độ hiểu biết sẽ cao hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, tỷ lệ hiểu biết của cán bộ càng cao sẽ góp phần tích cực hơn trong việc triển khai các hoạt động quản lý từ phía cơ quan nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp.
Bảng 4.24. Tần suất tiếp cận thông tin và mức độ hiểu biết các thông tin của lãnh đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp Tiên Sơn
Tần suất tiếp cận thông tin (lần/năm)
Hiểu Hiểu không đầy đủ Không hiểu
Số
người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Từ 1 - 2 lần 9 75,00 2 16,67 1 8,33 Từ 3 - 5 lần 12 75,00 3 18,75 1 6,25 Trên 5 lần 2 100,00 0 0 0 0 Tính chung 23 76,67 5 16,67 2 6,67
Nguồn: Kết quả khảo sát năm (2017) Kết quả khảo sát đối tượng là đầu bếp, người trực tiếp nấu ăn trong các bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp Tiên Sơn cũng tương tự. Những đầu bếp có số lần tiếp cận thông tin càng nhiều thì tỷ lệ hiểu các thông tin càng lớn và ngược lại. Có thể nói, người trực tiếp nấu ăn trong các bếp ăn tập thể có vai trò quan trọng và trực tiếp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho khu công nghiệp nói chung và bảo vệ sức khỏe của người lao động đang làm việc ở Tiên Sơn nói riêng. Do
đó, nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm đối tượng này cần được hết sức chú ý trong việc tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình 4.2. Tần suất được tiếp cận thông tin và mức độ hiểu biết của đầu bếp các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp Tiên Sơn
Nguồn: Kết quả khảo sát năm (2017) Kết quả khảo sát 60 lao động trong khu công nghiệp Tiên Sơn về tần suất và sự hiểu biết về VSATTP cho thấy có 46,47% số lao động được tiếp cận với các nguồn thông tin với tần suất trên 5 lần/năm; 33,33% số lao động được tiếp cận với với tần suất từ 3-5 lần/năm và còn lại 20% số lao động cho rằng chỉ tiếp cận các nguồn thông tin về VSATTP từ 1-2 lần/năm.
Hình 4.3. Tần suất được tiếp cận thông tin và mức độ hiểu biết của người lao động trong khu công nghiệp Tiên Sơn
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) Kết quả trên cũng cho thấy, có 43,43% số lao động hiểu đầy đủ về các thông tin và chủ yếu là những lao động có tần suất tiếp cận từ trên 5 lần/năm (26,67%); có đến 38,33% số lao động được hỏi cho rằng họ chưa hiểu đầy đủ
các thông tin về VSATTP (trong đó 15% có tần suất tiếp cận từ 3-5 lần/năm, 18,33% có tần suất tiếp cận từ trên 5 lần/năm và còn lại 5% là lao động tiếp cận từ 1-2 lần/năm). Tỷ lệ lao động không hiểu về các thông tin được tiếp cận hiện vẫn ở mức tương đối cao, với 18,33%, trong đó chủ yếu là những lao động có tần suất tiếp cận các thông tin từ 1-2 lần/năm (chiếm 7%). Điều này có thể do công tác tuyên truyền được thực hiện tại các thời điểm chưa phù hợp với thời gian các lao động có thể tiếp cận, hoặc các cách tuyên truyền chưa làm một bộ phận người lao động trong khu công nghiệp thấy hấp dẫn và cũng có thể do nội dung thông tin tương đối khó hiểu.