Nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 73)

toàn thực phẩm

Thứ nhất, về số lượng cán bộ: Theo số liệu thống kê của Chi cục ATVSTP Bắc Ninh (2016). Hiện tại có tổng số 20 cán bộ phụ trách quản lý trực tiếp về VSATTP ở khu công nghiệp Tiên Sơn. Trong đó, số lượng cán bộ của Chi cục VSATTP chiếm nhiều nhất, với 15 người, chiếm 75%; còn lại là phòng y tế huyện Tiên Du với 3 người (chiếm 15%) và 2 cán bộ từ Trung tâm y tế huyện Tiên Du (10%). Điều đó cho thấy đội ngũ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với khu công nghiệp Tiên Sơn nói chung và các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp nói riêng tương đối đầy đủ về số lượng.

75%

10% 15%

Chi cục VSATTP

Trung tâm y tế huyện Tiên Du Phòng y tế huyện Tiên Du

Hình 4.1. Cơ cấu cán bộ quản lý trực tiếp về VSATTP ở khu CN Tiên Sơn Nguồn: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh (2016) Về chất lượng đội ngũ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: Cũng theo báo cáo của Chi cục VSATTP tỉnh Bắc Ninh (2016), trình độ của cán bộ quản lý trực tiếp về VSATTP ở khu công nghiệp Tiên Sơn hiện nay đều từ Đại học trở lên (cả 17 người có trình độ đại học; 3 người có trình độ thạc sĩ). Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp có chất lượng khá cáo. Kết quản khảo sát ý kiến đánh giá trong khu công nghiệp Tiên Sơn cũng cho thấy, đại bộ phận các ý kiến đều cho rằng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP của tỉnh ở mức cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên, trong số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ, khả năng giải quyết công việc nhanh chóng nhận được kết quả đánh giá tương đối thấp. Chỉ 76,67% số cán bộ quản lý các cơ sở và 83,335 số đầu bếp đồng tình với nhận định rằng khả năng giải quyết công việc

của đội ngũ cán bộ VSATTP của tinhr là nhanh chóng. Như vậy, có nghĩa rằng trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cần trú tâm hơn nữa đến chỉ tiêu này nhiều hơn.

Bảng 4.20. Đánh giá của các đối tượng về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP tỉnh Bắc Ninh Chỉ tiêu Cán bộ quản lý Đầu bếp Người lao động Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Tổng số ý kiển trả lời 30 100,00 30 100,00 51 85,00

Đáp ứng được yêu cầu công việc 28 93,33 29 96,67 50 98,04

Trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu

công việc 25 83,33 27 90,00 51 100,00

Khả năng giải quyết công việc nhanh chóng 23 76,67 25 83,33 49 96,08

Có thái độ, trách nhiệm cao với công việc 29 96,67 27 90,00 46 90,20

Thân thiện và hướng dẫn tận tình 29 96,67 28 93,33 50 98,04

Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) 4.3.3. Trang thiết bị và phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang thiết bị và phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng nhất định đến công việc của cán bộ làm công tác quản lý. Thông thường, cơ sở vật chất tốt, điều kiện làm việc thuận lời sẽ giúp cán bộ làm việc hiệu quả hơn và chính xác hơn. Giúp nâng cao được hiệu xuất làm việc cũng như tiết kiệm thời gian trong công tác quản lý. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, xác định các vấn đề phát sinh trong quá tình quản lý nhanh chóng và đơn giản hơn. Các cán bộ có điều kiện tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của mình.

Hiện tại, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý. Mặc dù, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm chưa có trụ sở làm việc riêng nhưng đã được bố trí tiếp quản 1 tầng nhà A4 (Khoa nội của Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh) với 14 phòng làm việc lớn, nhỏ, trong đó có 02 hội trường (01 hội trường tập huấn kiến thức cho các cơ sở thực phẩm và giao ban, họp thì được trang bị

đầy đủ bàn ghế, máy chiếu, màn chiếu, còn 01 hội trường để trống vì không có bàn ghế). Tuy nhiên, số lượng phòng làm việc đã đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý

Chỉ tiêu Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Về số lượng Đầy đủ 1 6,67 Thiếu 9 60,00 Rất thiếu 5 33,33 Về chất lượng 0 0 Rất tốt 1 6,67 Tốt 4 26,67 Bình thường 4 26,67 Không tốt 4 26,67 Rất kém 2 13,33 Về mức độ bổ sung 0 0 Thường xuyên 4 26,67

Không thường xuyên 11 73,33

Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) Kết quả khảo sát lấy ý kiến của 15 cán bộ quản lý nhà nước về VSATTP ở Bắc Ninh cho thấy, hiện tại số lượng trang bị máy móc phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về VSATTP chưa đảm bảo, còn thiếu hụt về số lượng và chủng loại trang thiết bị. Có tới 60% ý kiến đánh giá rằng số lượng thiết bị đang thiếu và 33,33% cho rằng rất thiếu. Về chất lượng cơ sở, vật chất phục vụ công tác quản lý cũng có nhiều ý kiến đánh giá trái chiề. Tuy nhiên, nhìn chung đa phàn đánh giá ở mức trung bình trở xuống. Như vậy thực trạng trên cho thấy sự thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng trang thiết bị phục vụ quản lý đã gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra, giám sát điều tra... đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả các hoạt động quản lý.

4.3.4. Nguồn lực kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguồn kinh phí là yếu tố quan trọng và đặc biệt cần thiết để duy trình bộ máy quản quản lý nhà nước cũng như để triển khai các hoạt động trong quản lý

nhà nước về VSATTP. Nguồn kính phí để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Cơ chế và nguồn lực tài chính phù hợp không những khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ làm có nhiệt tình, hăng say, yên tâm trong công tác từ đó nâng cao hiệu quả quản lý mà còn phát triển và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như mở rộng hệ thống kiểm nghiệm về VSATTP, đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, tập huấn, thanh kiểm tra.

Hàng năm kinh phí được giao cho Chi cục VSATTP tỉnh Bắc Ninh để thực hiện các chương trình mục tiêu trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh tương đối hạn chế. Theo thống kê của Chi cục VSATTP, năm 2015 tổng số kinh phí được giao cho Chi cục chỉ với 1,151 tỷ đồng để thực hiện 4 nội dung trong chương trình mục tiêu của năm. Trong đó, dự án nâng cao chất lượng năng lực quản lý chiếm trên 50% số kinh phí, với 601 triệu đồng và kinh phí thuộc dự án tăng cường năng lực kiểm nghiệm ít nhất, với 70 triệu đồng. Tuy nhiên, có 2 dự án chưa được giải ngân hết năm 2016, bao gồm dự án nâng cao năng lực quản lý (giải ngân được 95% tổng kinh phí giao) và dự án phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm (93% tổng kinh phí được giao).

Bảng 4.22. Tình hình kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu năm 2015 của Chi cục VSATTP tỉnh Bắc Ninh

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung được giao Kinh phí Kinh phí đã giải ngân ngân (%) Tỷ lệ giải

1 Dự án nâng cao năng lực quản lý 601 571 95 2 Dự án thông tin giáo dục truyền

thông

220 220 100

3 Dự án phòng chống NĐTP và

bệnh truyền qua thực phẩm 260 242 93 4 Dự án tăng cường năng lực kiểm

nghiệm

70 70 100

Tổng 1.151 1.103

Nguồn: Chi cục VSATTP tỉnh Bắc Ninh (2015) Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về VSATTP cho thấy hầu hết ý kiến trả lời cho rằng nguồn kinh phí thực hiện hiện nay đang thiếu hoặc rất thiếu. Kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, đối với dự án nâng cao

năng lực quản lý chất lượng VSATTP nhận được tỷ lệ đánh giá cho rằng rất thiếu chiếm cao nhất, với 50% ý kiến đánh giá, tiếp đến là dự án thông tin giáo dục truyền thông bảo đảm chất lượng VSATTP, với 43,33% ý kiến cho rằng rất thiếu và 50% đánh giá ởm ức thiếu.

Bảng 4.23. Đánh giá về lượng kinh phí thực hiện các dự án quản lý nhà nước về VSATTP Tên Dự án Đủ Thiếu Rất thiếu Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Nâng cao năng lực quản lý chất

lượng VSATTP 1 3,33 14 46,67 15 50,00 2. Thông tin giáo dục truyền thông

đảm bảo chất lượng VSATTP 2 6,67 15 50,00 13 43,33 3. Tăng cường năng lực hệ thống

kiểm nghiệm chất lượng VSATTP 0 0 21 70,00 9 30,00 4. Phòng chống ngộ độc thực phẩm

và các bệnh truyền qua thực phẩm 1 3,33 20 66,67 9 30,00 5. Bảo đảm VSATTP trong sản xuất

nông, lâm, thuỷ sản 2 6,67 19 63,33 9 30,00 6. Bảo đảm VSATTP trong sản xuất,

kinh doanh thực phẩm ngành công

thương 1 3,33 25 83,33 4 13,33 Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) Kết quả trên cũng có thể phản ánh thực trạng ngồn vốn dành cho công tác quản lý VSATTP ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và công tác quản lý VSATTP trong các bếp ăn tập thể nói riêng hiện nay là rất hạn chế. Do đó, trong thời gian tới tỉnh Bắc Ninh cần quan tâm bố trí nguồn vốn cho công tác này để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án tốt hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh cũng như trong các bếp ăn của khu công nghiệp Tiên Sơn.

4.3.5. Nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhận thức về VSATTP của người dân nói chung, người quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu bếp và người lao động trong các khu công nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về VSATTP. Đặc biệt trong quá

trình tiếp nhận những chủ chương, chính sách, chương trình về VSATTP và trong phát hiện, phản hồi các hành vi vi phạm về pháp lệnh VSATTP củc các bếp ăn tập thể. Công tác tuyên truyền về VSATTP đã đem lại những kết quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu bếp và người lao động trong Tiên Sơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đều hiểu hết các thông tin được tiếp cận, với 76,67% cán bộ hiểu. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa những cán bộ có tần suất tiếp cận thông. Đối với những cán bộ được tiếp cận từ 1-2 lần/năm chỉ có 75% trong tổng số 30 cán bộ hiểu về các thông tin được tiếp cận, trong khi đó đối với những cán bộ quản lý có số lần tiếp cận trên 5 lần/năm là 100%. Điều này cho thấy, nếu tần suất cán bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được tiếp cận nhiều hơn thì mức độ hiểu biết sẽ cao hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, tỷ lệ hiểu biết của cán bộ càng cao sẽ góp phần tích cực hơn trong việc triển khai các hoạt động quản lý từ phía cơ quan nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp.

Bảng 4.24. Tần suất tiếp cận thông tin và mức độ hiểu biết các thông tin của lãnh đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Tần suất tiếp cận thông tin (lần/năm)

Hiểu Hiểu không đầy đủ Không hiểu

Số

người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Từ 1 - 2 lần 9 75,00 2 16,67 1 8,33 Từ 3 - 5 lần 12 75,00 3 18,75 1 6,25 Trên 5 lần 2 100,00 0 0 0 0 Tính chung 23 76,67 5 16,67 2 6,67

Nguồn: Kết quả khảo sát năm (2017) Kết quả khảo sát đối tượng là đầu bếp, người trực tiếp nấu ăn trong các bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp Tiên Sơn cũng tương tự. Những đầu bếp có số lần tiếp cận thông tin càng nhiều thì tỷ lệ hiểu các thông tin càng lớn và ngược lại. Có thể nói, người trực tiếp nấu ăn trong các bếp ăn tập thể có vai trò quan trọng và trực tiếp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho khu công nghiệp nói chung và bảo vệ sức khỏe của người lao động đang làm việc ở Tiên Sơn nói riêng. Do

đó, nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm đối tượng này cần được hết sức chú ý trong việc tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hình 4.2. Tần suất được tiếp cận thông tin và mức độ hiểu biết của đầu bếp các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Nguồn: Kết quả khảo sát năm (2017) Kết quả khảo sát 60 lao động trong khu công nghiệp Tiên Sơn về tần suất và sự hiểu biết về VSATTP cho thấy có 46,47% số lao động được tiếp cận với các nguồn thông tin với tần suất trên 5 lần/năm; 33,33% số lao động được tiếp cận với với tần suất từ 3-5 lần/năm và còn lại 20% số lao động cho rằng chỉ tiếp cận các nguồn thông tin về VSATTP từ 1-2 lần/năm.

Hình 4.3. Tần suất được tiếp cận thông tin và mức độ hiểu biết của người lao động trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) Kết quả trên cũng cho thấy, có 43,43% số lao động hiểu đầy đủ về các thông tin và chủ yếu là những lao động có tần suất tiếp cận từ trên 5 lần/năm (26,67%); có đến 38,33% số lao động được hỏi cho rằng họ chưa hiểu đầy đủ

các thông tin về VSATTP (trong đó 15% có tần suất tiếp cận từ 3-5 lần/năm, 18,33% có tần suất tiếp cận từ trên 5 lần/năm và còn lại 5% là lao động tiếp cận từ 1-2 lần/năm). Tỷ lệ lao động không hiểu về các thông tin được tiếp cận hiện vẫn ở mức tương đối cao, với 18,33%, trong đó chủ yếu là những lao động có tần suất tiếp cận các thông tin từ 1-2 lần/năm (chiếm 7%). Điều này có thể do công tác tuyên truyền được thực hiện tại các thời điểm chưa phù hợp với thời gian các lao động có thể tiếp cận, hoặc các cách tuyên truyền chưa làm một bộ phận người lao động trong khu công nghiệp thấy hấp dẫn và cũng có thể do nội dung thông tin tương đối khó hiểu.

4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TRONG KHU CÔNG TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN, TỈNH BẮC NINH

4.4.1. Quan điểm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể bếp ăn tập thể

* Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể phải phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bắc Ninh về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định của của các Sở, Ban ngành có liên quan.

* Bảo đảm an toàn thực phẩm nói chung và Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể nói riêng có tác động lớn tới sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế và là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó, công tác này phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền.

* Đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 73)